NHÂN LỰC CỦA BỆNH VIỆN TRONG TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG CÁC NĂM 2013, 2016 VÀ 2019
NHÂN LỰC CỦA BỆNH VIỆN TRONG TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG CÁC NĂM 2013, 2016 VÀ 2019
Trần Phương Lý1, Nguyễn Thế Quất1, Bùi Việt Dũng1, Nguyễn Thanh Hòa1, Phạm Thị Loan1
1 Trường ĐH Thăng Long
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu hồi cứu số liệu từ báo cáo y tế địa phương (theo mẫu của BYT) trong 3 thời điểm 2013, 2016 và 2019 nhằm hai mục tiêu: (1) Mô tả nguồn nhân lực của Trung tâm Y tế huyện D.T. tỉnh Bình Dương trong các năm 2013, 2016 và 2019 và (2) phân tích hiệu suất sử dụng lao động trong thời gian trên. Kết quả cho thấy: Trong khi giường kế hoạch không tăng trong 7 năm nhưng nhân lực Trung tâm y tế huyện D.T. những năm qua vẫn ở mức cao so với định biên, có xu hướng tăng 8,03%, khối lâm sàng tăng tương đương khối dự phòng. Mức tăng nhân lực không đồng đều, số bác sỹ tăng nhanh hơn số điều dưỡng, dẫn đến tỷ số điều dưỡng/bác sỹ càng ngày càng mất cân đối. Bình quân số người bệnh nội trú /bác sỹ /năm giảm dần từ xuống (từ 270 xuống 162 BN/1 BS) nhưng bình quân trên điều dưỡng lại có xu hướng tăng. Về khu vực phòng khám, hiệu suất lao động của bác sỹ giảm rõ rệt từ 5464 lượt (khoảng 22 BN/BS/ngày) xuống 2730 (11BN/BS/ngày). Nguồn thu bình quân trên một lao động tăng qua các năm từ 113,7 triệu đ/NVYTnăm (2013) lên 206 triệu đ (2019). Hiệu suất sử dụng lao động theo doanh thu (tính ra tiền) tăng từ 18,48% (năm 2013) lên 24,76% (năm 2019). Kết luận: Nhân lực cho hoạt động khám chữa bệnh có xu hướng tăng dần qua các năm, đảm bảo ở mức cao hơn định biên. Hiệu suất sử dụng lao động xét về đầu ra là số người bệnh được khám và chữa bệnh có xu hướng giảm nhưng xét về phía doanh thu có xu hướng tăng.
Nhân lực y tế là một trong 3 nguồn lực quan trọng nhất cho hoạt động bệnh viện (nhân lực, tài lực và cơ sở vật chất –thuốc). Trong quản lý y tế, trước đây khi phân tích nguồn lực người ta chỉ chú ý đến số lượng (đối chiếu với đinh biên) và chất lượng (phân bố các trình độ đào tạo theo chuyên môn) nhưng rất ít chú ý đến mối quan hệ giữa nhân lực là chỉ số đầu vào với hoạt động cũng như năng suất lao động (chỉ số đầu ra) [1-3]. Gần đây, khi phân tích nhân lực, người ta còn chú ý đến sự cân đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật và nhất là nguồn kinh phí [4-6]. Cũng trong phạm vi nghiên cứu về nhân lực, người ta chú ý đến năng lực thực hiện các phân tuyến kỹ thuật được giao, nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên y tế, động lực làm việc của họ nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của họ cao nhất, nhằm mục tiêu hài lòng khách hàng bên trong. Như vậy có thể nói nghiên cứu nhân lực y tế đã phát triển khác xa những nghiên cứu kinh điển trước đây[ 5], [8]. Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành hồi cứu các thông tin sẵn có tại Trung tâm y tế huyện D.T. của tỉnh Bình Dương, đây là trung tâm y tế hai chức năng
Tài liệu tham khảo
1.Trần Thị Mai Anh, Trương Việt Dũng (2028). Nguồn lực và hoạt động khám chữa bệnh của Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa các năm 2007 – 2012 – 2017 .Tạp chí Y học cộng đồng, Số 6(47), 11/2018, Tr 73 – 80
2.Bộ Y Tế (1993), Nhân lực y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam.
3.Bộ Y tế (2015), Thống kê y tế năm 2015.
4.Bộ y Tế (2017), thông tư số 2/2017/TT-BYT ngày 15 tháng 3 năm 2017, quy định mức nhân lực.
5. Trương Việt Dũng, Nguyễn Duy Ninh (20170. Nguồn lực và họa động của 3 bệnh viện Huyện tỉnh Vĩnh Phúc năm 2004 .Tạp chí y học Việt Nam, tập 452, 03/2017, tr 178-185
6. Trương Việt Dũng. Quản trị bệnh viện .NXB Y học, 2015
7. Đỗ thị Lượng; Nguyễn Thị Thanh; Lê Thị Hương ; Trương Việt Dũng (2020) .Nguồn nhân lực và hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019
Nguồn: https://luanvanyhoc.com