Nghiên cứu viêm nhiễm đường sinh dục dưới và một số yếu tố ảnh hưởng ở nữ công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long

Nghiên cứu viêm nhiễm đường sinh dục dưới và một số yếu tố ảnh hưởng ở nữ công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long

Nghiên cứu viêm nhiễm đường sinh dục dưới và một số yếu tố ảnh hưởng ở nữ công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long.Viêm nhiễm đường sinh dục dưới là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở phụ nữ, đặc biệt ở phụ nữ đã sinh hoạt tình dục và  trong độ tuổi sinh đẻ. Ở các nước đang phát triển, khoảng 20% tổng số phụ nữ đến khám tại các cơ sở y tế là do viêm nhiễm đường sinh dục dưới [87].Tỷ lệ viêm nhiễm  đường sinh dục dưới ở nữ chiếm khoảng 50%, trong đó viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, lộ tuyến cổ tử cung chiếm hàng đầu, khoảng 34 – 89% [35]. Theo nghiên cứu của Trần Thị Trung Chiến và Trần Thị Phương Mai (2004) khi “Khảo sát thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh sản, u vú, ung thư cổ tử cung ở phụ nữ Việt Nam”, trong số 8741 phụ nữ độ tuổi sinh đẻ tại 8 vùng sinh thái khác nhau của cả nước cho thấy tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới là 66,6%, trong đó chủ yếu là viêm âm đạo và viêm cổ tử cung [13].

Viêm nhiễm đường sinh dục dưới, tuy bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, nhưng là nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiều rối loạn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, khả năng lao động và hạnh phúc gia đình  [4]. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, có thể để lại hậu quả nặng nề như: viêm tiểu khung, vô sinh, thai ngoài tử cung [70], … về lâu dài các tổn thương cổ tử cung nếu không được điều trị sẽ có khả năng trở thành ung thư cổ tử cung [6], [10], [35], [49]; đối với phụ nữ có thai có thể gây sẩy thai, thai chết trong tử cung, đẻ non, nhiễm khuẩn sơ sinh, nhiễm khuẩn hậu sản [9], [56].
Người phụ nữ mắc viêm nhiễm đường sinh dục dưới có thể có ít triệu chứng lâm sàng rõ rệt hoặc chỉ có triệu chứng nghèo nàn. Vì vậy, việc khám phát hiện sớm để điều trị và ngăn chặn sự lây truyền bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh đẻ mắc viêm nhiễm đường sinh dục dưới rất cao. 
Việt Nam, đang trong thời kỳ mở cửa, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, xã hội phát triển thì mô hình bệnh tật cũng có nhiều thay đổi điển hình trong thời gian gần đây là sự phát triển của HIV, Rubella.. [5]. Viêm nhiễm đường sinh dục dưới trở thành một vấn đề đặc biệt quan trọng trong cộng đồng cần được quan tâm đúng mức. Khu công nghiệp Bắc Thăng Long với đặc thù chủ yếu là lao động nữ, cũng nằm trong bối cảnh phát triển chung của đất nước, vì vậy tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu viêm nhiễm đường sinh dục dưới và một số yếu tố ảnh hưởng ở nữ công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long” với hai mục tiêu:
1.    Mô tả thực trạng của viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở nữ công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long từ 03/2012 – 08/2012.
2.    Tìm hiểu  Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

Tài liệu tiếng Việt

1.    A.D.T. Govan/C.Hodge/R.Callander (1996), “Giải phẫu đường sinh sản”, Phụ khoa (hình minh hoạ) (Bs Đinh Văn Minh – dịch), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.26-28
2.    Nguyễn Duy Ánh (2010), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ Hà Nội từ 18 – 49 tuổi đã có chồng, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3.    Phạm Đăng Bảng, Trần Hậu Khang (2009), “Các yếu tố nguy cơ liên quan tới nhiễm chlamydia trachomatis đường sinh dục”. Tạp chí Y học thực hành, Số 1 (tập 641+642), tr. 69 – 72.

4.    Bộ môn Phụ sản (2008), “Lấy bệnh phẩm tìm nấm và Trchomonas”.Thủ thuật sản phụ khoa. Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr.159 – 160.
5.    Bộ môn Phụ sản (2011), « Xét nghiệm chẩn đoán viêm âm đạo », Thực hành sản phụ khoa, Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 208 – 211,
6.    Bộ môn sản (2007), “Viêm sinh dục”, Bài giảng sản phụ khoa tập I, Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr.268 – 277               
7.    Bộ môn vi sinh (2007), « Kỹ thuật nhuộm Gram », Thực tập vi sinh Y học, Trường Đại học Y Thái Bình, lưu hành nội bộ, Thái Bình. tr.11-14.
8.    Bộ Y tế (2006), « Mẫu bệnh phẩm sinh dục và cấy mẫu lấy từ đường sinh dục», Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr. 84 – 91.
9.    Bộ Y tế (2007) “Hội chứng tiết dịch âm đạo”. Tài liệu đào tạo Hướng dẫn chuẩn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Hà Nội. tr. 489 – 496.
10.    Bộ  Y tế (2009), “Hướng dẫn chung và Hội chứng tiết dịch âm đạo”, Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Ban hành theo Quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội. tr 315 – 324.
11.    Lê Hồng Cẩm, Lê Văn Điển (2001), “Viêm cổ tử cung do chlamydia trachomatis ở phụ nữ tại huyện Hóc Môn TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí  Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 5 (số 1), tr. 37 – 41.
12.    Lê Hồng Cẩm (2001), “Khảo sát tần suất viêm âm đạo, cổ tử cung ở phụ nữ từ 15-49 tuổi có gia đình tại huyện Hóc Môn”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 5 (số PB.4), Chuyên đề Sản niệu, tr.13-16.
13.    Trần Thị Trung Chiến, Trần Thị Phương Mai và CS (2004), Khảo sát thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh sản, u vú, ung thư cổ tử cung ở phụ nữ Việt Nam, Nghiên cứu khoa học của Bộ Y tế và Uỷ ban Quốc gia Dân số, gia đình và trẻ em.
14.    Dương Thị Cương, Nguyễn Đức Hinh (1999), “Khí hư”, Phụ khoa dành cho thầy thuốc thực hành. Nhà xuất bản Y học. tr. 216 – 226.
15.    Dương Thị Cương (2007), “Tổn thương thường gặp ở cổ tử cung”, Bài giảng Sản phụ khoa,  Bộ môn sản – Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, tập I, tr. 278 –  283.
16.    Phạm Ngọc Cường (2007), Nghiên cứu căn nguyên và các yếu tố liên quan đến nhiễm trùng đường sinh dục nữ tại một số xã của 2 huyện đồng bằng Thanh Hoá năm 2006, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
17.    Hoàng Thị Diệp, Lê Thị Oanh, Đỗ Thị Phương (2003), « Đánh giá độc tính và tác dụng kháng khuẩn của viên C.T.K đối với một số vi khuẩn gây viêm đường sinh dục dưới », Tạp chí Y học thực hành. Số 2.  tr. 14 – 16.
18.    Phan Trường Duyệt, Đinh Thế Mỹ (2007), “Khí hư”. Lâm sàng sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học. tr. 406 – 416.
19.    Bùi Thị Thu Hà (2007), «Nhiễm khuẩn đường sinh sản ở phụ nữ từ 18–49 tuổi phường Mai Dịch, Hà Nội 2005 ». Tạp chí Y học thực hành, Số 12, tr. 93 – 96.
20.    Nguyễn Năng Hải (2004), Nghiên cứu điều trị viêm cổ tử cung do Chlamydia trachomatis ở phụ nữ có thai từ tuần 28 đến hết tuần 37 bằng Azithromycin, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
21.    Nguyễn Thị Thu Hằng (2006), Tìm hiểu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ đén khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 12-2005 đến 04 –2006, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
22.    Đào Thị Thu Hiền (2004), Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới tại một số xã miền núi của tỉnh Quảng Trị – một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
23.    Nguyễn Văn Học (2011), «Thực trạng bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới tại quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng năm 2010 », Tạp chí Y học Việt Nam. Tập 379 (số 2), tháng 3 – năm 2011. tr. 62 – 65.
24.    Nguyễn Văn Học (2011), « Một số yếu tố liên quan tới bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ từ 19 – 53 tuổi tại quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng năm 2010 »,  Tạp chí Y học Việt Nam. Tập 330 (số 1), tháng 4 – năm 2011. tr. 50 – 53.
2325.    Đinh Thị Hồng (2004), Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở thai phụ trong 3 tháng cuối của thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội.
2426.    Vương Tiến Hòa (2004), « Những tổn thương lành tính tại cổ tử cung », Một số vấn đề bệnh lý cổ tử cung, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,  tr. 72 – 82.
2527.    Vũ Thị Thanh Huyền (2005), Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 – 49 tuổi huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, năm 2005, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế Cộng cộng.
2628.    Đinh Thanh Huề (2005), « Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới và các yếu tố liên quan ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại xã Tam Ngọc thị xã Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam năm 2003 », Tạp chí Y học thực hành. Số 1 (501). tr.7– 9.
2729.    Nguyễn Thị Lan Hương (1996), Góp phần tìm hiểu các nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ và đề ra phương hướng điều trị.  Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
28.    Nguyễn Văn Học (2011), « Thực trạng bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới tại quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng năm 2010 », Tạp chí Y học Việt Nam. Tập 379 (số 2), tháng 3 – năm 2011. tr. 62 – 65.
29.    Nguyễn Văn Học (2011), « Một số yếu tố liên quan tới bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ từ 19 – 53 tuổi tại quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng năm 2010 »,  Tạp chí Y học Việt Nam. Tập 330 (số 1), tháng 4 – năm 2011. tr. 50 – 53.
30.    Học viện Quân Y (2002), « Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học », Phương pháp nghiên cứu Y – Dược học, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. tr. 41– 60.
3131.    Nguyễn Văn Khanh (2008), « Nghiên cứu tình hình nhiễm Chlamydia trachomatis ở gái mại dâm có tiết dịch niệu đạo tại Hà Nội 2005 – 2006», Tạp chí Y học thực hành. Số 7 (612 + 613), tr.112 – 114. 
32.    Phạm Thị Khanh (2010), Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới và các yếu tố liên quan của phụ nữ tuổi từ 18 đến 45 tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
33.    Nguyễn Thị Thời Loạn (2003), Tình hình, một số yếu tố liên quan và phương pháp chẩn đoán nhanh viêm âm đạo do vi khuẩn tại phòng khám Viện Da liễu, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
34.    Trần Thị Phương Mai (1995), « Góp phần nghiên cứu nguyên nhân nhiễm khuẩn đường sinh dục nữ do Chlamydia trachomatis », Tạp chí Y học thực hành. Số 6, tr. 5 – 6.
35.    Trần Thị Phương Mai (1995), « Tình hình nhiễm khuẩn đường sinh dục nữ tại Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh », Tạp chí Y học thực hành. Số 6, tr. 12 – 13.
36.    Trần Thị Phương Mai (2001), « Tần suất các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ đến khám tại một số phòng khám BVBMTE/KHHGĐ ở Hà Nội »,Tạp chí Y học thực hành. Số 9,tr.23-26.
37.    Nguyễn Khắc Minh, Hoàng Ngọc Chương (2005), « Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, có chồng tại huyện Tiên Phước – Quảng Nam năm 2004 », Tạp chí Y học thực hành. Số 12 (532), tr. 69 – 71.
38.    Nguyễn Khắc Minh, Hoàng Ngọc Chương (2006), « Tìm hiểu các yếu tố liên quan tới viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, có chồng tại huyện Tiên Phước – Quảng Nam năm 2004 », Tạp chí Y học thực hành. Số 1 (534), tr.27 – 29.
39.    Phan Thị Thu Nga (2004), Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2004 và một số yếu tố liên quan, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội.
40.    Nguyễn Bích Ngọc (2000), Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở nữ công nhân xí nghiệp tuyển than Cửa Ông – Quảng Ninh, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
41.    Phạm Bá Nha (2010). “Viêm nhiễm đường sinh dục”. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr.54 – 60, 67 – 96
42.    Lê Thị Oanh, Nguyễn Văn Dịp (2000), Tìm hiểu các căn nguyên vi khuẩn và ký sinh trùng gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, tính kháng thuốc kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh, kết quả bước đầu điều trị bằng viên CTK, Đề tài nghiên cứu khoa học, Bộ Y tế.
43.    Lê Thị Oanh, Lê Hồng Hinh (2001), « Tìm hiểu các căn nguyên vi khuẩn và ký sinh trùng gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ », Tạp chí Y học thực hành. Số 7, tr. 32 – 33.
44.    Lê Vĩnh Phúc (2004), Nghiên cứu sự liên quan của dụng cụ tử cung Tcu 380A đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.

45.    Lê Thị Phương (2003), « Thăm dò tỷ lệ nhiễm Chlamydia ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ tại Hà Nội bằng kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch men », Tạp chí Y học thực hành,  số 5 (452),  tr. 12 – 14.
46.    Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2009). “Viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung”. Báo cáo chuyên đề khoa học về phụ khoa,  Hội Nội tiết – Sinh sản và Vô sinh thành phố Hồ Chí Minh.
47.    Trương Thị Kim Phượng (2007), « Trùng roi », Ký sinh trùng, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 47 – 58.
48.    Lê Thanh Sơn (2005), Một số đặc điểm nhiễm khuẩn đường sinh sản ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và hiệu quả mô hình can thiệp tại tỉnh Hà tây (2001-2004), Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
49.    Cung Thị Thu Thủy (2011), « Lộ tuyến cổ tử cung », Soi cổ tử cung và một số tổn thương cổ tử cung, Nhà xuất bản Y hoc, Hà Nội. tr.79–89.
50.    Đỗ Thị Thu Thủy (2001), Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở thai phụ trong 3 tháng cuối thai kỳ, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.

 

Leave a Comment