Nghiên cứu về xử trí sản khoa thai phụ mắc bệnh cầu thận tại khoa Phụ – Sản, bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9/2012 đến tháng 8/2014

Nghiên cứu về xử trí sản khoa thai phụ mắc bệnh cầu thận tại khoa Phụ – Sản, bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9/2012 đến tháng 8/2014

Luận văn Nghiên cứu về xử trí sản khoa thai phụ mắc bệnh cầu thận tại khoa Phụ – Sản, bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9/2012 đến tháng 8/2014.Thận là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, đảm nhiệm nhiều chức năng sinh lý và sinh lý bệnh thông qua các cơ chế khác nhau [1]. Hoạt động chức năng của thận liên quan đến các cơ quan khác và ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ cơ thể. Bởi vậy, việc khám phát hiện và điều trị bệnh thận là điều quan trọng không thể thiếu và đáng quan tâm trong Y tế.

Bệnh thận có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, không ngoại trừ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bệnh thận và thai nghén có mối liên quan hai chiều mật thiết với nhau. Nhiều nghiên cứu khẳng định tình trạng thai nghén làm khởi phát hoặc làm nặng thêm các bệnh thận tiềm tàng cũng như bệnh thận gây ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh đẻ [2].
Thai nghén là nguyên nhân cũng là yếu tố thuận lợi gây ra sự tiến triển nặng thêm của bệnh thận. Khi có thai, cơ thể người phụ nữ có những thay đổi không ít về giải phẫu và sinh lý gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh thận. Ngược lại, bệnh thận ở phụ nữ có thai nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe của cả thai nhi và thai phụ, gây diễn biến bệnh phức tạp và khó tiên lượng.
Trước đây, khi việc kiểm soát bệnh thận ở phụ nữ có thai còn chưa thực sự chặt chẽ, các khuyến cáo không nên mang thai được phổ biến tới những phụ nữ mắc bệnh thận là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của họ.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và Y học, người ta hiểu rõ hơn về cơ chế bệnh sinh cũng như việc chẩn đoán và điều trị bệnh thận. Vì vậy, việc kiểm soát bệnh thận với tình trạng thai nghén được cải thiện đáng kể, mang thai không còn là chống chỉ định tuyệt đối với phụ nữ  
mắc bệnh thận. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai mắc bệnh thận vẫn được coi là “thai nghén nguy cơ cao”.
Sự liên quan ảnh hưởng qua lại giữa bệnh thận và thai nghén là một lĩnh vực đáng quan tâm. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh thận và liên quan giữa bệnh thận và thai nghén, các nghiên cứu đều cho thấy bệnh cầu thận chiếm tỷ lệ lớn trong các bệnh về thận [3], [4]. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào về các bệnh cầu thận với thai nghén một cách đầy đủ.
Với những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu về xử trí sản khoa thai phụ mắc bệnh cầu thận tại khoa Phụ – Sản, bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9/2012 đến tháng 8/2014 ”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1.    Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thai phụ mắc bệnh cầu thận trong 2 năm từ tháng 9/2012 đến hết tháng 8/2014.
2.    Nhận xét về xử trí sản khoa đối với thai phụ mắc bệnh cầu thận trong thời gian trên. thiệp khi mẹ có suy thận là 72,7%; thai đủ tháng chỉ gặp trong nhóm chức năng thận bình thường, tỷ lệ can thiệp là 40%.
KIẾN NGHỊ
1.    Đối với phụ nữ có hay không có tiền sử mắc bệnh cầu thận trước và trong khi mang thai đều cần được thăm khám kỹ và tư vấn về những biên chứng thai sản có thể gặp cũng như cách chăm sóc, theo dõi, quản lý thai nghén để phòng những biến chứng đó.
2.    Đối với những thai phụ được chẩn đoán bệnh cầu thận cần được theo dõi sát trong suốt quá trình mang thai để hạn chế những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ cũng như thai nhi, đảm bảo quá trình mang thai và sinh con an toàn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu về xử trí sản khoa thai phụ mắc bệnh cầu thận tại khoa Phụ – Sản, bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9/2012 đến tháng 8/2014
1.    Các bộ môn Nội (2007). Nội khoa cơ sở, tập 2. Nhà xuất bản Y học. trang 332 – 333.
2.    Strauch BS, Hayslett JP (1974). Kidney disease and pregnancy. Bristish Medical Journal, 4, p. 578 – 582.
3.    Đỗ Gia Tuyển (2012). Nghiên cứu bệnh lý cầu thận và thai nghén. Tạp chí Y học Việt Nam, tháng 2 – số 1. Trang 58 – 62.
4.    Lê Quang Trung (2010). Nghiên cứu về xử trí sản khoa với thai phụ mắc bệnh thận tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2006 đén tháng 12/2008. Luận văn thạc sỹ Y học.
5.    Bộ môn Giải phẫu (2009). Giải phẫu học. Trường Đại học Y Hà Nội. Nhà xuất bản Y học. Trang 281.
6.    Bệnh học tiết niệu (2003). Hội Tiết niệu – Thận học Việt Nam. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
7.    Bộ môn Sinh lý bệnh – Miễn Dịch (2002). Sinh lý bệnh. Trường Đại học Y Hà Nội. Nhà xuất bản Y học. Trang 213 – 230.
8.    Các bộ môn Nội (2007). Bài giảng bệnh học Nội khoa, tập 1. Nhà xuất bản Y học. Trang 340 – 445.
9.    Bộ môn Sản Phụ khoa (2012). Bài giảng sản phụ khoa, tập 1. Nhà xuất bản Y học. Trang 48.
10.    Lindheimer MD, Weston PV (1969). Efect on hypotonic expansion on sodium, water and urea excretion in late pregnancy: the influence of posture on these results. Journal of Clinical Investigation, 48, p. 947.
11.    Davidson JM, Hytten PE (1975). The effect of pregnancy on the renal handling of glucose. British Journal of Obstet Gynaecol, 82, p. 374.
12.    Các bộ môn Nội (2012). Bệnh học Nội khoa, tập 1. Nhà xuất bản Y học. Trang 292.
13.    Sharon E. Maynard and Ravi Thadhani (2009). Pregnancy and the Kidney. Journal of the American Society of Nerphrology.
14.    Kincaid – Smith P, Fairly KF, Bullen M (1967). Kidney disease and pregnancy. Med J Aust 2, p. 1155 – 1159.
15.    David C. Jones and John P. Hayslett (1997). Outcome of Pregnancy in Women with Moderate or Severe Renal Insufficiency. N Engl J Med, 336, p. 739.
16.    Davis GA, Chandler MH (1996). Comparison of clearance creatinine estimation methods in patients with trauma. Am J Health Syst Pharm, 53, p. 1028 – 1032.
17.    Fairley KF, Whitworth JA, Kincaid – Smith P (1980). Glomerulonephritis and pregnancy, in Glomerulonephritis. Edited by Kincaid – Smith P, Mathew TH, Becker EL, John Wiley & Sons, 1973, part II, p. 997 – 1011.
18.    Eileen DM (1996). 24 – Hour Urinary Creatinine Excretion is not Altered in Human Pregnancy Hypertension in Pregnancy, Volume 15, Issue 2, p. 257 – 261.
19.    WHO – ISH (1999). World Heath Organization – International Society of Hypertension Guidelines for the management of Hypertension. Journal of Hypertension, 17, p. 151 – 183.
20.    Packham DK, North RA, Fairley et al (1989). Primary glomerunerphritis and pregnancy. Q J med, 71, p. 537.
21.    Hytten FE, Cheyne GA (1972). The aminoaciduria of pregnancy. Journal of Obstet Gynaecol of the British Commonwealth, 79, p. 424.
22.    Jaya Ramanathan and Jeffery Livingston (1998). Renal disease, chapter 13, p. 207 – 215.
23.    Klahr S, Leyvey AS, Beck GJ, Kusek JW, et al (1994). The effect of dietary protein restriction and blood pressure control on the progression of chronic renal disease. N Engl J Med, 330, p. 877 – 884.
24.    Gastein M, Pollak VE, Kark RM (1962). Systemic lupus erythematosus and pregnancy. N Engl J Med, 267, p. 165.
25.    Bear RA (1976). Pregnancy in patients with renal disease. Obstet Gynaecol, 48, p. 13 – 18.
26.    Hou S (1994). Pregnancy in women on heamodialysis and peritoneal dialysis. Clin Obstet Gynaecol, 8, p. 481 – 500.
27.    Niaudet P (1993). Syndrome Nephroticque. Rev Prat, 43, p. 637 – 639.
28.    Klahr S (1989). The kidney in hypertension villain and victim. N Engl JMed, 320, p. 731 – 733.
29.    Trần Văn Chất (2008). Những thay đổi bộ máy tiết niệu khi mang thai. Bệnh Thận. Nhà xuất bản Y học. Trang 434 – 441.
30.    Hou S (1994). Frequency and outcome of pregnancy in women on dialysis. Am JKidney Dis, 23, p. 60 – 63.
31.    Katz AI, Davidson JM, Hayslett JP, Singson E & Lindheimer MD (1980). Pregnancy in women with kidney disease. Kidney International, Vol 18, p. 192 – 206.
32.    Giatras I, Levy DP, Jungers P (1998). Pregnancy during dialysis: care report and management guidelines. Nephrol Dial Transplant, 13, p. 3266.
33.    Okundaye I, Abrinko P, Hou S (1998). Registry of pregnancy in dialysis patients. Am JKidney Dis, 31, p. 766 – 773.
34.    Jones DC, Hayslett JP (1996). Outcome of pregnancy in women with morderate or severe renal insufficiency. N Engl JMed, 335, p. 226.
35.    Clara Day, Peter Hewins, Sarah Hildebrand, Lumaan Sheikh, Mark Kilby and Graham Lipkin (2008). The role of renal biopsy in women with kidney disease identified in pregnancy. Nephrology Dialysis Transplantation, 23, p. 201 – 206.
36.    Felding CF (1969). Obstetric aspects in women with histories of renal disease. Acta Obstet Gynaecol Scand, 48, p. 1 – 43.
37.    Các bộ môn Nội (2012). Điều trị học Nội khoa, tập 2. Nhà xuất bản Y học. Trang 240 – 245.
38.    Robert W, Reid MD (1998). Renal disease. Obstetrics Anesthesia principles and practice, Chapter 50, p. 904 – 914.
39.    Bộ môn Phụ Sản (2007). Sản phụ khoa. Trường Đại học Y Hà Nội. Nhà xuất bản Y học. Trang 670.
40.    Nguyễn Thị Hương Linh (2006). Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến trẻ sơ sinh chậm phát triển trong tử cung tại Bệnh viện Phụ Sản TW năm 2006. Luận văn thạc sỹ Y học.
41.    Các bộ môn Nội (2012). Bệnh học Nội khoa, tập 2. Nhà xuất bản Y học. Trang 391.
42.    Đỗ Thị Liệu – Đinh Thị Kim Dung (1998). Nhận xét tình hình bệnh thận và thai nghén ở bệnh nhân được điều trị tại khoa thận tiết niệu bệnh viện bạch mai từ 1993 – 1998. Công trình nghiên cứu khoa học tập 2 – Bệnh viện bạch Mai. Nhà xuất bản Y học. Trang 42 – 47.
43.    Nguyễn Công Khẩn (2000). Thiếu máu ở phụ nữ mang thai. Sức khỏe & đời sống – Việt báo.
MỤC LỤC Nghiên cứu về xử trí sản khoa thai phụ mắc bệnh cầu thận tại khoa Phụ – Sản, bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9/2012 đến tháng 8/2014

ĐẶT VẤN ĐỀ    11
Chương 1.    TỔNG QUAN    3
1.1.    Đặc điểm cấu trúc giải phẫu và sinh lý học của hệ tiết niệu    3
1.1.1.    Giải phẫu học hệ tiết niệu    3
1.1.2.    Sinh lý học hệ tiết niệu    5
1.1.3.    Chức năng của thận    7
1.2.     Thay đổi về sự lọc cầu thận và sự bài tiết khi có thai    8
1.3.     Các thể lâm sàng, chẩn đoán lâm sàng bệnh cầu thận khi có thai    8
1.3.1.    Viêm cầu thận mạn    10
1.3.2.    Viêm cầu thận Lupus    10
1.3.3.    Hội chứng thận hư    11
1.3.4.    Suy thận cấp tại thận do bệnh cầu thận    11
1.3.5.    Suy thận mạn do viêm cầu thận mạn    12
1.3.6.    Một số bệnh lý cầu thận khác    13
1.4.    Ảnh hưởng của bệnh cầu thận đến thai nghén    13
1.4.1.    Đẻ non    13
1.4.2.    Thai chậm phát triển trong tử cung    13
1.4.3.    Sảy thai, thai lưu    13
1.4.4.    Tử vong mẹ và thai nhi    14
1.5.    Ảnh hưởng của thai nghén đến bệnh cầu thận    14
1.5.1.    Viêm cầu thận    14
1.5.2.    Thận hư    14
1.5.3.    Suy thận có tổn thương cầu thận    14
1.6.    Hướng xử trí bệnh cầu thận – thai nghén    15
1.6.1.    Điều trị nội khoa    15
1.6.2.    Xử trí sản khoa    16
1.6.3.    Điều trị ngoại khoa    17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    18
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    18
2.1.1.    Đối tượng    18
2.1.2.    Tiêu chuẩn lựa chọn    18
2.1.3.    Tiêu chuẩn loại trừ    18
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    18
2.2.1.    Phương pháp    18
2.2.2.    Cỡ mẫu nghiên cứu    18
2.2.3.    Công cụ thu thập số liệu    19
2.2.4.    Các biến số nghiên cứu    19
2.3.    Xử lý số liệu nghiên cứu    21
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    22
3.1.    Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    22
3.1.1.    Tuổi    22
3.1.2.    Nghề nghiệp    22
3.1.3.    Số lần mang thai    23
3.1.4.    Tiền sử bệnh cầu thận    24
3.2.    Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu24
3.2.1.    Tỷ lệ phù của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    24
3.2.2.    Tỷ lệ tăng huyết áp của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    25
3.2.3.    Tỷ lệ thiếu máu của nhóm bệnh nhân nghiên    cứu    25
3.2.4.    Các chỉ số cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    26
3.3.    Xử trí sản khoa thai phụ mắc bệnh cầu thận    27
3.3.1.    Tỷ lệ các loại bệnh cầu thận    27
3.3.2.    Liên quan giữa chức năng thận và số lần mang thai    28
3.3.3.    Liên quan giữa chức năng thận và tuổi thai    29
3.3.4.    Liên quan giữa bệnh cầu thận với tình trạng thai    30
3.3.5.    Liên quan giữa bệnh cầu thận và hướng xử trí sản khoa    31
3.3.6.    Các phương pháp xử trí sản khoa với thai phụ mắc bệnh cầu thận34
3.3.7.    Cân nặng sơ sinh    37
Chương 4. BÀN LUẬN    39
4.1.    Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    39
4.1.1.    Tuổi, nghề nghiệp    39
4.1.2.    Số lần mang thai    39
4.1.3.    Tiền sử bệnh cầu thận    40
4.2.    Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu40
4.2.1.    Đặc điểm phù của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    40
4.2.2.    Đặc điểm tăng huyết áp của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    40
4.2.3.     Tỷ lệ thiếu máu của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    41
4.2.4.     Các chỉ số cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    42
4.3.    Xử trí sản khoa thai phụ mắc bệnh cầu thận    42
4.3.1.    Tỷ lệ các loại bệnh cầu thận    42
4.3.2.    Liên quan giữa số lần mang thai và chức năng thận    43
4.3.3.    Ảnh hưởng của bệnh cầu thận đến tuổi thai    43
4.3.4.    Liên quan giữa bệnh cầu thận với tình trạng thai    45
4.3.5.    Liên quan giữa bệnh cầu thận và hướng xử trí sản khoa    45
4.3.6.    Các phương pháp xử trí sản khoa với thai phụ mắc bệnh cầu thận46
4.3.7.    Ảnh hưởng của bệnh cầu thận đến cân nặng sơ sinh    48
KẾT LUẬN    50
1.    Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thai phụ mắc bệnh cầu thận… 50
2.    Xử trí sản khoa thai phụ mắc bệnh cầu thận    50
KIẾN NGHỊ    51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC  
Bảng 1.1. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VI (1997)    9
Bảng 1.2. Các giai đoạn của bệnh thận mạn tính    12
Bảng 2.1. Phân độ thiếu máu theo lượng Hb trong máu    20
Bảng 3.1. Tiền sử bệnh cầu thận của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    24
Bảng 3.2. Tỷ lệ phù của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    24
Bảng 3.3. Giá trị trung bình các chỉ số cận lâm sàng    26
Bảng 3.4. Tỷ lệ các loại bệnh cầu thận    27
Bảng 3.5. Tỷ lệ suy thận    27
Bảng 3.6. Liên quan giữa số lần mang thai và chức năng thận    28
Bảng 3.7. Liên quan giữa chức năng thận và tuổi thai    29
Bảng 3.8. Chức năng thận và nhóm tuổi thai    29
Bảng 3.9. Tình trạng thai    30
Bảng 3.10. Liên quan giữa chức năng thận và can thiệp sản khoa    33
Bảng 3.11. Các phương pháp can thiệp sản khoa    33
Bảng 3.12. Các phương pháp can thiệp sản khoa với tuổi thai < 13 tuần    34
Bảng 3.13. Các phương pháp can thiệp sản khoa với tuổi thai 13 – 21 tuần…. 34
Bảng 3.14. Các phương pháp can thiệp sản khoa với tuổi thai 22 – 37 tuần…. 35
Bảng 3.15. Liên quan giữa chức năng thận và can thiệp sản khoa tuổi thai 22
– 37 tuần    35
Bảng 3.16. Các phương pháp can thiệp sản khoa với tuổi thai 38 – 42 tuần…. 36
Bảng 3.17. Phân bố tuần sinh và cân nặng lúc sinh    36
Biểu đồ 3.1. Tuổi bệnh nhân    22
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp    22
Biểu đồ 3.3. Số lần mang thai của bệnh nhân    23
Biều đồ 3.4.    Phân độ tăng huyết áp theo JNC    VI    25
Biểu đồ 3.5.    Mức độ thiếu máu của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    25
Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa nồng độ ure máu của thai phụ với thời điểm
đình chỉ thai nghén    31
Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa nồng độ creatinin máu của thai phụ với thời
điểm đình chỉ thai nghén    32

Leave a Comment