Nghiên cứu xử trí thai dị dạng từ 13 đến 27 tuần được đình chỉ thai nghén tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, năm 2009
Mong muốn sinh được một đứa trẻ lành lặn và khỏe mạnh là niềm mơ ước, hạnh phúc không chỉ cho mỗi cặp vợ chồng mà còn là niềm vui chung cho cả dòng họ. Không may thay, bất hạnh vẫn xảy ra khi một số gia đình có con mới sinh ra đã bị mang các dị dạng bẩm sinh. Các dị dạng bẩm sinh do các phát triển bất thường trong các thời kỳ phát triển của phôi và thai tạo ra những thai nhi bị dị dạng ngay từ trong bụng mẹ.
Theo các tác giả trong nước và ngoài nước khoảng 2- 3% các trẻ sơ sinh sống có dị tật bẩm sinh nặng biểu hiện rõ ràng ngay khi ra đời [1], [4], [12], [20], [34], [64], [68]. Các dị dạng bẩm sinh của thai có nhiều mức độ và hình thái khác nhau nhưng hậu quả của nó đều tác động xấu đến đứa trẻ, gia đình và xã hội. Khoảng 50% các trường hợp sảy thai trước 12 tuần là do nguyên nhân bất thường nhiễm sắc thể [4], [19]. Hiện nay, môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều hóa chất độc hại, vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo, mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi… đang làm gia tăng tỉ lệ thai dị dạng. Các dị dạng thai có thể xuất hiện ở bất cứ người phụ nữ bình thường và khỏe mạnh nào. Theo tác giả Trần Danh Cường tỉ lệ thai dị dạng chung khoảng 3,5%, riêng khảo sát tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương là 5,4% [11].
Dị dạng bẩm sinh có nhiều mức độ và hình thái khác nhau nhưng hậu quả của nó thực sự là nỗi đau khổ, là gánh nặng cho cả gia đình và xã hội nếu đứa trẻ có cơ may sống sót dễ trở thành người tàn phế. Không những thế, dị dạng bẩm sinh ảnh hưởng nhiều đến xúc cảm, tâm lý của người mẹ đối với các lần có thai sau, để lại gánh nặng cho người mẹ, gia đình và xã hội.
Ngày nay, với sự tiến bộ của y học, việc thành lập Trung tâm chẩn đoán trước sinh đã đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình theo dõi, sàng lọc, phát hiện sớm các dị dạng bẩm sinh chính xác hơn bằng việc phối hợp siêu âm với các xét nghiệm di truyền học, sinh hoá, để tư vấn cho các cặp vợ chồng về hướng xử trí thích hợp. Chẩn đoán trước sinh đã giúp phát hiện các dị dạng chính xác hơn và sớm hơn trong thai kỳ. Đối với mỗi trường hợp thai nhi bị dị dạng bẩm sinh thì thầy thuốc sản khoa phải tư vấn cho các cặp vợ chồng và gia đình lựa chọn hướng xử trí phù hợp nhằm giảm thiểu tỉ lệ tử vong sơ sinh do thai nghén bất thường và nâng cao chất lượng dân số.
Ở Việt Nam, đình chỉ thai nghén ba tháng giữa chiếm tỉ lệ 10- 15% trong tổng số các trường hợp đình chỉ thai nghén trong thai kỳ và có nhiều phương pháp đình chỉ thai nghén có hiệu quả, giảm các nguy cơ và các tai biến rủi ro, nhưng chỉ được thực hiện ở tuyến tỉnh và tuyến trung ương, vì tỉ lệ tai biến cao [24]. Tỉ lệ đình chỉ thai nghén vì thai dị dạng bẩm sinh là 20,1% [11]. Nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể nào về các phương pháp đình chỉ thai nghén ba tháng giữa ở thai dị dạng bẩm sinh. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xử trí thai dị dạng từ 13 đến 27 tuần được đình chỉ thai nghén tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, năm 2009” với hai mục tiêu:
1. Xác định tỉ lệ một số loại dị dạng bẩm sinh được đình chỉ thai nghén ở tuổi thai từ 13 đến 27 tuần.
2. Nhận xét kết quả của các phương pháp đình chỉ thai dị dạng ở tuổi thai từ 13 đến 27 tuần.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. SINH LÝ SỰ THỤ THAI 3
1.1.1. Sự thụ tinh: 3
1.1.2. Sự phát triển của phôi thai 3
1.2. DỊ DẠNG BẨM SINH 4
1.2.1. Định nghĩa dị dạng bẩm sinh: 4
1.2.2. Phân loại dị dạng bẩm sinh 5
1.2.3. Thời gian có khả năng phát sinh dị dạng: 7
1.3. THÁI ĐỘ XỬ TRÍ THAI BỊ DỊ DẠNG BẨM SINH 9
1.3.1. Đình chỉ thai nghén 9
1.3.2. Các phương pháp đình chỉ thai nghén trong 3 tháng giữa 10
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DỊ DẠNG BẨM SINH VÀ ĐÌNH CHỈ THAI
NGHÉN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 18
1.4.1. Nghiên cứu dị dạng bẩm sinh và đình chỉ thai nghén trên thế giới 19
1.4.2. Nghiên cứu dị dạng bẩm sinh và đình chỉ thai nghén ở Việt Nam 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 25
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 25
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 25
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 25
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 25
2.2.3. Các nội dung nghiên cứu: 26
2.2.4. Các dữ liệu liên quan đến nghiên cứu: 30
2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 30
2.4. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 30
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU 30
2.6. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1. TỈ LỆ DỊ DẠNG BẨM SINH ĐƯỢC ĐÌNH CHỈ THAI NGHÉN 32
3.2. NHẬN XÉT KẾT QUẢ XỬ TRÍ DỊ DẠNG Ở TUỔI THAI 13- 27 TUẦN 40
3.2.1. Các phương pháp đình chỉ thai nghén 40
3.2.2. Liều lượng thuốc sử dụng để đình chỉ thai nghén 41
3.2.3. Thời gian thai ra 43
3.2.4. Kết quả của các phương pháp đình chỉ thai nghén 44
3.2.5. Thời gian nằm viện 49
3.2.6. Biến chứng và tai biến 50
Chương 4: BÀN LUẬN 51
4.1. PHÂN TÍCH TỈ LỆ THAI DDBS ĐƯỢC ĐÌNH CHỈ THAI NGHÉN 51
4.1.1. Phân tích tình hình dị dạng bẩm sinh được đình chỉ thai nghén 51
4.1.2. Phân tích tuổi thai bị DDBS được đình chỉ thai nghén 53
4.1.3. Phân tích số lượng DDBS/thai nhi được đình chỉ thai nghén 55
4.1.4. Phân tích tỉ lệ từng loại dị dạng được đình chỉ thai nghén 56
4.1.5. Phân tích tỉ lệ DDBS của mỗi nhóm cơ quan 58
4.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÌNH CHỈ THAI NGHÉN. 63
4.2.1. Phân tích các phương pháp đình chỉ thai nghén 63
4.2.2. Phân tích kết quả của phương pháp ĐCTN bằng thuốc 65
4.2.3. Kết quả của các phương pháp ĐCTN 69
4.2.4. Phân tích phương pháp ĐCTN bằng nong và gắp 69
4.2.5. Phân tích phương pháp ĐCTN bằng đặt túi nước 70
4.2.6. Phân tích phương pháp ĐCTN bằng mổ lấy thai hoặc cắt tử cung bán phần
cả khối 71
4.2.7. Phân tích kết quả ĐCTN của nhóm mổ cũ và không mổ cũ 72
4.2.8. Phân tích về biến chứng và tai biến 73
4.2.9. Phân tích thời gian nằm viện 73
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích