Nghiên cứu xác định tỷ lệ tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp của nhân dân xã Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội
Bệnh tăng huyết áp (THA) ngày càng gia tăng ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Việc phát hiện các yếu tố nguy cơ để can thiệp cho các đối tượng bị THA có thể sẽ làm giảm các biến chứng của bệnh THA. Mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ THA của người dân từ > 25 tuổi sống tại xã Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội. 2. Mô tả một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tăng huyết áp tại xã Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: 2328 người trưởng thành của xã Xuân Canh có tuổi > 25 tuổi, không phân biệt giới, nghề nghiệp được phỏng vấn, đo nhân trắc, khám nội khoa để xác định đối tượng THA và tìm hiểu các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh THA. Phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả và Kết luận: Tỷ lệ THA của nhân dân xã Xuân Canh là 20,5%, nam: 25,8%; nữ: 17,2%. Tuổi > 65 có tỷ lệ THA cao nhất: 45,1%. Tỷ lệ THA bắt đầu tăng cao ở tuổi từ > 45 với nam và > 55 tuổi ở nữ. Tăng huyết áp có tương quan với chỉ số BMI, WHR, giới, tuổi, và tiền sử gia đình có người THA với hệ số tương quan r = 0,161, p <
0,01.
Bệnh tăng huyết áp (THA) là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối đe doạ rất lớn đối với sức khoẻ của con người, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu đối với những người lớn tuổi. Trong số các trường hợp mắc bệnh và tử vong do tim mạch hàng năm có khoảng 35% – 45% nguyên nhân trực tiếp là THA. Trong chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010, Việt Nam đã đưa ra mục tiêu phòng chống và quản lý các bệnh không nhiễm trùng như bệnh tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường… Trong bối cảnh như vậy, năm 2004 Bộ Y Tế đã giao cho trường ĐHYHN thực hiện đề tài cấp Bộ “Áp dụng một số giải pháp can thiệp thích hợp để phòng, chữa bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng”. Đề tài nghiên cứu xác định tỷ lệ THA và một số yếu tố liên quan đến bệnh THA của nhân dân xã Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội là một trong những nội dung thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài cấp Bộ của nhóm tác giả. Mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ THA của người dân từ > 25 tuổi sống tại xã Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội.
2. Mô tả một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tăng huyết áp tại xã Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
– Địa điểm nghiên cứu: xã Xuân Canh nằm sát đê sông Hồng, cách Hà Nội 20 km trên đường quốc lộ 3 với tổng số dân : 9318 người, 2197 hộ, có 6 thôn mỗi thôn có 1 y tá thôn. Người dân làm nông nghiệp là chủ yếu (90%), các cán bộ công chức, dân buôn bán chỉ chiếm số lượng rất nhỏ. Hoạt động chuyên môn của trạm y tế xã bao gồm: khám chữa bệnh, theo dõi và quản lý thai sản đỡ đẻ, thực hiện các chương trình mục tiêu do Bộ Y tế quy định.
– Đối tượng nghiên cứu: là người trưởng thành độ tuổi từ > 25 tuổi không phân biệt tuổi giới nghề nghiệp.
– Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: Để xác định tỷ lệ hiện mắc THA chúng tôi lấy tỷ lệ THA ở các nghiên cứu trước là 23,2% để tính mẫu.
=g/2″
trong đó p là tỷ lệ hiện mắc THA từ các nghiên
cứu trước là 23%; ii-<®//2 = 3,84 để lấy độ tin
cậy là 95%; e = 0,1. Thay vào ta tính được mẫu tối thiểu là 1272 người. Để tránh sai số chúng tôi lấy hệ số điều chỉnh là 1,8 và mẫu nghiên cứu là 2290 người.
Cách lấy mẫu: Chúng tôi thống kê danh sách đối tượng > 25 tuổi của nhân dân trong toàn xã được 5008 người, sau đó lập danh sách theo bảng số ngẫu nhiên để lấy ra 3200 người mời đến khám sức khoẻ để xác định tỷ lệ THA.
– Thời gian nghiên cứu từ 12/2004 – 3/2005.
Tổng số đối tượng được mời là 3200 người, tuy nhiên số lượng đối tượng đến khám sức khoẻ là 2328 người.
– Các đối tượng được đo chiều cao, cân nặng, vòng bụng, vòng mông, đo huyết áp và khám lâm sàng nội khoa. Các đối tượng phát hiện bị THA được lấy máu xét nghiệm và làm điện tâm đồ, soi đáy mắt để phát hiện mức độ nặng của bệnh THA.
– Quy trình thực hiện nghiên cứu: Phỏng vấn tìm hiểu chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt, đo một số giá trị nhân trắc và đo kiểm tra huyết áp.
Bước 1: Phỏng vấn trực tiếp đối tượng về chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt (Hút thuốc lá, uống rượu, ăn mặn, hoạt động thể lực, tiền sử gia đình) bằng bộ câu hỏi đã được sửa đổi và bổ sung sau khi làm thử tại cộng đồng.
Bước 2: Đo huyết áp (HA) bằng máy HA kế cột thuỷ ngân LPK2 sản xuất tại Nhật Bản. Phương pháp đo HA của tay trái ở tư thế ngồi (đối tượng được ngồi nghỉ trước khi đo 5 phút). Đối tượng không hoạt động mạnh, không uống cà phê hoặc uống rượu trước đó. Đo 2 lần cách nhau hai phút rồi lấy trung bình của hai lần đo.
