NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH THU GOM TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU TỪ MÁU CUỐNG RỐN ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH THU GOM TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU TỪ MÁU CUỐNG RỐN ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Máu cuống rốn có chứa một lượng lớn tế bào gốc tạo máu, các tế bào này có khả năng sinh sản nhanh so với tế bào gốc trong tủy xương, đáp ứng nhạy với các yếu tố kích thích, khả năng gây đáp ứng miễn dịch yếu, số lượng người cho không hạn chế, đa dạng về HLA nên rất thuận lợi cho việc xây dựng một ngân hàng máu cuống rốn. Tuy nhiên máu cuống rốn có một hạn chế là số lượng ít, tế bào gốc chỉ đủ ghép cho trẻ nhỏ. Vì vậy việc nghiên cứu lựa chọn quy trình thu gom đạt hiệu Vận động và tuyển chọn sản phụ  cho máu cuống rốn tình nguyện.

Phương pháp thu gom:

Thu gom máu cuống rốn ngay sau khi đẻ thai 6 – 10 giây và cả sau khi đẻ rau bằng hệ thống kín. Tất cả đều được tiến hành nhanh trong vòng 4 – 5 phút để tránh động máu làm giảm hiệu quả thu gom.

Máu cuống rốn (MCR) – Tế bào gốc CD34 đang thu hút nhiều nghiên cứu và ứng dụng. Nhưng do hạn chế về số lượng máu thu được tế bào gốc chỉ đủ dùng cho trẻ nhỏ, vì vậy việc nghiên cứu quy trình thu gom đạt được số lượng lớn là cần thiết. Mục tiêu: Nghiên cứu quy trình thu gom máu cuống rốn đạt hiệu quả cao. Phương pháp: Nghiên cứu 112 mẫu máu cuống rốn được thu gom theo tiên chuẩn đã đặt trước, tính lượng máu thu được, xét nghiệm tế bào gốc CD34, phân tích các yếu tố liên quan từ mẹ, con, kỹ thuật thu gom. Kết quả: Bằng quy trình đã xây dựng từ các chỉ tiêu chọn lọc, mỗi máu cuống rốn thu được lượng máu từ 90 – 155ml, trong đó có 10,7% trường hợp thu được >120ml. Kết luận: Quy trình hiện nay cho phép thu được lượng máu cuống rốn đạt hiệu quả cao, có thể sử dụng cho trẻ lớn và người lớn trọng lượng thấp

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment