Nhân một trường hợp điều trị hẹp miệng nối tá tràng ở trẻ em bằng nội soi can thiệp

Nhân một trường hợp điều trị hẹp miệng nối tá tràng ở trẻ em bằng nội soi can thiệp

Chúng tôi giới thiệu cách tiếp cận mới trong điều trị hẹp miệng nối tá tràng. Với hiểubiết của chúng tôi, nhân một trường hợp đầu tiên mô tả về nội soi can thiệp điều trị. Đối tượng nghiên cứu: trẻ gái, 2 tháng tuổi, hẹp miệng nối tá tràng, được nong bằng bóng qua nội soi đường tiêu hoá trên, với đường kính của bóng là 15 mm.  Kết quả:thủ thuật thành công và không có biến chứng đã mở ra một hướng mới về điề u trị nội soi can thiệp qua nong bằng bóng ở các trường hợp hẹp miệng nối tá tràng. Đây có lẽ là một kỹ thuật an toàn và không khó thực hiện bởi cá c chuyên gia nội soiTắc  tá  tràng  có  tỷ  lệ  từ  1/5.000  hoặc 1/10.000  trẻ  sơ  sinh,  chiếm  37%  so  với  các trường  hợp  tắc  tá  tràng  [2].  Nguyên  nhân  chủ yếu là do teo tá tràng hoặc hẹp không hoàn toàn do màng ngăn. Chẩn đoán thường được dựa vàolâm sàng và X quang. Điều trị bằng phẫu thuật. 

1. Trường hợp 

Bệnh nhân Nguyễn Thị T, 2 tháng tuổi (sinh ngà y  24/06/2008)  (hình  5),  và o  viện 17/07/2008. Trẻ gái là con thứ nhất, đẻ non 8tháng, cân nặng lúc đẻ là 2,5kg. 

1.1. Bệnh sử 

Ngay sau khi ra đời, trẻ nôn nhiều, chất nôn luôn  có  màu  vàng  đậm,  không  tăng  cân.  Trẻ được chuyển đến bệnh viện tỉnh 1 ngày, sau đó đến bệnh viện Nhi trung ương lúc 22 ngày tuổivà được mổ nội soi nối tá tràng với tá tràng lúc 33 ngày tuổi. 

Sau mổ trẻ vẫn nôn 5 – 6 lần/ngày, chất nônluôn luôn màu vàng có nhạt hơn trước mổ, X quang tá tràng đoạn 2 dãn rộng (hình 1). Trẻ được truyền dịch liên tục, kháng sinh để hỗ trợ dinh dưỡng và điều trị viêm miệng nối, 4 tuần sau mổ tình trạng nôn không giảm, cân nặng là 2,8 kg.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment