Nghiên cứu việc lựa chọn các dung dịch tiêm truyền trong điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận

Nghiên cứu việc lựa chọn các dung dịch tiêm truyền trong điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận

Nghiên cứu việc lựa chọn các dung dịch tiêm truyền trong điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận

Luận văn thạc sĩ: Huỳnh Minh Tâm

Hướng Dẫn khoa học PGS.TS Hoàn Thị Kim Huyền

Luận văn thạc sỹ dược học Nghiên cứu việc lựa chọn các dung dịch tiêm truyền trong điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận

 Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm virus cấp xảy ra hàng năm ở các vùng nhiệt đới gió mùa và các vùng ven biển, đặc biệt là vùng Đông Nam Á và vùng biển Caribê. Trong những năm gần đây, tần suất xuất hiện các đợt dịch sốt xuất huyết (SXH) ngày càng tăng, số người mắc trong mỗi vụ dịch vẫn còn nhiều. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu vẫn là lứa tuổi dưới 15 và có thể phát triển thành các vụ dịch theo chu kỳ tương đối ổn định. ở Việt nam, bệnh SXH Dengue được lưu hành ở hầu hết các địa phương trong cả nước nhưng chủ yếu vẫn là các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long và dọc theo bờ biển Đông [24],[ 25],[26;. Đã có một số công trình nghiên cứu về sốt xuất huyết Dengue, tập trung vào các vấn đề như tình hình dịch tễ, các kỹ thuật chẩn đoán, một số công trình nghiên cứu về bệnh lý miễn dịch của Virus Dengue. Đối với điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue, vấn đề hồi phục thể tích dịch lưu hành đảm bảo tính sống còn cho bệnh nhân nhưng việc đánh giá tính hợp lý trong sử dụng dịch truyền cho mục đích này hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ. Vì vậy để góp phần vào việc sử dụng thuốc họp lý, an toàn và hiệu quả đối với nhóm thuốc này trong điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu việc lựa chọn các dung dịch tiêm truyền trong điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue tại khoa Nhi. Bệnh viên Đa khoa tỉnh Bình Thuân” nhằm muc đích: 1. Tìm hiểu mối liên quan giữa mức độ nặng nhẹ của bệnh đến việc lựa chọn dịch truyền 2. Đánh giá mỗi tương quan giữa tốc truyền, phối hợp dịch truyền với kết quả điều trị theo từng cấp độ sốt xuất huyết. 3. Đê xuất những biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả và an toàn khi điều trị bệnh sốt xuất huyết. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Lịch sử của bệnh sốt xuất huyết Dengue ở Việt Nam Theo báo cáo của Viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội, vụ dịch được biết đầu tiên vào năm 1958 (Chu Văn Tường- 1959). Tuy chưa có xác định về virus học nhưng tác giả đã mô tả về mặt lâm sàng ở những bệnh nhân nằm viện với đầy đủ các triệu chứng của bệnh SXH Dengue. Sau đó bệnh chỉ xuất hiện lẻ tẻ ở một vài nơi. Nhưng từ tháng 7 đến tháng 10 năm 1969, bệnh SXH Dengue lại xảy ra ở Hà nội, số bệnh nhân nằm viện lớn, tỷ lệ tử vong so với bệnh nhân nằm viện là 0,47%. Sau đó đợt dịch đã lan đi khắp 19 tỉnh trên miền Bắc [6]. ở miền Nam, dịch sốt xuất huyết Dengue cũng được xác định vào năm 1960 ở Cái Bè và An Giang. Từ năm 1963 đến 1971 dịch cũng chỉ xảy ra ở thành phố và thị xã đông dân. Sau đó dịch SXH đã phát triển mạnh hơn trước, số bệnh nhân SXH Dengue đã tăng dần lên hàng năm. Từ năm 1975 đến 1979, trên phạm vi cả nước năm nào cũng có SXH Dengue và bệnh nhân tử vong. Trong thời gian đó số lượng bệnh nhân mỗi năm dao động từ 25.700- 43.680 ca chiếm tỷ lệ 0,052 đến 0,084 % dân số [12]. Từ 1980- 1989, bệnh SXH Dengue lưu hành rộng rãi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các vùng ven biển. Bệnh phát triển rộng rãi cả ở thành phố, nông thôn và không có sự khác biệt tỷ lệ mắc giữa hai nơi này. Tỷ lệ mắc bệnh cũng khá cao. Trong khoảng thời gian này cả 4 type virus Dengue đều có mặt: DEN 2 chiếm 13,7%, DEN 1 và DEN 4 chiếm 6,25% và DEN 3 là 0,05% [24], Vectơ truyền bệnh SXH Dengue ở Việt Nam chủ yếu là muỗi Aedes Aegypti. Mức độ phát triển của quần thể Aedes Aegypti có khác nhau giữa các vùng trong mối liên quan đến nhiệt độ và lượng mưa trong tháng, ở miền Nam, bệnh SXH xuất hiện quanh năm, số bệnh nhân thường tăng từ tháng 7 đến 11. ở miền Bắc, bệnh thường xuất hiện từ tháng 4 đến 11 nhưng bệnh nhân chủ yếu gặp nhiều vào tháng 7,8,9,10 (với 41% bệnh nhân dưới 15 tuổi) [30]. Theo báo cáo của hội nghị Quốc gia, tổng kết hoạt động phòng chống sốt xuất huyết tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 3 /1999 cho thấy những số liệu rất đáng quan tâm (Bảng 1.1). Bảng 1.1: Tình hình sốt xuất huyết toàn quốc từ 1991 – 1998 [2] Năm Số mắc Mắc/100.000 1991 92.122 143,212 1992 48.333 1993 Tử vong Tử vong/ mắc % 347 0,38 73,665 202 0,43 53.674 80,201 160 0,30 1994 44.944 65,840 115 0,26 1995 80.447 120,207 222 0,28 1996 89.963 126,672 205 0,23 1997 107.188 148,877 226 0,21 1998 234.866 325,100 383 0,16 Theo đánh giá thì đây là số bệnh nhân lớn so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Hội nghị quốc gia đã kết luận đây là một trong số các bệnh gây mắc và tử vong cao nhất cho trẻ em trong số các bệnh truyền nhiễm gây dịch hiện nay. 1.2. Dịch tễ học Virus Dengue thuộc nhóm arbovirus, họ flaviviridae, có 4 types khác nhau (DEN 1 , DEN 2, DEN 3,DEN 4), có tính kháng nguyên nhưng do có sự khác biệt nên chỉ tạo được một phần miễn dịch chéo không đủ khả năng chống với type khác khi bị nhiễm lại với một trong 4 type , sau thời gian ủ bệnh khoảng từ 4 đến 6 ngày, virus có mặt trong máu suốt giai đoạn cấp tính của bênh. Mối liên quan giữa virus – vật chủ – vectơ ; Dịch sốt xuất huyết chỉ xảy ra khi có đầy đủ các yếu tố virus, vật chủ, vectơ và khối cảm nhiễm với những điều kiện thuận lợi cho các mối liên quan phức tạp giữa các yếu tố này. Lứa tuổi mắc bệnh : Trong vùng bệnh lưu hành, SXH Dengue thường xảy ra ở trẻ em, các trường hợp tái nhiễm virus với các biểu hiện lâm sàng nặng thường gặp nhiều ở lứa tuổi học sinh. Mùa dịch : Muỗi Aedes Aegypti thường phát triển mạnh vào mùa mưa nên dịch SXH Dengue thường xảy ra vào mùa mưa. Trong vùng bệnh lưu hành, bệnh thường được ghi nhận gần như quanh năm nhưng tăng cao vào mùa mưa và giảm dần vào cuối năm khi chuyển sang mùa khô. Chu kỳ dịch : ở nước ta chu kỳ dịch SXH Dengue thường từ 3- 4 năm. Ngoài ra những yếu tố khác như động lực của virus, khả năng vectơ của muỗi có thể tham gia để tạo ra chu kỳ. Điểm lây bệnh : Điểm lây bệnh quan trọng của SXH Dengue là các điểm tập trung đông người vào ban ngày đồng thời lại có muỗi Aedes Aegypti. 1.3 Cơ chê sinh bệnh: Việc giải thích cơ chế sinh bệnh của SXH Dengue và hội chứng sốc Dengue có nhiều giả thiết khác nhau của nhiều tác giả nhưng giả thiết nhiễm virus lần sau của Halstead vẫn được coi là đáng tin cậy hơn cả. Halstead và cộng sự đã nêu ra nhận xét những trường hợp SXH Dengue thường xảy ra ở người đã có kháng thể Dengue trước lúc bị nhiễm virus Dengue, kháng thể này thu được một cách chủ động hoặc bị động gọi là kháng thể tăng cường (Enhancing Antibody), giả thiết về kháng thể tăng cường đã được Halstead giải thích 

MỤC LỤC Đặt vấn đ ê …………………………………………………………………………………… 1 Chương 1: Tổng q u a n ………………………………………………………………… 3 1.1. Lịch sử của bệnh sốt xuất huyết (SXH) Dengue ở Việt N a m ……………..3 1.2. Dịch tễ h ọ c ……………………………………………………………………………………………4 1.3.Cơ chế sinh bệnh …………………………………………………………………………………. 5 1.4. Các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của SXH D en g u e………….. 7 1.5. Một số nội dung về điều trị SXH Dengue (theo hướng dẫn của Bộ Y tế)…. 8 1.5.1. Điều trị bệnh nhân SXH Dengue không sốc (độ I, II)…………………… 8 ỉ .5.2. Điều trị SXH Dengue có sốc (độ III)……………………………………………. 9 ỉ . 5.3. Điều trị SXH Dengue có sốc (độ IV )………………………………………….. 10 1.6. Các loại dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch ……………………………………….10 1.6.1. Các dung dịch muối khoáng …………………………………………………….. 13 1.6.1.1. Các dung dịch đẳng trư ơng……………………………………………..13 1.6.1.2. Các dung dịch ưu trương…………………………………………………14 1.6.2. Các dung dịch keo …………………………………………………………………… 15 1.6.2.1. Các dung dịch keo thiên nhiên – A lbum in……………………… 16 1.6.2.2. Các dung dịch keo nhân tạo ………………………………………….. 17 Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ………………….. 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………… 21 2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………………21 2.2.1. Phương pháp lấy m ẫu………………………………………………………………. 21 2.2.2. Tiêu chuẩn phân loại của bệnh nhân theo mức độ nặng nhẹ……. 21 2.23. Phương pháp đánh giá tính hợp lý trong sử dụng dịch truyền…….23 2.2.4. Đánh giá quá trình điều trị dựa theo việc sử dụng dịch truyền ….24 2.2.5. Phân loại hiệu quả điều t r ị ……………………………………………………… 24 2.2.6. Xử lý kết q u ả ……………………………………………………………………………. 25 Chương 3: Kết quả nghiên cứu………………………………………………….. 27 3.1. Đặc điểm của bệnh nhi SXH trong nhóm nghiên cứu……………………… 27 3.1.1. Lứa tuổi mắc bệnh SXH ……………………………………………………………27 3.ỉ . 2. Phân hô’bệnh SXH theo tháng trong n ă m ………………………………….28 3.13. 3.1.4. 3.ỉ . 5. 3.1.6. Phân b ố bệnh nhi SXH theo địa bàn dân c ư ……………………………… 29 Tỷ lệ hù dịch đường uống và đường truyền ở bệnh nhi SXH……….. 29 Đặc điểm LS và CLS của nhóm truyền dịch ……………………………….31 Phân b ố bệnh nhi SXH lúc nhập viện ở nhóm truyền dịch ……….. 34 3.2. Kết quả sử dụng dịch truyền trong điều trị SXH ………………………35 3.2.1. Các loại dịch truyền đã sử d ụ n g ………………………………………………..35 3.2.2. Kết quả điều trị SXH với dung dịch Ringer lactat đơn độc ………………36 3.2.3. Kết quả điều trị SXH với 1 loại dung dịch keo…………………………….38 3.2.4. Kết quả điều trị SXH với 2 loại dung dịch keo…………………………….40 3.3. Tính an toàn trong điều trị bệnh S X H …………………………………………….. 41 3.4. Tính kinh tế trong điều trị bệnh S X H ……………………………………………… 42 Chương 4: Bàn lu ận …………………………………………………………………..45 4.1. Về đặc điểm chung của mẫu nghiên cứ u ………………………………………….. 45 4.1.1. V ề lứa tuổi mắc bệnh…………………………………………………………………45 4.1.2. Các xét nghiệm chẩn đoán xác định…………………………………………..46 4.1.3. Đặc điểm LS và CLS của nhóm nghiên cứu khi nhập viện …A l 4.13.1. Đặc điểm lâm sàng……………………………………………………………. 47 4.13.2. Đặc điểm cận lâm sàng………………………………………………………48 4.2. Vấn đê bù dịch cho bệnh nhânSXH Denguetheo đưòng u ống……….. 50 4.3. Sự lựa chọn dung dịch tiêm truyền trong điều t r ị…………………………….. 50 43.1. So sánh truyền dịch ở các độ khác n h a u…………………………………… 50 4 3 2 . Lựa chọn sử dụng dịch truyền ở SXH Dengue không số c ………………… 51 43.3. Lựa chọn sử dụng dịch truyền ở SXH Dengue có s ố c …………………….. 53 4.3.4. Tương quan giữa tốc độ truyền với các chỉ tiêu LS và CLS………… 56 4.3.5. V ề tính an toàn và kinh tế trong điều trị……………………………………. 58 4.3.6. Đánh giá kết quả điều trị………………………………………………………….. 61 Kết luận và đề x u ấ t…………………………………………………………………… 62 Kết luận ………………………………………………………………………………………………….. 62 Đề xuất ………………………………………………………………………………………………….. 63 Tài liệu tham khảo 

Leave a Comment