Nguyên nhân tử vong ở Việt Nam kết quả điều tra bằng phương pháp phỏng vấn

Nguyên nhân tử vong ở Việt Nam kết quả điều tra bằng phương pháp phỏng vấn

Thông tin về mô hình nguyên nhân tửvong của từng nhóm tuổi sẽ góp phần quan trọng cho công tác xây dựng các chương trình chăm sóc sức khỏe phù hợp với từng nhóm đối tượng. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm mô tả mô hình nguyên nhân tử vong ở các nhóm tuổi tại Việt Nam năm 2008. Kết quả nghiên cứu cho thấynhìn chung 3 nhóm nguyên nhân gâytử vong hàng đầu là các bệnh tim mạch 27,3%; ung thư18,3% và tai nạn thương tích 12,5%. Tùy thuộc vào nhóm tuổi khác nhau, mô hình nguyên nhân gây tử vong sẽ khác nhau. Tửvong do tai nạn thương tích luôn đứng đầu trong các nhóm nguyên nhân gây tửvong ở trẻ dưới 5 tuổi (23,9%), trẻ từ 5 -14 tuổi (55,7%) và đối tượng từ 15-49 tuổi (31,4%). ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiễm khuẩn đường hô hấp vẫn chiếm tỷ lệ cao (20,5%). Đối với người cao tuổi, các bệnh tim mạch (34,7%) và bướu tân sinh (16,7%) là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, cần triển khai các chương trình can thiệp làm giảm thiểu tỷ lệ tửvong phù hợp với từng nhóm tuổi.

Thông tin về tử vong rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách y tế, song trên thực tế tính chính xác của số liệu này còn rất thấp ở nhiều nước. Ở những nước đang phát triển, khi hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra tại nhà mà không có sự hiện diện/chứng kiến của nhân viên y tế, việc cấp giấy chứng tử cũng như xác định nguyên nhân tử vong không được thực hiện đầy đủ. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ có một phần ba số trường hợp tử vong trên thế giới là được ghi chép lại với các thông tin đầy đủ về tuổi, giới, nguyên nhân tử vong và đa số các trường hợp này là ở những nước phát triển.
Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển dịch nhân khẩu học, số người có tuổi ngày càng tăng đồng thời gánh nặng bệnh tật đang dịch chuyển từ các bệnh lây truyền sang các bệnh không lây truyền [1,6]. Các thông tin về mô hình tử vong ở từng nhóm tuổi sẽ phản ánh gánh nặng bệnh tật trong cộng đồng và góp phần quan trọng cho công tác xây dựng chính sách y tế dựa vào bằng chứng, nhằm giảm thiểu những trường hợp tử vong có thể tránh được đối với từng nhóm tuổi.
Hiện nay tại Việt Nam, thông tin về nguyên nhân tử vong chủ yếu dựa vào số liệu từ các cơ sở y tế nên thường không đầy đủ và không mang tính đại diện [7]. Phương pháp điều tra nguyên nhân tử vong qua phỏng vấn (VA) đã ra đời từ những năm 50 và được WHO khuyến cáo áp dụng ở các nước có hệ thống ghi nhận và báo cáo tử vong chưa hoàn thiện, tỷ lệ tử vong tại các cơ sở y tế thấp [9].
Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu: Mô tả mô hình tử vong của các nhóm tuổi tại Việt Nam năm 2008.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment