Nguy cơ loét tỳ đè theo thang đo Braden và các yếu tố liên quan trên người bệnh tại Khoa Hồi sức tích cực
Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Nguy cơ loét tỳ đè theo thang đo Braden và các yếu tố liên quan trên người bệnh tại Khoa Hồi sức tích cực.Loét tỳ đè là một mối quan tâm lớn cho bệnh viện và cộng đồng; chúng là phổ biến, tốn kém nhưng thường có thể ngăn ngừa được [18]. Để ngăn chặn sự hình thành loét tỳ đè, việc tiện lượng nguy cơ xảy ra loét tỳ đè để có thái độ và can thiệp phù hợp là rất quan trọng. Loét tỳ đè không chỉ là gánh nặng bệnh tật mà còn là gánh nặng kinh tế cho người bệnh, gia đình và xã hội. Loét tỳ đè không chỉ gây đau đớn mà còn có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, dẫn đến việc tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và kéo dài thời gian nằm viện [26], [31], [36]. Các công cụ đánh giá nguy cơ được xác nhận là bước khởi đầu cho công tác phòng chống loét tỳ đè, cho kết quả chính xác đến 42% người bệnh có nguy cơ phát triển loét tỳ đè [69]. Các công cụ được sử dụng phổ biến như thang điểm Norton, thang điểm Waterlow, thang điểm Braden. Trong đó, đánh giá nguy cơ loét tỳ đè bằng thang điểm Braden đã được thử nghiệm có độ tin cậy cao và sử dụng rộng rãi trên thế giới [53]. Nghiên cứu của Kottner năm 2010 cũng chỉ ra rằng, so với thang đo Waterlow, thang đo Braden là phù hợp hơn để đánh giá nguy cơ loét tỳ đè [49].
Ngày nay, ngành y tế đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, loét tỳ đè đã được quan tâm trong phòng ngừa cũng như điều trị, tuy vậy loét tỳ đè vẫn phổ biến trong các cơ sở y tế cũng như chăm sóc tại nhà. Tỷ lệ loét tỳ đè ở châu Âu, Mỹ, Úc ước tính dao động khoảng 8,3% đến 25,1%, có khoảng 60.000 trường hợp tử vong do các biến chứng của loét tỳ đè tại Mỹ [13]. Tại Việt Nam, tỷ lệ loét tỳ đè cũng rất cao, theo nghiên cứu hồi cứu tại bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương Thanh Hóa về tình trạng loét tỳ đè, tác giả Cầm Bá Thức và cộng sự đã khảo sát và kết luận tỷ lệ loét tỳ đè là 24,6% [6]. Tác giả Nguyễn Anh Tuấn [7] thống kê thời gian điều trị loét tỳ đè trung bình là tám tuần tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, người bệnh ở khoa Hồi sức tích cực có rất nhiều yếu tố nguy cơ hình thành loét tỳ đè như: hạn chế vận động, đại tiện không tự chủ, thay đổi tình trạng dinh dưỡng, dễ xây xước da do dịch chuyển thụ động. Tác giả Nguyễn Khoa Anh Chi [3] khảo sát tỷ lệ loét tỳ đè tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Trung ương Huế lên đến 55,9%. Tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa Tỉnh Khánh Hòa cũng có nhiều người bệnh bị loét tỳ đè trong thời gian điều trị, để lại di chứng và tốn kém chi phí chăm sóc y tế. Việc hiểu rõ về đặc điểm loét tỳ đè, các yếu tố liên quan đến loét tỳ đè và đánh giá đúng nguy cơ loét tỳ đè sẽ hỗ trợ xây dựng kế hoạch dự phòng và điều trị loét tỳ đè [21], [53]. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu “Nguy cơ loét tỳ đè theo thang đo Braden và các yếu tố liên quan trên người bệnh tại Khoa Hồi sức tích cực” với mục đích đánh giá nguy cơ loét tỳ đè theo thang đo Braden ở người bệnh nhập viện, khảo sát tỷ lệ loét tỳ đè và các yếu tố liên quan đến sự hình thành loét tỳ đè trên người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực trước khi đánh giá ở dân số rộng hơn.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Người bệnh khoa Hồi sức tích cực có nguy cơ loét tỳ đè như thế nào? Các yếu tố liên quan đến tình trạng loét tỳ đè của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định nguy cơ loét tỳ đè theo thang điểm Braden ở người bệnh khoa Hồi sức tích cực.
2. Xác định tỉ lệ loét tỳ đè trên người bệnh tại khoa Hồi sức tích cực.
3. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng loét tỳ đè ở người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực
MỤC LỤC
Mục lục………………………………………………………………………………………………………… i
Bảng đối chiếu thuật ngữ Anh – Việt……………………………………………………………… iii
Danh mục viết tắt ………………………………………………………………………………………… iv
Danh mục bảng, biểu và sơ đồ …………………………………………………………………………v
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
Câu hỏi nghiên cứu …………………………………………………………………………………….4
Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………………………………………..4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………5
1.1. Tổng quan về loét tỳ đè…………………………………………………………………………5
1.2. Tổng quan về thang đo dự đoán nguy cơ loét tỳ đè Braden và các thang đo
khác………………………………………………………………………………………………………..14
1.3. Học thuyết điều dưỡng………………………………………………………………………..22
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………….24
2.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………………………24
2.2. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………………24
2.3. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu ………………………………………………25
2.4. Liệt kê và định nghĩa các biến số nghiên cứu…………………………………………26
2.5. Xử lý số liệu………………………………………………………………………………………29
2.6. Kiểm soát sai lệch ………………………………………………………………………………30
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………………………31
2.8. Tính ứng dụng của nghiên cứu …………………………………………………………….31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………..32
3.1. Đặc điểm của của đối tượng nghiên cứu ……………………………………………….32
3.2. Đặc điểm về thực hành chăm sóc phòng ngừa loét …………………………………35
3.3. Nguy cơ loét tỳ đè theo thang điểm Braden ở người bệnh tại thời điểm nhập
viện và mô tả sự thay đổi điểm Braden sau 10 ngày điều trị tại phòng HSTC ….36
.
.ii
3.4. Mối liên quan giữa điểm Braden và tình trạng loét tỳ đè ở người bệnh điều trị
tại phòng HSTC ……………………………………………………………………………………….40
3.5. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng loét tỳ đè ở người bệnh điều trị tại
phòng HSTC ……………………………………………………………………………………………38
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN……………………………………………………………………………43
4.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu……………………………………………………………..43
4.2. Tỷ lệ loét tỳ đè và đặc điểm về tình trạng loét………………………………………..46
4.3. Đặc điểm nguy cơ loét theo thang điểm Braden……………………………………..48
4.4. Liên quan giữa tình trạng loét và điểm Braden ………………………………………52
4.5. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng loét tỳ đè ở người bệnh………………..50
4.6. Liên quan giữa tình trạng loét và thực hành chăm sóc …………………………….53
ĐIỂM MẠNH VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ………………………………………………….56
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………57
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………………..59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu…………………………………………32
Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu …………………………………..33
Bảng 3.3. Đặc điểm về tình trạng loét……………………………………………………………..34
Bảng 3.4. Đặc điểm về thực hành chăm sóc phòng ngừa loét tỳ đè …………………….35
Bảng 3.5. Đặc điểm chỉ số đánh giá nguy cơ loét theo thang điểm Braden ………….36
Bảng 3.6. Điểm Braden theo các tiêu chí đánh giá tại thời điểm nhập viện và sau 10
ngày điều trị…………………………………………………………………………………………………37
Bảng 3.7. Liên quan giữa điểm Braden và tình trạng loét tỳ đè ………………………….40
Bảng 3.8. Liên quan giữa đặc điểm chung của người bệnh với tình trạng loét ……..38
Bảng 3.9. Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng của người bệnh và tình trạng loét …..39
Bảng 3.10. Liên quan giữa thực hành chăm sóc phòng ngừa loét tỳ đè và tình trạng
loét……………………………………………………………………………………………………………..40
Bảng 4.1. Điểm Braden tại các đơn vị chăm sóc (1)………………………………………….49
Bảng 4.2. Điểm Braden tại các đơn vị chăm sóc (2)………………………………………….52
Bảng 4.3. Mối liên quan giữa BMI và loét tỳ đè tại các đơn vị chăm sóc…………….51
Hình 1.1. Loét tỳ đè giai đoạn 1……………………………………………………………………….6
Hình 1.2. Loét tỳ đè giai đoạn 2……………………………………………………………………….7
Hình 1.3. Loét tỳ đè giai đoạn 3……………………………………………………………………….7
Hình 1.4. Loét tỳ đè giai đoạn 4……………………………………………………………………….8
Sơ đồ 1.1. Mô hình học thuyết Neuman ………………………………………………………….2
Nguồn: https://luanvanyhoc.com