NGUYÊN NHÂN ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THỦNG RUỘT NON

NGUYÊN NHÂN ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THỦNG RUỘT NON

NGUYÊN NHÂN ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THỦNG RUỘT NON

Võ Thị Mỹ Ngọc*, Trương Thành Công**
TÓM TẮT :
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các nguyên nhân thủng ruột non không do chấn thương, vết thương bụng (TRNKCTVTB). Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị sau mổ của TRNKCTVTB. Xác định các yếu tố tiên lượng ảnh hưởng đến kết quả điều trị sau mổ.
Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu bệnh án của những bệnh nhân bị TRNKCTVTB đã được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TPHCM trong khoảng thời gian 5 năm, từ tháng 04 năm 2008 đến hết tháng 03 năm 2013. Nguyên nhân gây thủng ruột được xác định dựa vào kết quả giải phẫu bệnh, riêng trường hợp thủng ruột non do dị vật thì dựa vào mô tả trong mổ thấy được dị vật gây thủng.

Kết quả: Trong 50 trường hợp có 26 nam (52%) và 24 nữ (48%), tuổi trung bình là 52 ± 19 tuổi. Nguyên nhân gây thủng ruột thường gặp là lao ruột (28%), viêm ruột cấp tính không đặc hiệu (24%) và dị vật đường tiêu hóa (20%). Biểu hiện lâm sàng thường gặp: sốt vừa (380C – 400C) với tỉ lệ là 48%, mạch nhanh ≥ 100 lần/phút (58%), đau bụng (98%), đau bụng khi sờ (96%), đề kháng thành bụng (84%), bụng chướng (48%). Cận lâm sàng: số lượng bạch cầu trong máu >11-30 ngàn/mm3 (52%). X-quang phát hiện hơi tự do trong ổ bụng trong 48,98% trường hợp. Siêu âm bụng thường phát hiện các dấu hiệu dịch ổ bụng (53,85%) và các quai ruột dãn ứ đọng (41,03%). CT scan bụng thường phát hiện dịch ổ bụng (82,61%), hơi trong ổ bụng (73,91%) và thâm nhiễm mỡ xung quanh quai ruột (43,48%). Thủng hồi tràng là thường gặp nhất. Tỉ lệ biến chứng sau mổ là 60% và tỉ lệ tử vong sau mổ là 26%.

Kết luận: Nguyên nhân gây TRNKCTVTB là khá đa dạng, lâm sàng của bệnh nhân bị TRNKCTVTB thường chỉ biểu hiện của tính trạng viêm phúc mạc. Các yếu tố tiên lượng có khả năng làm tăng nguy cơ biến chứng sau mổ gồm: sốc trước mổ, mạch nhanh, ASA từ độ III trở lên và MPI ≥ 26. Còn các yếu tố tiên lượng có khả năng làm tăng nguy cơ tử vong sau mổ gồm: sốc trước mổ, ASA độ IV và MPI ≥ 26.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment