Nghiên cứu về vấn đề ngộ độc mật cá trâm

Nghiên cứu về vấn đề ngộ độc mật cá trâm

Việc sử dụng mật cá trâm để chữa bệnh đã được ghi lại trong sách vở Đông y từ lâu, cũng như đã được nhân dân ta dùng để chữa một số bệnh. Nhưng khi áp dụng phương pháp điều trị ấy, ở khá nhiều địa phương, trong nhân dân, trong cán bộ, kể cả trong Quân đội, lác đác đã xảy ra tai biến ngộ độc, có những trường hợp đã dẫn đến tử vong.

Trong khoảng 12 năm gần đây, các tác giả trong nước ta đã viết về vấn đề này. Nhưng cho tới nay, những báo cáo nghiên cứu về ngộ độc MCT còn rất lẻ tẻ.

Quan niệm về bệnh này cũng còn những điểm chưa thống nhất: người thấy là bệnh nặng, người cho rằng chẳng cần điều trị gì cũng khỏi, người suy nghĩ chỉ là một viêm ống thận cấp (Tubulonéphrito aigiie), người khẳng định còn có vấn đề về gan, kiểu hội chứng gan thân (Syndrome hépato-rénal)…

Trong khi đó, nhân dân ta vẫn dùng MCT để tự chữa bệnh, số người bị ngộ độc do uống MCT vẫn có thường xuyên. Riêng ở Bệnh viện Bạch Mai, chỉ tính trong 2 năm 1975-1976, số bệnh nhân bị ngộ độc MCT vào Viện điều trị là 22 người. So sánh với con số các bệnh nhân vào Viện điều trị vì ngộ độc do các nguyên nhân khác thì số bệnh nhân ngộ độc MCT chiếm hàng đầu với tỉ lệ 34,9% tổng cố các ca ngộ độc (không tính nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn).

Vì vậy, đã đến lúc cần nghiên cứu kỹ vấn đề này, tổng kết xem lại toàn bộ bệnh cẩnh lâm sàng, cách diễn biến của bệnh ra sao, kết quả điều trị như thế nào?

Nhìn lại khái quát bệnh cảnh lâm sàng, xem có những đặc điểm gì, xem xét quá trình tiến triển của bệnh, đồng thời đánh giá, nhận định lại các phương pháp điều trị cho đến nay, đó cũng chính là mục đích của công trình này.

Luận văn này do Giáo sư Đặng Văn Chung gợi ý là lãnh đạo quá trình tiến hành đã được Bác sĩ Phạm Khuê hướng dẫn và Khoa Thận Bộ môn Nội Bệnh viện Bạch Mai giúp đỡ.

NÔI DUNG
Đặt vấn đề
Phần I:
Những hiểu biết cho đến nay về vấn đề ngộ độc do Mật cá trâm.
A) Về sử dụng MCT trong Y học dân gian.
B) Về đặc điểm sinh vật học của cá trâm.
C) Về đặc điểm của MCT: thành phần hóa học, tác dụng
dược lý, liều tác dụng và độc tính..
D) Về ngộ độc do uống MCT.
Phần II:
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Phần III:
Kết quả lâm sàng, cận lâm sàng và bàn luận.
A) Kết quả lâm sàng, cận lâm sàng.
1. MCT và cách uống
2. Diễn biến lâm sàng đối chiếu với kết quả cận lâm sàng.
Giai đoạn ban đầu.
Giai đoạn toàn phát ha là giai đoạn vô niệu-đái ít + Biểu hiện về tiết niệu.
+ Biểu hiện về gan, mật.
+ Các biểu hiện khác: Thần kinh, Tim mạch, Hô hấp, Toàn thân.
+ Một số biến chứng nặng.
– Giai đoạn hồi phục:
+ Giai đoạn phục hồi nước tiểu (fhnt)
+ Giai đoạn hồi phục chức năng.
3. Đặc điểm cơ thể học: Sinh thiết, Tử thiết.
B) Nhận xét về ngộ độc, đặc điểm, bàn luận.
Phần IV: Quá trình điều tri và kết quả
A) Kết quả
B) Bàn luận Phần V: Kết luân chung Phụ lục
Tài liệu tham khảo
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment