Nghiên cứu xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành tại khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai

Nghiên cứu xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành tại khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai

Nghiên cứu xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành tại khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai.Tương tác thuốc là vấn đề thường gặp trong thực hành lâm sàng và là một trong những nguyên nhân gây ra các biến cố bất lợi của thuốc [55]. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề tương tác thuốc, cùng với sự phát triển của khoa học và y học, các cơ sở dữ liệu (CSDL) về tương tác ngày càng đa dạng, phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ và nhân viên y tế tiếp cận các nguồn CSDL khác nhau. Song thực tế đó cũng đặt ra nhiều thách thức trong việc lựa chọn và xử lý nguồn thông tin từ các CSDL khi có sự chênh lệch trong nhận định và đánh giá tương tác giữa các tài liệu này [60]. Hơn nữa, việc liệt kê tương tác thiếu tính chọn lọc đã dẫn tới thái độ tiêu cực của bác sĩ về tương tác thuốc. Bác sĩ có có xu hướng bỏ qua cảnh báo tương tác được đưa ra và điều này trở nên nguy hiểm nếu họ bỏ qua cả những cảnh báo nghiêm trọng [29]. Chính vì thế, việc xây dựng một danh mục tương tác cần chú ý trên lâm sàng để hỗ trợ bác sĩ trong quá trình kê đơn là rất cần thiết. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc phát hiện tương tác, đưa ra các biện pháp hướng dẫn xử trí tương tác cũng rất quan trọng vì có những trường hợp bắt buộc phải sử dụng cặp phối hợp có nguy cơ gây tương tác [41].

Bệnh cơ xương khớp là những bệnh lý mạn tính, đòi hỏi bệnh nhân phải sử dụng nhiều thuốc phối hợp trong một thời gian dài, thường gặp ở đối tượng bệnh nhân cao tuổi có sự suy giảm chức năng các cơ quan trong cơ thể đặc biệt là gan, thận. Hơn nữa các thuốc điều trị đặc hiệu các bệnh lý xương khớp có cơ chế tự miễn như viêm khớp dạng thấp thường là các thuốc có phạm vi điều trị hẹp, tiềm tàng nhiều độc tính, có nguy cơ cao xảy ra tương tác khi phối hợp với các nhóm thuốc khác [17]. Do đó, tương tác thuốc tại khoa Cơ xương khớp thực sự là một vấn đề đáng quan tâm.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nhóm nghiên cứu tiến hành đề tài “Nghiên cứu xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành tại khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai” với các mục tiêu sau:
1. Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý của các hoạt chất được sử dụng phổ biến tại khoa Cơ xương khớp – bệnh viện Bạch Mai và hướng dẫn xử trí các tương tác này trong thực hành lâm sàng.
2. Xác định tỷ lệ xuất hiện những tương tác này trong bệnh án điều trị nội trú và đơn 
thuốc điều trị ngoại trú tại khoa Cơ xương khớp.
Từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng khoa Cơ xương khớp có thể thiết kế các bảng cảnh báo tương tác dán tại khoa, đồng thời, chúng tôi cũng hy vọng các bác sĩ và nhân viên y tế sẽ tích cực đóng góp những ý kiến phản hồi và chia sẻ nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn điều trị trên lâm sàng để danh mục tương tác và các biện pháp xử trí của chúng tôi xây dựng cho khoa được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ môn dược lâm sàng – Trường Đại học Dược Hà Nội (2006), Dược lâm sàng, Nhà xuất bản Y học.
2. Bộ môn nội đại học Y Hà Nội (2010), Bệnh học Nội Khoa (dành cho đối tượng
cao học), Nhà xuất bản Y học.
3. Bộ y tế (2009), Dược thư quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.
4. Bộ y tế (2007), Dược lý học, Nhà xuất bản Y học.
5. Bộ y tế (2006), Tương tác thuốc và chống chỉ định, Nhà xuất bản Y học.
6. Bộ y tế (2002), Thống kê y tế 2002, Trang web Bộ Y Tế Việt Nam.
7. Vũ Việt Cường (2009), Khảo sát hoạt động marketing của nhóm thuốc hạ sốt,
giảm đau, chống viêm non-steroid (NSAID) trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2005-2008, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học – trường đại học Dược Hà Nội.
8. Hoàng Vân Hà, Nguyễn Mai Hoa, Đặng Lan Anh, Bế Ái Việt, Nguyễn Hoàng Anh (2012), Xây dựng danh mục tương tác cần chú ý trong thực hành lâm sàng tại bệnh viện Thanh nhàn, Báo cáo tại Hội nghị Khoa học Tuổi trẻ trường Đại học Dược lần thứ 16-Hà nội, tháng 02-2012.
9. Hoàng Thị Kim Huyền, Phạm Thúy Vân (2000), “Phân tích đơn điều trị loét dạ dày tá tràng tại một bệnh viện tuyến trung ương”, Tạp chí dược học, số 12, tr20- 22.
10. Nguyễn Trang Nhung, Trần Khánh Long, Nguyễn Thanh Hương, Ngô Đức Anh (2011), Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt Nam 2008, Nhà xuất bản Y Học.
11. Lê Anh Thư (2008), “ Những thành tựu chính trong lĩnh vực cơ xương khớp 5
năm đầu thế kỉ 21”, Tạp chí Nội khoa số 2/2008, tr 48-53.
12. Bế Ái Việt (1998), Nghiên cứu chất lượng kê đơn trong đơn điều trị ngoại khoa tại bệnh viện Hai Bà Trưng Hà Nội 1995, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ dược học.
13. Akimitsu Maeda et al (2008), “Evaluation of the interaction between nonsteroidal anti-inflammatory drugs and methotrexate using human organic anion transporter 3-transfected cells”, Eur JPharmacol, 596 ( 1-3 ), pp. 166 – 172 .
14. Albertson TE, “ Drug interaction in the intensive care unit”, Clinics in chest medicine, 20(2), pp.385-399.
15. Becker ML, Kallewaard M, Caspers PW et al (2007), “Hospitalisations and emergency department visits due to drug-drug interactions: a literature review”, Pharmacoepidemiol Drug Saf2007, 16, pp. 641-651.
16. Ben Dijkmans and Andreas Gerards (1998), “Cyclosporin in Rheumatoid Arthritis, monitoring for adverse effects and clinically significant drug interactions”, BioDrugs 1998, 10(6), pp. 437-445.
17. Bourre-Tessier J and Haraoui B (2011), “Methotrexate drug interactions in the treatment of rheumatoid arthritis: a systematic review”, J Rheumatol 2011, 37(7), pp. 1416-1421.
18. Bjorn Moline, Kari Laine, Marine L. Andersson, Tuomas Korhonen, Ylva Bottiger (2009), “ SFINX – a drug-drug interaction database designed for clinical decision support systems”, Eur J Clin Pharmacol 2009 ( 65), pp. 627-633.
19. Brown CH (2000), Overview of drug interactions, US Pharm. 2000; 25(5).
20. Cees J. Haagsma (1998), “Clinically Important Drug Interactions with Disease Modifying Antirheumatic Drugs”, Drugs & Aging, pp. 281-289.
21. Chang DM et al (2001), “Endoscopic comparison of the gastroduodenal safety and the effects on arachidonic acid products between meloxicam and piroxicam in the treatment of osteoarthritis”, Clinical Rheumatol, 20(2), pp. 104-113.
22. Cruciol-Souza JM, Thompson JC, “A pharmacoepidemiologic study of drug interactions in a Brazilian teaching hospital”, Clinics 2006, 61(6),pp.515-20.
23. Daniel C Malone, Jacob Abarca, Phillip D. Hansten, Amy J. Grizzle, Edward P Amstrong (2005), “ Identification of Serious Drug-Drug Interactions: Result of the Parnership to prevent Drug-Drug Interactions”, The American Journal of Geriatric Pharmacotherapy, 3(2), pp. 65-76.
24. David S. Tatro (2012), Drug Interaction Facts 2012, Facts and comparison publishing group.
25. Davies N. M, Skjodt N.M (1999), “Clinical Pharmacokinetics of Meloxicam: A Cyclo-Oxygenase-2 Preferential Nonsteroidal Anti-Inflammatory Drug”, Clinical pharmacokinetic, 36, pp. 115-126.
26. D.Turck, W. Roth et al (1996), “A Review of the Clinical Pharmacokinetics of Meloxicam”, Br JRheumatol, 35 (1), pp. 13-16.
27. Eric N.van Roon, Sander Flikweert, Marianne le Comte, Pim N.J. Langendijk, Paul Smiths, Jacobus Brouwers (2005), “Clinical Relevance of Drug-Drug Interactions- A Structured Assessment Procedure”, Drug Safety 2005,28(12), pp. 1132-1139.
28. Fabiola Bagatini, Carine Raquel Blatt, Gabriela Maliska, Gunter Voges Trespash ( 2011), “Potential drug interactions in patients with rheumatoid arthritis”, Rev Bras Reumatol 2011, 51(1), pp. 20-39.
29. Frédéric Mille, Céline Schwartz, Francoise Brion, Jean-Eudes Fontan, Olivier Bourdon, Patrice Degoulet and Marie-Christine Jaulent (2008), “Analysis of overridden alerts in a drug-drug interaction detection system”, Int Journal Qual Health Care 2008, 20(6), pp.400-405.
30. Gabriel SE et al (2002), “Progress towards an OMERACT-ILAR guideline for economic evaluations in rheumatology”, Ann Rheum Dis, 61, pp. 370-373.
31. Goldberg RM et al (1996), “ Drug -drug and drug – disease interactions in the ED: Analysis of a high risk population” , American Journal of Emergency Medicine , 14, pp. 447-450. 
32. Halkin H. Et al (2001), “Preventing drug interactions by online prescription screening in community pharmacies and medical practices”, Clinical Pharmacology & Therapeutics, 69(4), pp. 260-265.
33. Halmiton RA et al (1998), “ Frequency of hospitalization after exposure to known drug-drug interactions in a medicaid population”, Pharmacotherapy, 18, pp. 1112¬1120.
34. Hanstern and Horn ( 2010), Hanstern and Horn ‘s Drug Interactions Analysis and Management, Wolters Kuwer
35. Hanstern PD (2003), “Drug interaction management”, Pharm World Science, 25(3), pp. 94-97.
36. Hauser Longo, Fauci, Kasper, Jameson et al (2008), Part 14: Disorders of the Immune System, Connective Tissues and Joints in Harrison ‘s Principles of Internal Medicine, The McGraw-Hill Companies (17 edition), Chapter 314.
37. Herfindal, Gourley, Lloyd Hart (1992), Clinical Pharmacy and Therapeutics, Churchill Livingstone, pp. 37-46.
38. Hubner G et al (1997), “Lack of pharmacokinetic interaction of meloxicam with methotrexate in patients with rheumatoid arthritis”, J Rheumatol, 24(5), pp. 845-851.
39. Ignazio Grattagliano, MD; Piero Portincasa, MD, PhD; Gaetano D’Ambrosio, MD; Vincenzo O. Palmieri, MD; Giuseppe Palasciano, MD (2010), “Avoiding drug interactions: Here’s help”, The journal offamily practice, 59(6), pp. 322-329.
40. Jankel CA et al (1994), “Effect of drug interactions on outcomes of patients receiving warfarin or theophylline” , American Journal of Hospital Pharmacy, 51,
pp.661-666.
41. John E Murphy, Daniel C. Malone, Bridget M. Olson, Amy J. Grizzle, Edward P Amstrong (2009), “Development of computerised alerts with management strategies for 25 serious drug-drug interactions”, American Journal of Health- System Pharmacy , Vol 66, pp. 38-44. 
42. Joint Formulary Committee, “Bristish National Formulary”, Bristish Medical Assiciation and Royal Pharmaceutical Society of Great Britain (61st Edition), London, 2011.
43. Josiane Bourre Tessier et al (2010), “ Methotrexat drug interactins in the treatment of rheumtoid arthritis : A systematic review”, J. Rheumatol, 37 (7), pp. 1416-1421.
44. Kanjanarat P et al (2003), “ Preventing harm from high risk medicines”, American Journal Health System Pharm, 60, pp.1750-1759.
45. Kaufman DW, Kelly JP (2002), “Recent patterns of medications use in ambulatory adult population of US”, JAMA 287, pp. 337-344.
46. Kevin A Clauson (2010), “Pharmacists: Are your drug information database accurate?”, US Pharmacist.com/ continuing education.
47. Kirsten K. Viktil, Hege S.Blix et al (2006), “Polypharmacy as commonly defined is an indicator of limited value in the assessment of drug-related problems”, British Journal of Clinical Pharmacology, 63(2), pp. 187-195
48. Lee SS et al (2009), “ Combination treatment with leflunomide and methotrexat for patients with RA” , Scand J Rheumatol 2009, 38(1), pp. 11-14.
49. Luiza Cristina Lacerda Jacomini, Nilzio Antonio da Silva (2011), “Drug interactions: a contribution to the rational use of synthetic and biological immunosupressants”, Rev Bras Reumatol 2011, 51(2), pp. 161-174.
50. Micromedex Healthcare Series [intranet database],Version 2.0. Greenwood Village, Colo: Thomson Reuters (Healthcare) Inc, http:// www.thomsonhc.com.
51. Nozaki Y et al ( 2007), “Species difference in the inhibitory effect of nonsteroidal anti-inflammatory drugs on the uptake of methotrexate by human kidney slices”, J Pharmaco Exp Ther, 322(3), pp. 1162-1170.
52. Pharmaceutical Press (2010), Stockley’s Drug Interactions Pocket Companion.
53. Philip.D.Hanstern(2003), “Drug interaction management”, Pharm World Sci 2003, 25(3), pp. 94-97.
54. Preskorn SH(2004), How drug-drug interactions can impact managed care, Am J Manag Care, pp. 186-198.

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Tổng quan về tương tác thuốc 3
1.1.1. Khái niệm tương tác thuốc – thuốc 3
1.1.2. Dịch tễ học của tương tác 3
1.1.3. Phân loại tương tác thuốc – thuốc 4
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ của tương tác thuốc 5
1.1.5. Hậu quả của tương tác thuốc bất lợi 6
1.1.6. Tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng 7
1.1.7. Các biện giảm thiểu tương tác và hậu quả của tương tác 8
1.1.8. Vai trò của xây dựng danh mục tương tác cần chú ý trong điều trị … 10
1.2. Tổng quan về bệnh lý cơ xương khớp 11
1.2.1. Mô hình bệnh tật của bệnh lý cơ xương khớp 11
1.2.2. Các nhóm thuốc chính điều trị bệnh lý cơ xương khớp 13
1.2.3. Nguy cơ gặp tương tác thuốc trong bệnh lý cơ xương khớp 18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.1.1. Cơ sở dữ liệu 20
2.1.2. Thuốc 20
2.1.3. Đơn thuốc điều trị ngoại trú và bệnh án điều trị nội trú 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu 21 
2.2.1. Nội dung 1: Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý của các hoạt chất được sử dụng phổ biến tại khoa Cơ xương khớp, bệnh viện Bạch Mai và hướng dẫn xử trí các tương tác này trong thực hành lâm sàng 21
2.2.2. Nội dung 2: Xác định tỷ lệ xuất hiện những tương tác trong danh mục
tương tác thuốc đã được xây dựng trong đơn thuốc điều trị ngoại trú và bệnh án nội trú tại khoa Cơ xương khớp – bệnh viện Bạch Mai 23
2.3. Xử lý số liệu 24
Chương 3. KẾT QUẢ 25
3.1. Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý của các hoạt chất được sử dụng phổ biến tại khoa Cơ xương khớp, bệnh viện Bạch Mai và hướng dẫn xử trí các tương tác này trong thực hành lâm sàng 25
3.1.1. Xây dựng danh mục tương tác cần chú ý của các hoạt chất được sử dụng phổ biến tại khoa Cơ xương khớp 25
3.1.2. Xây dựng hướng dẫn xử trí các tương tác thuốc trong danh mục được xây
dựng 31
3.2. Xác định tỷ lệ xuất hiện những tương tác trong danh mục tương tác thuốc đã được xây dựng trong đơn thuốc điều trị ngoại trú và bệnh án nội trú tại khoa Cơ
xương khớp – bệnh viện Bạch Mai 31
3.2.1. Đặc điểm bệnh nhân và tình hình sử dụng thuốc 31
3.2.1. Đặc điểm về tương tác thuốc 35
Chương 4. BÀN LUẬN 36
4.1. Bàn luận về xây dựng danh mục tương tác và hướng dẫn xử trí 36
4.2. Bàn luận về tỷ lệ xuất hiện tương tác trong đơn thuốc ngoại trú và bệnh án điều trị nội trú
37
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 44
5.1. Kết luận 44
5.2. Đề xuất 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh mục các hoạt chất sử dụng phổ biến ở khoa Cơ xương khớp – bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ 01/10/2010 đến 30/09/2011.
Phụ lục 2: Danh mục tương tác thuốc cần chú ý và biện pháp xử trí trong thực hành lâm sàng tại khoa Cơ xương khớp – bệnh viện Bạch Mai.
Phụ lục 3: Phiếu khảo sát tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại khoa Cơ xương khớp – bệnh viện Bạch Mai.
Phụ lục 4: Phiếu khảo sát tương tác thuốc trong bệnh án điều trị nội trú tại khoa Cơ xương khớp – bệnh viện Bạch Mai.

ADR Phản ứng có hại của thuốc (adverse drug reaction)
ADE Biến cố bất lợi của thuốc ( adverse drug event)
AUC Diện tích dưới đường cong (The Area Under The Curve)
C max Nồng độ thuốc tối đa đạt được trong máu
COX Enzym Cyclo – Oxygenase
CSDL Cơ sở dữ liệu
CXK Cơ xương khớp
DDD Liều tổng cộng trung bình của 1 thuốc sử dụng trong 1 ngày
(Defined Daily Dose)
DIF Drug Interaction Facts
DMARD Thuốc chống viêm khớp có tác dụng điều biến bệnh (Disease
Modifying Anti Rheumatic Drug)
HH Hanstern and Horn’s Drug Interactions Analysis and Management
MM Micromedex 2.0
NSAID Thuốc hạ sốt, chống viêm, giảm đau không có cấu trúc steroid
(Non-steroidal anti-inflammatory drug)
SDI Stockley’s Drug Interactions Pocket Companion
SD Độ lệch chuẩn (Standard derivative)
TB Giá trị trung bình 
STT Tên bảng Trang
1 Bảng 1.1. Các tương tác quan trọng trên lâm sàng của nhóm DMARD 14
2 Bảng 2.1. Quy ước mức độ đánh giá tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng trong các CSDL 22
3 Bảng 3.1. Danh mục thuốc cần chú ý trong thực hành lâm sàng tại khoa CXK – bệnh viện Bạch Mai 27
4 Bảng 3.2. Tuổi của bệnh nhân ngoại trú và nội trú 31
5 Bảng 3.3. Phân bố giới của bệnh nhân ngoại trú và nội trú 31
6 Bảng 3.4. Chẩn đoán bệnh chính của bệnh nhân ngoại trú 32
7 Bảng 3.5. Chẩn đoán chính của bệnh nhân nội trú 32
8 Bảng 3.6. Số lượng bệnh mắc kèm của bệnh nhân ngoại trú 33
9 Bảng 3.7. Số lượng thuốc sử dụng của bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú 33
10 Bảng 3.8. 10 nhóm thuốc được kê đơn nhiều nhất ở bệnh nhân ngoại trú 34
11 Bảng 3.9. 10 nhóm thuốc được kê đơn nhiều nhất ở bệnh nhân nội trú 34
12 Bảng 3.10. Số ngày nằm viện trung bình được khảo sát ở bệnh nhân nội trú 35
13 Bảng 3.11. Tỷ lệ xuất hiện tương tác thuốc trong đơn điều trị ngoại trú 35
14 Bảng 3.12. Tỷ lệ xuất hiện tương tác thuốc trong bệnh án điều trị nội trú 35
15 Bảng 4.1 So sánh tần suất xuất hiện tương tác khi sử dụng 3 phương pháp phát hiện tương tác khác nhau trong đơn thuốc ngoại trú và bệnh án nội trú 42

Leave a Comment