Bước 3: Đo chiều cao, cân nặng, vòng bụng, vòng mông. Đo vòng bụng, vòng mông bằng thước dây không giãn FIGURE FINDER độ chính xác tính bằng mm. Đo chiều cao bằng thước LEICESTER độ chính xác tính bằng cm. Cân nặng: Dùng cân TANITA sản xuất tại Nhật Bản, độ chính xác tính bằng 0,1 kg.
Các mốc đo: Vòng bụng đo ở eo bụng, là điểm giữa bờ dưới của mạng sườn và điểm trên mào chậu. Đối tượng đứng thẳng, tay buông thõng, ngực ưỡn, nhìn thẳng về phía trước và đo ở cuối thì thở ra.
+ Đo vòng mông ở mức nhô nhất phía sau mấu chuyển lớn xương đùi chiếu ngang gò mu. Nếu khó xác định, để đối tượng cử động khớp háng rồi sờ vào đầu mấu chuyển lớn để xác định điểm mấu chuyển. Khi đo, đối tượng đứng thẳng, cơ mông trùng, bỏ hết vật dụng trong túi quần để có thể đo chính xác từng mm.
+ Đo chiều cao đối tượng tháo bỏ giầy, dép, không đội mũ, nón, khăn sau đó đứng vào bàn thước để đo chiều cao. Khi đo, hai gót chân, mông, vai và đầu chạm vào thước sao cho 2 điểm chạm của thước chạm sát vào bờ tường thẳng (nền đặt thước đo phải phẳng), vai buông lỏng, mắt nhìn về phía trước, giữ cho đỉnh đầu ở vị trí cao nhất khi đo; hạ dần thước đo chiều cao từ trên xuống; đọc số đo theo một cột dọc của thước cho đến mức cuối cùng.
+ Cân nặng đặt cân ở vị trí ổn định trên một mặt phẳng, đối tượng chỉ mặc quần áo mỏng, không đi giầy dép, không đội mũ hoặc cầm một vật gì. Chỉnh cân ở vị trí thăng bằng. Đối tượng đứng trên bàn cân, tay buông thõng, nhìn thẳng về phía trước. Ghi số đo trên bàn cân chính xác tới từng mức 0,1 kg. Tất cả các số đo nhân trắc đều được đo 2 lần và ghi vào hồ sơ.
– Chỉ số BMI được tính theo công thức: BMI = Cân nặng (kg)/[Chiều cao (m)2, theo Giáo sư Hà Huy Khôi BMI > 23 (Kg/m2) coi là thừa cân.
– Chỉ số vòng bụng/ vòng mông (Waist/ Hip Ratio: WHR): Béo bệu còn được lượng giá bằng tỷ số WHR. Tiêu chuẩn được gọi là béo bệu khi: Hoặc BMI > 27 (cho cả hai giới); hoặc WHR > 0,95 (với nam) và > 0,80 (với nữ).
– Chẩn đoán THA theo JNC-VI và WHO (1999) [9]: HA tối đa (HA tâm thu) > 140 mmHg và/hoặc HA tối thiểu (HA tâm trương) > 90 mmHg.
Các kết quả nghiên cứu được phân tích theo phần mềm SPSS 10.0. Kiểm định sự khác biệt thống kê với các biến định tính giữa các nhóm bằng thuật toán X2, X2 > 3,84 có sự khác biết có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Sử dụng thuật toán hồi qui đa bội và loại trừ dần để xác định tương quan giữa các chỉ số với số đo huyết áp.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ THA của đối tượng nghiên cứu.
Tổng số đối tượng được khám lâm sàng nội khoa là 2328 người, trong đó nam là 891 người, nữ 1437 người. Độ tuổi của đối tượng từ 25 – 34 tuổi có 402 người; từ 35 – 44 tuổi có 633 người; từ 45 – 64 tuổi có 561 người; từ 55 – 64 tuổi có 284 người và tuổi > 65 tuổi có 448 người.
Tỷ lệ tăng huyết áp chung trong quần thể nghiên cứu của xã Xuân Canh là 477/2328 = 20,5%, trong đó nam là 230/891 = 25,8% và nữ 247/1437 = 17,2%. Tỷ lệ THA của các đối tượng ở lớp tuổi 25 – 34 là 15/402 = 3,7%; lớp tuổi 35 – 44 là 45/633 = 7,1%; lớp tuổi 45 – 54 là 122/561 = 21,7%; lớp tuổi 55-64 là 93/284 = 32,7% và lớp tuổi > 65 là 202/448 = 45,1%. Người không tăng huyết áp trong quần thể nghiên cứu của chúng tôi có tuổi trung bình 46,32 + 13,98 tuổi và CI 95% (45 – 47 tuổi). Người THA có tuổi trung bình 60,51 + 13,70 tuổi và CI 95% (59 – 61 tuổi).
Nam giới bị THA ở lớp tuổi trẻ hơn so với nữ giới; ở nam tỷ lệ THA bắt đầu tăng cao ở lớp tuổi 45 – 54: 29,1%; lớp tuổi 55 – 64: 35,6%; lớp tuổi > 65: 49,3%. ở nữ tỷ lệ THA bắt đầu tăng cao ở lớp tuổi 55 – 64:
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích