NGUYÊN NHÂN, XỬ TRÍ VÀ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ THỦNG THỰC QUẢN
NGUYÊN NHÂN, XỬ TRÍ VÀ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ THỦNG THỰC QUẢN
Dương Bá Lập1, Lý Minh Tùng2, Trần Văn Minh Tuấn2, Trần Hữu Duy2
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thủng thực quản là một bệnh lý hiếm gặp nhưng tỉ lệ biến chứng và tử vong cao. Tổn thương có nhiều vị trí và mức độ lan rộng khác nhau khiến việc chẩn đoán ban đầu thường gặp nhiều khó khăn. Lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân khác nhau tùy vào đặc điểm tổn thương. Nghiên cứu này nhằm mô tả nguyên nhân và đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị thủng thực quản từ 06.2014 đến 06.2019 tại bệnh viện Bình Dân. Mục tiêu: Mô tả nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng của tổn thương, hình ảnh học và đánh giá kết quả điều trị các trường hợp thủng thực quản. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca được chẩn đoán và điều trị thủng thực quản tại bệnh viện Bình Dân trong khoảng thời gian 5 năm từ 06.2014 đến 06.2019. Kết quả: Có 36 bệnh nhân, gồm 17 ca thủng thực quản ở cổ (47%), 15 ca ở ngực (42%) và 4 ca ở bụng (11%). Nguyên nhân chính gây thủng thực quản là do dị vật (41,7%). CT giúp phát hiện tổn thương 94%. Có 8 ca điều trị bảo tồn, tỉ lệ thành công là 75%. Khâu thì đầu có tỉ lệ thành công là 87,5%. Tỉ lệ tử vong chung là 8,3%. Kết luận: Thủng thực quản cần chẩn đoán sớm để giảm tỉ lệ tử vong. CT-scan là phương tiện hữu ích, cung cấp nhiều thông tin giúp chẩn đoán. Điều trị bảo tồn có thể áp dụng trong những trường hợp chọn lọc. Khâu thì đầu là một lựa chọn tốt cho thủng thực quản, có tỉ lệ thành công cao.
Thủng thực quản (TQ) là một cấp cứu ngoại khoa hiếm gặp, có tỉ lệ biến chứng và tử vong cao. Điều trịbảo tồn thích hợp cho những trường hợp lỗ thủng thực quản nhỏ, phát hiện sớm, nhiễm trùng chưa lan rộng, tuy nhiên cần phải theo dõi sát bệnh nhân. Phẫu thuật khâu lỗ thủng thì đầu được xem là lựa chọn điều trị thích hợp nếu thủng thực quản được phát hiệntrước 24 giờ. Hiện nay, thủng thực quản cũng có thể điều trị ít xâm lấn nhờ vào sự tiến bộ của kỹ thuật nội soi. Yếu tố chính giúp tiên lượng trong thủng thực quản là thời gian phát hiện. Nguyên nhân hàng đầu gây thủng thực quản tại Việt Nam là do dị vật. Dù đã có sự tiến bộ của các phương tiện hồi sức, tỉ lệ tử vong vẫn khoảng 20-30%. Tại BV Bình Dân, tùy theo đặc điểm tổn thương và tình trạng bệnh nhân, nhiều phương pháp điều trị được áp dụng. Chúng tôi thực hiện đề tài nhằm mục đích mô tả nguyên nhân, cách xử trí đánh giá hiệu quả những phương pháp điều trị thủng thực quản trong 5 năm từ 06.2014 đến 06.2019.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
thủng thực quản, khâu thì đầu, điều trị bảo tồn
Tài liệu tham khảo
1. Lê Quang Nghĩa (2012) “Thủng, bục miệng nối và dò thực quản”. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh 16, tr. 2-4.
2. Lê Quang Nhân (2015) “Nội soi khâu kín lỗ thủng thực quản bằng over-the-scope clip: một ca lâm sàng”. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 19, tr. 39-42.
3. Nguyễn Công Minh (2013) “Hội chứng Boerhaave hay Hội chứng vỡ thực quản do nôn ói mạnh tại bệnh viên Chợ Rẫy và Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương trong 14 năm (1999-2012)”. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 17, tr. 44-52.