Nhân một trường hợp lao khớp cổ chân nhận xét về đặc điểm lâm sàng và hình ảnh

Nhân một trường hợp lao khớp cổ chân nhận xét về đặc điểm lâm sàng và hình ảnh

Hiện nay, bệnh lao vẫn là một vấn đề sức khỏe lớn của nhân loại, có tính toàn cầu. Tỷ lệ mắc lao khớp khá cao, khoảng 2% số người có tổn thương lao và chiếm khoảng 10% số tổn thương lao ngoài phổi [2, 5, 8, 9]. Trong các loại viêm khớp do vi khuẩn, viêm khớp do vi khuẩn lao chiếm hàng đầu. Khớp cổ chân có nhiều xương xốp, chịu trọng lực nhiều nên thường dễ bị bệnh. Lao khớp cổ chân chiếm khoảng 5 – 10% số tổn thương lao khớp, đứng hàng thứ 4 (sau các khớp cột sống, háng, gối). Tổn thương thường khu trú ở một vị trí, rất ít khi ở nhiều khớp. Triệu chứng thường không đặc hiệu, dễ dẫn đến chẩn đoán muộn. Chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm tìm vi khuẩn lao có trong dịch khớp và/hoặc sinh thiết tổn thương bao hoạt dịch [1, 2, 3, 6]. Chúng tôi giới thiệu dưới đây một trường hợp lao khớp cổ chân với các đặc điểm lâm sàng và hình ảnh điển hình.

Bệnh  nhân  nam,  42  tuổi,  làm  ruộng,  vào Bệnh viện Đà Nẵng ngày 20/11/2009 (số bệnh án: 14637A). Khoảng 3 tháng trước khi nhập viện, bệnh nhân có các biểu hiện: mệt mỏi, ăn ngủ kém, sút cân. Khám khi vào viện, các triệu chứng cơ năng: đau cổ chân phải; hạn chế cử động cổ chân phải; cứng khớp cổ chân phải khi cử động (stiff). Các triệu chứng thực thể: sưng khớp cổ chân phải ở 4 vị trí trước và sau 2 mắt cá; bàn chân ở tư thế hơi duỗi; teo nhẹ cơ chi dưới phải.

Phản ứng Mantoux (+): 14mm, AFB đàm ( – ) 3 lần. Có hình ảnh tổn thương lao phổi trên CT ngực (dày màng phổi đỉnh, thâm nhiễm xơ rải rác), nhưng không có biểu hiện lâm sàng của lao phổi hoạt động.
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment