Ngôi chỏm và cơ chế đẻ ngôi chỏm
1.Trường thứ nhất:
CÂU HỎI KIỂM TRA. Chọn một câu trả lời cho các câu hỏi sau
1- Trong ngôi chỏm, kiểu thế chẩm chậu trái trước, sổ kiểu chẩm vệ, đến thì sổ vai, vai sẽ xoay theo kiểu nào?
a)45 độ theo chiều kim đồng hồ
b)45 độ ngược chiều kim đồng hồ
c)135 độ theo chiều kim đồng hồ
d)135 độ ngược chiều kim đồng hồ
e)Vai sẽ sổ tự nhiên, không qua hiện tượng xoay
2- Trong ngôi chỏm, kiểu thế chẩm chậu phải sau, để sổ theo kiểu chẩm vệ, đầu thai phải xoay như thế nào?
a)45 độ theo chiều kim đồng hồ
b)135 độ theo chiều kim đồng hồ
c)45 độ ngược chiều kim đồng hồ
d)135 độ ngược chiều kim đồng hồ
e)Chỉ có thể sổ theo kiểu chẩm cùng
3- Hiện tượng lọt trong ngôi chỏm được định nghĩa chính xác là:
a)Khi ngôi thai đi ngang qua eo trên
b)Khi ngôi thai xuống ngang với hai gai hông
c)Khi đường kính lưỡng đỉnh của đầu thai ngang qua eo trên
d)Khi đường kính lưỡng đỉnh của đầu thai ngang với hai gai hông
e)Không câu nào ở trên đúng
4- Trong cơ chế chuyển dạ sanh ngôi chỏm, hiện tượng xoay trong xảy ra vào thời điểm nào?
a)Trước khi thai chuẩn bị lọt
b)Ngay sau khi đầu vừa lọt
c)Trong quá trình xuống, trước khi sổ
d)Sau khi ngôi thai đã sổ
e)Có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào
5- Trong một cuộc sanh, đầu của thai nhi phải di chuyển theo trục của khung chậu. Trục này:
a)Là một đường thẳng
b)Là một đường cong, khởi đầu hướng ra trước và lên trên
c)Là một đường cong, khởi đầu hướng ra sau và xuống dưới
d)Là một đường cong, khởi đầu hướng ra sau và lên trên
e)Các câu trên đều sai
6- Chọn một tiến trình đúng nhất về cơ chế sanh đầu của ngôi chỏm (không cần để ý nếu có một thì nào đó bị bỏ qua)
a)Xuống – xoay trong – lọt – sổ
b)Lọt – xoay ngoài – xuống – ngửa
c)Lọt – ngửa đầu – cúi đầu – xoay trong
d)Lọt – ngửa đầu – xuống – cúi đầu – sổ
e)Lọt – cúi đầu – ngửa đầu – xoay ngoài
7- Trong thủ thuật sanh ngôi chỏm, cần giữ đầu cúi cho đến khi:
a)Đầu xuống đến vị trí +3
b)Sau khi đã cắt tầng sinh môn
c)Sau khi ụ chẩm của đầu thai đã sổ ra khỏi âm hộ
d)Hạ chẩm của đầu thai tỳ vào bờ dưới khớp vệ
e)Luôn giữ đầu cúi cho đến khi cả đầu và mặt thai đã ra khỏi âm hộ
8- Cách giúp đỡ vai trong ngôi chỏm, kiểu thế chẩm chậu phải trước, sổ kiểu chẩm vệ:
a)Vừa hạ đầu, vừa xoay 45 độ theo chiều kim đồng hồ để đem vai phải ra dưới bờ xương vệ
b)Vừa hạ đầu, vừa xoay 45 độ ngược chiều kim đồng hồ để đem vai trái ra dưới bờ xương vệ
c)Vừa hạ đầu, vừa xoay 45 độ theo chiều kim đồng hồ để đem vai trái ra dưới bờ xương vệ
d)Vừa hạ đầu, vừa xoay 45 độ ngược chiều kim đồng hồ để đem vai phải ra dưới bờ xương vệ
e)Vừa hạ đầu, vừa xoay 135 độ theo chiều kim đồng hồ để đem vai phải ra dưới bờ xương vệ
9- Trong ngôi chỏm, kiểu thế chẩm chậu trái trước, tất cả những điều sau đây đều đúng, ngoại trừ
a)Đường kính lưỡng đỉnh lọt theo đường kính chéo trái của khung chậu
b)Đầu thai xoay 45 độ ngược chiều kim đồng hồ trước khi sổ
c)Hai vai sẽ lọt theo đường kính chéo trái của khung chậu
d)Thường sổ theo kiểu chẩm cùng
e)Là loại ngôi thường gặp nhất
10- Trong cơ chế sanh, hiện tượng xoay trong chủ yếu là do
a)Đầu thai nhi không phải là một khối tròn đều
b)Đa số tử cung có thai thường hay lệch so với trục dọc của tử cung
c)Do ụ đỉnh lớn hơn ụ trán
d)Do lực cản của hoành đáy chậu khi ngôi thai xuống đến eo dưới
e)Do sức rặn của sản phụ
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất