Nhân 2 trường hợp leishmania qua xét nghiệm tế bào học hạch bạch huyết

Nhân 2 trường hợp leishmania qua xét nghiệm tế bào học hạch bạch huyết

Bệnh leishmania thường gặp ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Nguyên nhân gây bệnh là ký sinh trùng leishmania; chúng thâm nhập vào các tế bào của hệ liên võng nội mô, như các đại thực bào, tế bào tuỷ xương, tế bào của lách, tế bào Kupfer của gan.
Dấu hiệu lâm sàng của bệnh leishmania nội tạng thường không đặc hiệu như: sốt (thường là sốt âm ỉ, nhiệt độ không cao), gan – lách thường to, hạch bạch huyết sưng to, giảm số lượng bạch cầu và tiểu cầu, nhưng số lượng bạch cầu đơn nhân lại tăng đáng kể, rụng tóc và gầy sút, dần dần dẫn đến suy kiệt và tử vong [2].
Hai trường hợp được nghiên cứu mô tả dưới đây, ngoài một số dấu hiệu lâm sàng chung còn có các đặc điểm tế bào học (hạch bạch huyết) đặc trưng của bệnh leishmania nội tạng với hình ảnh ký sinh trùng leishmania trong các đại thực bào của hạch bạch huyết.
I.    ĐỐI   TƯỢNG   VÀ   PHƯƠNG   PHÁP NGHIÊN CỨU
1.    Đối tượng nghiên cứu
Hai bệnh nhân đến xét nghiệm hạch cổ tại phòng tế bào học bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ 11/2003 – 2/2004, được chẩn đoán là bệnh Leishmania.
Bệnh nhân thứ nhất: Nguyễn Q. H. (nam), 30 tuổi, sống tại ngoại thành Hà nội, làm nghề tự do, vào viện vì lý do sốt, gầy sút và nổi hạch nhiều nơi. Số phiếu xét nghiệm G.9045.
Khoảng 3 tháng trước khi vào viện, bệnh nhân thường có sốt âm ỉ 38 – 390C, sốt hầu như liên tục, kèm theo người gầy sút  nhanh. Gần  đây, bệnh nhân đau vùng hạ sườn trái.
Tiền sử: không bị sốt rét hoặc tiếp xúc với vùng dịch sốt rét, nhưng trong gia đình có một anh trai cũng có biểu hiện bệnh như bệnh nhân và đã mất khoảng 2 năm trước. Không xác định được bệnh trước khi tử vong.
Dấu hiệu lâm sàng: bệnh nhân có da xanh, niêm mạc nhợt, gầy sút (giảm 5 kg trong vòng 2 tháng). Bệnh nhân trong tình trạng tiếp xúc tốt. Gan to dưới bờ sườn 4 cm, lách to dưới bờ sườn 10 cm kèm theo hạch nhiều nơi với kích thước từ 0,5 – 4 cm.
Công  thức  máu:  số  lượng  hồng  cầu  giảm mạnh, công thức bạch cầu có sự thay đổi: số lượng chung giảm, nhưng lại tăng tương đối tỷ lệ

Bệnh Leishmania thường gặp ở những vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, vẫn còn ít nghiên cứu về lĩnh vực này tại Việt Nam. Mục tiêu: giới hiệu hai trường hợp bệnh Leishmania hạch bạch huyết. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 2 ca Leishmania hạch bạch huyết ngoại vi được nghiên cứu bằng kỹ thuật tế bào học chọc hút bằng kim nhỏ. Kết quả: đặc điểm tế bào học điển hình là các thể Leishmania nằm trong bào tương của các đại thực bào. Ngoài ra, trên phiến đồ nghèo lympho bào, nhiều dịch phù viêm trong khi triệu chứng lâm sàng có thể nhầm với bệnh sốt rét hoặc lao. Kết quả: kỹ thuật tế bào học chọc hút bằng kim nhỏ cho phép chẩn đoán được bệnh Leishmania nhờ vào các thể Leishmania nằm trong bào tương đại thực bào

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment