NGHIÊN CỨU XƠ HÓA GAN Ở BỆNH NHÂN BỆNH GAN MẠN BẰNG ĐO ĐÀN HỒI GAN THOÁNG QUA ĐỐI CHIẾU VỚI MÔ BỆNH HỌC
LUẬN ÁN NGHIÊN CỨU XƠ HÓA GAN Ở BỆNH NHÂN BỆNH GAN MẠN BẰNG ĐO ĐÀN HỒI GAN THOÁNG QUA ĐỐI CHIẾU VỚI MÔ BỆNH HỌC.Các bệnh gan mạn tính luôn có diễn tiến liên tục sự phá hủy và hồi phục chủ mô gan, cuối cùng, dẫn đến xơ hóa gan và xơ gan,là nguyên nhân chính gây tử vong ở nhiều nước trên thế giới.
Bệnh gan mạn tính bao gồm một số các bệnh cảnh lâm sàng có bệnh nguyên khác nhau,trong đó, nguyên nhân dovirus viêm gan B, virus viêm gan C và viêm gan do rượu đóng vai trò quan trọng. Trên toàn thế giới, có khoảng 400 triệu người nhiễm HBV. Đa số người nhiễm HBV mạn tính thuộc các nước Châu Á, Châu Phi và Địa Trung Hải [7].
Hiện nay, các nhà lâm sàng xem xét xơ hóa gan với cái nhìn mới. Trước đây, xơ hóa gan được cho là một quá trình không thể đảo ngược do các tế bào chủ mô gan bình thường được thay thế bởi các tổ chức mô giàu Collagen; Ngày nay, nhờ những tiến bộ trong hiểu biết về xơ hóa gan mức độ phân tử trong hai thập niên qua cho phép mở ra hướng điều trị kháng xơ hóa [50],tiến trình xơ hóa gan có khả năng ngừng hoặc hồi phục nếu được điều trị thích hợp [16].
NGHIÊN CỨU XƠ HÓA GAN Ở BỆNH NHÂN BỆNH GAN MẠN BẰNG ĐO ĐÀN HỒI GAN THOÁNG QUA ĐỐI CHIẾU VỚI MÔ BỆNH HỌC Trước thực tế này, việc xác định mức độ xơ hóa gan sớm và chính xác đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán, tiên lượng cũng như chỉ định và đáp ứng điều trị trong quá trình theo dõi bệnh nhân bệnh gan mạn tính. Cho đến nay, để phát hiện sớm xơ hóa gan cần phải sinh thiết gan, nó được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán giai đoạn xơ hóa gan.Sinh thiết gan là một kỹ thuật xâm lấn nên cả bệnh nhân và bác sĩ đều ngại thực hiện.
Trong số các phương pháp không xâm lấn đang được quan tâm hiện nay, đo độ đàn hồi gan thoáng qua (FibroScan®) là một kỹ thuật có nhiều hứa hẹn. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để khảo sát tính khả thi và tính chính xác của phương pháp này trong đánh giá mức độ xơ hóa gan.
Đo độ đàn hồi gan thoáng qua là phương pháp mới – không xâm lấn, nhanh chóng, dễ thực hiện và có thể lặp lại – cho phép đánh giá mức độ xơ hóa gan. Sử dụng các chỉ số để đo độ đàn hồi gan bằng siêu âm định lượng trong chẩn đoán mức độ xơ hóa gan là phương pháp khoa học khách quan, không phụ thuộc vào tính chủ quan của người thực hiện cũng như đối tượng nghiên cứu nhưng lại cho ra giá trị chính xác. NGHIÊN CỨU XƠ HÓA GAN Ở BỆNH NHÂN BỆNH GAN MẠN BẰNG ĐO ĐÀN HỒI GAN THOÁNG QUA ĐỐI CHIẾU VỚI MÔ BỆNH HỌC
Dựa vào các chỉ số đo độ đàn hồi gan nhằm chẩn đoán mức độ xơ hóa gan, từ đó đưa ra phương án điều trị chính xác và dự phòng thích hợp.Theo dõi và tiên lượng mức độ xơ hóa gan trong bệnh lý bệnh gan mạn tính.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
– Mục tiêu 1: Xác định giá trị ngưỡng, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính, giá trị tiên đoán âm tính của đo đàn hồi gan thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học ở bệnh nhân bệnh gan mạn tính.
– Mục tiêu 2: Đánh giá mối tương quan của đo đàn hồi gan thoáng qua theo các mức độ xơ hóa của gan với một số chỉ số huyết học và hóa sinh ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
Danh mục các biểu đồ
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 01
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 03
1.1 Bệnh gan mạn tính. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 03
1.2 Các phương pháp đánh giá xơ hóa gan. . . . . . . . . . . . . . . 15
1.3 Tình hình nghiên cứu FibroScan ngoài và trong nước. . . . 32
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1 Đối tượng nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37
2.2 Phương pháp nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. 60
3.1 Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . .. 60
3.2 Mô bệnh học bệnh gan mạn tính. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . 66
3.3 Độ đàn hồi gan. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
3.4 Các mối liên quan, tương quan giữa độ đàn hồi gan với mức độ xơ hóa theo metavir và thông số huyết học, hóa sinh liên quan xơ gan. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 86
4.1 Một số đặc điểm chung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 86
4.2 Sinh thiết gan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 96
4.3 Đo độ đàn hồi gan thoáng qua . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 104
4.4 Mối tương quan giữa mức độ xơ hóa gan với mô bệnh học và một số chỉ số hóa sinh và huyết học. . . . . . . . . . . . 116
KẾT LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 121
KIẾN NGHỊ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 123
Tài liệu tham khảo
Danh mục các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đã công bố
Phụ lục
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Ngô Quốc Đạt, Bùi Hồng Lĩnh, Hoàng Trọng Thảng (2013), “Nghiên cứu mức độ xơ hóa gan qua đo độ đàn hồi gan đối chiếu với sinh thiết gan ở bệnh nhân viêm gan siêu vi C mạn tính”, Tạp chí Y Dược học, trường Đại học Y Dược Huế, (15), tr.75-83.
2. Nguyễn Thị Nhã Đoan, Bùi Hữu Hoàng (2012), “Đột biến kháng thuốc trên bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn đang điều trị với các thuốc tương tự nucleos(t)ide”, Tạp chí khoa học Tiêu Hóa Việt Nam, VI (25), tr.1707-1716.
3. Phương Thị Hà (2011), Xác định kiểu gen virut viêm gan C trong huyết thanh bệnh nhân viêm gan C bằng kỹ thuật sinh học phân tử Real time – PCR, Luận văn Thạc sĩ ngành Vi Sinh Vật Học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM.
4. Nguyễn Xuân Hiền (2009), “Nghiên cứu hình ảnh nội soi của niêm mạc thực quản ở bệnh nhân xơ gan”, Tạp chí khoa học Tiêu Hóa Việt Nam, IV(16), tr.1075–1079.
5. Bùi Hữu Hoàng, Trịnh Thị Thanh Thúy (2012), “Tỷ lệ đáp ứng với điều trị bằng peg-interferon phối hợp vớii ribavirin ở bệnh nhân viêm gan vi rút C mạn tính genotype 1 và 6”, Tạp chí Khoa học Tiêu Hóa Việt Nam, VII (26), tr.1742-1749.
6. Nguyễn Mạnh Hùng, Vũ Văn Khiên (2009), “Nghiên cứu mức độ giãn tĩnh mạch thực quản, các yếu tố dự báo và điều trị bằng propanolol”, Tạp chí khoa học Tiêu Hóa Việt Nam, IV(16), tr.1080–1085.
7. Trần Văn Huy, Lê Viết Nho (2010), “Đánh giá hiệu quả điều trị entecavir trên các bệnh nhân viêm gan B mạn HBeAg(+)”, Tạp chí Khoa học Tiêu Hóa Việt Nam, V(18), tr.1221- 1227.
8. Đỗ Thị Thu Hương, Trần Ngọc Thạnh, Phạm Hùng Vân, Võ Đức Xuyên An (2012), “Nghiên cứu kiểu gen, đột biến kháng thuốc và đột biến tiền lõi của vi rút viêm gan B trên bệnh nhân viêm gan mạn tại Đà Nẵng”, Tạp chí Gan Mật Việt Nam, (19), Tr.7-14.
9. Lai Tố Hương (2008), So sánh giá trị tiên lượng giữa thang điểm MELD và CHILD-PUGH trên bệnh nhân xơ gan mất bù, Luận án Chuyên khoa Cấp II, Đại học Y-Dược TP.Hồ Chí Minh.
10. Lê Quang Nghĩa (2001), Xơ gan và Biến chứng Xuất huyết Tiêu hóa, Nhà xuất bản Y học, TP.HCM, tr.13-32.
11. Trịnh Thị Ngọc, Nguyễn Văn Dũng (2011), “Bước đầu nhận xét kết quả của Tenofovir trong điều trị bệnh nhân viêm gan virut B mạn tính”, Tạp chí Gan Mật Việt Nam, (18), tr.12-18.
12. Mã Phước Nguyên (2005), Giá trị của tỷ lệ số lượng tiểu cầu trên đường kính lách trong dự đoán giãn tĩnh mạch thực quản trên bệnh nhân xơ gan, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y-Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
13. Mã Phước Nguyên, Lê Thành Lý (2009), “Các yếu tố dự đoán nguy cơ tử vong trên bệnh nhân xơ gan có biến chứng XHTH do vỡ TMTQ giãn đang nằm viện”, Tạp chí khoa học Tiêu Hóa Việt Nam 2009, IV(17), tr.1161–1166.
14. Hồ Tấn Phát (2003), Khảo sát mối tương quan giữa mức độ xơ gan theo phân loại Chid-Pugh và mức độ giãn tĩnh mạch thực quản qua nội soi dạ dày tá tràng, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y-Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
15. Ngô Thị Thanh Quýt, Nguyễn Phương, Lê Thành Lý, Bùi Hữu Hoàng (2010), “Chẩn đoán mức độ xơ hóa gan bằng phương pháp đo độ đàn hồi gan trên bệnh nhân bệnh gan mạn”, Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 14(1), tr.161-166.
16. Hoàng Trọng Thảng (2009), “Mức độ và giai đoạn tổn thương mô bệnh học gan ở bệnh viêm gan mạn”, Tạp chí khoa học Tiêu Hóa Việt Nam, IV(16), tr.1086-1089.
17. Hoàng Trọng Thảng, Nguyễn Văn Vỹ, Lâm Thị Vinh (2012), “Đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học bệnh lý dạ dày tăng áp cửa ở bệnh nhân xơ gan”, Tạp chí Gan Mật Việt Nam, (19), tr.15-23.
18. Dao Manh Thong, Ollivier, Isabelle, Dupont Benoit (2010), “Vai trò của sinh thiết gan qua đường tĩnh mạch cổ và đo hiệu áp tĩnh mạch cửa –trên gan năm 2010”, Tạp chí khoa học Tiêu Hóa Việt Nam 2010, V(20), tr.1397–1399.
19. Lâm Hoàng Cát Tiên (2005), Khảo sát giá trị của phương pháp chẩn đoán không xâm lấn trong xơ gan còn bù, Luận văn bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.
20. Nguyễn Đức Toàn, Trần Ngọc Ánh, Đỗ Trung Quân, (2009), “Nghiên cứu chỉ số Fibroscan trong bệnh viêm gan mạn”, Tạp chí Gan Mật Việt Nam, IV(14), tr.943-948.
21. Nguyễn Đức Toàn và cs (2008), “Nghiên cứu chỉ số Fibroscan trong bệnh viêm gan mạn”, Tạp chí Khoa Học Tiêu Hóa, III(13), tr.870.
22. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê, Hà Nội.
23. Bùi Xuân Trường (2010), “ROC (Receiver Operating Characteristic) trong nghiên cứu Y học”, Tạp chí Khoa học Tiêu HóaViệt Nam, V(19), tr.1304-1309.
24. Nguyễn Văn Tuấn (2008) “Ước tính cỡ mẫu”, Y học thực chứng, Nhà xuất bản Y học, tr.93-95.
25. Hoàng Tiến Tuyên (2012), “Kỹ thuật sinh thiết gan mù bằng kim Hepafix theo phương pháp Menghini”, Tạp chí Gan Mật Việt Nam, (19), tr.61-65.
26. Trần Ánh Tuyết (2006), Khảo sát mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ và giãn tĩnh mạch thực quản trên bệnh nhân xơ gan, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y-Dược TP.Hồ Chí Minh.
27. Trần Thị Khánh Tường, Hoàng Trọng Thảng (2014), “Đánh giá giá trị của kỹ thuật ghi hình xung lực xạ âm trong dự đoán giai đoạn xơ hóa gan trên bệnh nhân bị bệnh gan mạn tính”, Tạp chí khoa học Tiêu Hóa Việt Nam, IX(36), tr.2337–2343.
DANH MỤC CÁC NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
1. Trần Bảo Nghi, Hoàng Trọng Thảng, Nguyễn Tiến Lĩnh, Trương Thị Duyên Hương, Ngô Quốc Đạt, Phan Đặng Anh Thư, Bùi Hồng Lĩnh (2013), “Đánh giá mức độ xơ hóa gan qua đo độ đàn hồi thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học ở bệnh nhân viêm gan siêu vi C mạn tính”, Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh, Tập 17, Phụ bản số 3, tr.315-322.
2. Trần Bảo Nghi, Ngô Thị Thanh Quýt, Hoàng Trọng Thảng, Lê Thành Lý, Nguyễn Phương, Bùi Hữu Hoàng, Nguyễn Tiến Lĩnh, Trương Thị Duyên Hương, Ngô Quốc Đạt, Phan Đặng Anh Thư, Bùi Hồng Lĩnh (2014), “Đánh giá mức độ xơ hóa gan qua đo độ đàn hồi thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học ở bệnh nhân viêm gan mạn tính”, Tạp chí Y Dược học, trường Đại học Y Dược Huế, số 24, tr.59-65.