NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH ĐỘT BIẾN GEN KRAS BẰNG PCR ĐẶC HIỆU ALEN TÍCH HỢP CÔNG NGHỆ BẮT MỒI 2 LẦN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH ĐỘT BIẾN GEN KRAS BẰNG PCR ĐẶC HIỆU ALEN TÍCH HỢP CÔNG NGHỆ BẮT MỒI 2 LẦN

 Chỉ những bệnh nhân (BN) không mang đột biến gen Kras  mới đáp ứng tốt với kháng thể kháng EGFR. Sử dụng các dòng tế bào và plasmid mang 7 điểm đột biến khác nhau của Kras để xây dựng quy trình RT-PCR đặc hiệu alen có tích hợp giải pháp công nghệ bắt mồi 2 lần (dual – priming oligo -DPO). Bằng phương pháp này, có thể xác định được các đột biến khác nhau của gen  Kras  khi có 1% ADN mang đột biến. Đồng thời, số đầu xét nghiệm giảm từ 7 xuống còn 3 phản ứng, vì thế tiết kiệm được chi phí xét nghiệm. Như vậy, đã xây dựng thành công quy trình xác định đột biến gen Kras có độ nhạy, độ đặc hiệu cao.

 Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và thống kê của Viện  Ung thư,  thuộc Viện Sức khỏe  Quốc gia Mỹ:  ung thư đại trực tràng  (UTĐTT) là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 sau ung thư phổi. Tuy nhiên,tần suất của  bệnh thay đổi giữa các vùng địa lý khác nhau: cao nhất ở  bắc Mỹ, châu Âu, sau đó đến châu Á. Ở nước ta, tử vong do  UTĐTT  đứng hàng thứ 4 trong số các bệnh lý ung thư, chiếm tỷ lệ từ 5  –  15% tùy từng khu vực dân cư (Nguyễn Bá Đức, 2008).Một trong những đặc điểm nổi bật của UTĐTT  là có sự  biểu hiện cao của thụ thể tăng trưởng biểu mô (epidermal growth factorreceptor  –  EGFR). Nghiên cứu cho thấy, >  85% trường hợp mô  UTĐTT  được chẩn đoán bằng hóa mô miễn dịch có kết quả dương tính với EGFR (Normanno, Tejpar và CS, 2009). Đây là một đích rất quan trọng trong điều trị UTĐTT. 
 
 Các đột biến trên gen  Kras  xảy ra tại nhiều vị trí khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu tại ba điểm G34, G35 và G38 tại 2codon 12, 13 của exon 2, chúng hình thành 7 thể đột biến chủ yếu sau: 34G>T, 34G>C, 34G>A, 35G>T, 35G>C, 35G>A,  38G>(Savonarola, Palmirotta  và CS,  2012). Do đó, xét nghiệm đột biến phải được thiết kế sao cho có khả năng xác định được cả  7 đột biến nói trên.
 
Hiện nay, có nhiều phương pháp phát hiện đột biến khác nhau, được biết đến nhiều nhất là phương pháp đọc trình tự trực tiếp, nhưng phương pháp này tốn kém, mất thời gian và trang thiết bị đắt tiền, trong khi độ nhạy kỹ thuật không cao (cần ít nhất 20  –  30% số phân 
tử đột biến có mặt trong mẫu phân tích).

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment