Nghiên cứu ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm nặng

Nghiên cứu ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm nặng

Nghiên cứu ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm nặng.Trầm cảm là một trong các rối loạn tâm thần rất phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới. ở Việt Nam có khoảng 3,2- 5,6% dân số mắc rối loạn trầm cảm [6]. Theo dự báo rối loạn trầm cảm là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây rối loạn hoạt năng của con người sau các bệnh lý về tim mạch vào năm 2020.
Tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm trong cả cuộc đời là 25%. Trầm cảm nặng gây mất khả năng lao động, chi phí cho điều trị cao và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội [73]               
Tự sát là một cấp cứu trong lâm sàng tâm thần học, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tự sát: do trầm cảm, do các stress tâm lý, do hoang tưởng và ảo giác chi phối, do doạ tự sát dẫn đến tự sát thực sự, trong đó trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tự sát. Trong rối loạn trầm cảm, bệnh nhân bi quan chán nản, nhìn tương lai ảm đạm, cho mình có phẩm chất xấu, không đáng sống, có tội lớn phải chết mới đền được tội [23]. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm.

Nhiều nghiên cứu cho thấy có tới 75% số trường hợp tự sát có liên quan đến rối loạn trầm cảm, trong đó 2/3 là trầm cảm có loạn thần và 10-15% bệnh nhân tự sát thành công [73].
  Tự sát có thể xẩy ra ở mọi loại trầm cảm nhưng phổ biến hơn cả (nguy cơ cao) ở bệnh nhân có rối loạn trầm cảm nặng. Đặc biệt rối loạn trầm cảm nặng có loạn thần nguy cơ tự sát cao gấp 5 lần số bệnh nhân bị trầm cảm không có loạn thần. Một số bệnh nhân tự sát được phát hiện và cứu sống, song nguy cơ tái tự sát là rất cao. Bệnh nhân có hành vi tự sát lần đầu thì nguy cơ cao dẫn đến tự  sát lần hai [81].
Do vậy việc phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời các ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm có tầm quan trọng đặc biệt để giảm tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân này. 
         ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về tự sát trên các bệnh tâm thần nói chung nhưng cho tới nay chưa có công trình nào nghiên cứu về ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm nặng, do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: 
   “Nghiên cứu ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm nặng”  với các mục tiêu nghiên cứu sau:
1.     Mô tả đặc điểm lâm sàng ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm nặng.
2.     Nhận xét một số yếu tố liên quan đến ý tưởng và hành vi tự sát

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt:
1.    Đỗ Tam Anh (2008), ” Đặc điểm lâm sàng hoang tưởng và ảo giác ở bệnh nhân Rối loạn trầm cảm nặng có loạn thần” Luận văn chuyên khoa II, Trường Đặi học Y Hà Nội, Tr 44-80.
2.    Nguyễn Phước Bình (2010), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của rối loạn lo âu lan tỏa” Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp 2 – Trường Đại học Y Hà Nội. Tr: 69-71.
3.    Trần Hữu Bình (1998). “Trầm cảm và các bệnh mạn tính”,  Thông tin y học chuyên ngành tâm thần Hà Nội, Tr 53-58.
4.    Trần Hữu Bình (2003), Nghiên cứu rối loạn trầm cảm ở những người có bệnh lý dạ dày – ruột thực thể và chức năng, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Tr 22-28.
5.    La Đức Cương (2009), Nghiờn cứu đặc điểm lõm sàng rối loạn hỗn hợp lo õu và trầm cảm ở bệnh nhõn điều trị nội trỳ, Luận văn bỏc sỹ chuyờn khoa cấp II. Đại học Y Hà Nội. tr 62-65.
6.    Trần Văn Cường (2002). Điều tra dịch tễ lâm sàng một số bênh tâm thần thường gặp ở các vùng kinh tế – xã hội khác nhau ở nước ta hiện nay. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Tr. 42- 43.
7.    Trần Văn Cường (2004), “Nhận xét tình hình tử vong do tự sát tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I từ 1983- 2002” , Hội thảo quốc gia chăm sóc bệnh nhân Tâm thần và phòng chống tự tử, Tr. 135-144.
8.    Vũ Minh Hạnh (2008), Nghiên cứu trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội,Tr 40-60. 
9.    Bùi Quang Huy (2008). Trầm cảm. Nhà xuất bản y học, Hà Nội. Tr.19-56.
10.    Bùi Quang Huy, Cao Tiến Đức (2004). “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và lâm sàng ở bệnh nhân tâm thần có hành vi tự sát”, Tạp chí y dược học quân sự, (số 2), Tr. 92 – 96.
11.    Nguyễn Hữu Kỳ (1996), Nghiên cứu sự liên quan giữa yếu tố ngoại lai, nhân tố tâm lý và nhân tố bệnh tâm thần ở những người toan tự sát, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học y Hà Nội, Tr 45-70.
12.    Trần Viết Nghị, Nguyễn Văn Siêm, Nguyễn Viết Thiêm và CS. (2001). “Nghiên cứu dịch tễ lâm sàng các rối loạn trầm cảm tại một số quần thể cộng đồng”, Nội san Tâm thần học, hội Tâm thần học, Hà nội, Tr. 21-22.
13.    Trần Viết Nghị, Võ Văn Bản (1994), “ Hình ảnh lâm sàng của loạn thần do rượu tại Viện sức khỏe tâm thần”, Kỷ yếu công trình Hội nghị nghiên cứu lâm sàng dịch tễ lạm dụng rượu,  Tr. 102-107.
14.    Natgiarop R.A., Xnhegiơnepxki A.V. (1980), “Bệnh loạn thần hưng trầm cảm, hội chứng trầm cảm”, Tâm thần học, NXB Y học, Hà Nội, Tr.105-109, 311-318.
15.    Hoàng Văn Nghĩa (2005), Nghiên cứu đặc điểm lân sàng bệnh nhân tâm thần phân liệt có hành vi tự sát, Luận văn thạc sỹ y học. Học viện Quân y. Hà Nội, Tr 36-57.
16.    Tô Thanh Phương (2005). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm nặng và điều trị bằng amitriptylin phối hợp với thuốc chống loạn thần. Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y, Hà Nội, Tr. 100-101.
17.    TQ (2007), Phụ nữ Trung Quốc tự sát nhiều hơn nam giới, Thông tin cập nhật ngày 11/09/2007, http:// www.toantusat.google.com.vn.
18.    Đào Hồng Thái (2007), “ Tự sát trong tâm thần học”, Nội san chuyên ngành, Trung tâm Sức khoẻ Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh, (11), Tr. 1-5.
19.    Lê Văn Thành (2008), “Nghiên cứu tình hình và một số yếu tố nguy cơ toan tự sát của những bệnh nhân được điều trị cấp cứu tại Tỉnh thanh Hoá”, Luận văn chuyên khoa II, Trường đại học Y- Dược Huế, Tr. 42-88.
20.    Nguyễn Viết Thiêm, Nguyễn Kim Việt (2003), “Sinh hoá não các chất dẫn truyền thần kinh điều trị trong Tâm thần học”, Tài liệu giảng dạy sau đại học, Bộ môn Tâm thần học, Trường Đại học Y Hà Nội, Tr. 61-69.
21.    Nguyễn Viết Thiêm, Lã Thị Bưởi (2001), Bệnh học tâm thần, Tập bài giảng dành cho sau đại hoc, Bộ môn Tâm thần Trường Đại học Y Hà Nội. Tr.59-63.
22.    Nguyễn Viết Thiêm (1993), “Đặc điểm trạng thái trầm cảm trong lâm sàng tâm thần học ngày nay”,  Các chuyên đề về tâm thần hoc. Tr. 63-70.
23.    Nguyễn Việt (1984), “Tự sát”, Tâm thần học, NXB Y học Hà Nội, Tr 144-146.
24.    Tổ chức y tế Thế giới (1992), Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi, Tổ chức y tế Thế giới, Geneva.
25.    Nguyễn Kim Việt (2003) “ Liệu pháp nhận thức”, Các rối loạn liên quan đến stress và điều trị học trong Tâm thần, Tài liệu giảng dạy sau đại học, Bộ mônTâm thần học Trường Đại học y Hà Nội, Tr. 115-120.
26.    Nguyễn Kim Việt (1995). Bước đầu đánh giá việc sử dụng thuốc chống trầm cảm ở khoa nữ, Viện sức khoẻ Tâm thần – Luận văn Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học y Hà Nội. 

 

Leave a Comment