Nhận thức của cộng đồng về nhu cầu, khả năng và quyền của trẻ khuyết tật trong chương tình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình
Theo số liệu điều tra của chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ): Trẻ em khuyết tật chiếm khoảng 1 – 1,5% dân số, khoảng 70% số đó có nhu cầu phục hồi chức năng. Chương trình này được triển khai từ năm 1987, bắt đầu từ tỉnh Tiền Giang. Đến nay đã có trên địa bàn của 45 tỉnh thành và mang lại nhiều lợi ích cho người khuyết tật: Đa số người khuyết tật và trẻ khuyết tật được hưởng dịch vụ hỗ trợ tại nhà, 56,5% trẻ khuyết tật được hướng dẫn PHCN tại nhà, 49,6 % trẻ khuyết tật được động viên tới trường [4, 6]. Bên cạnh những hiệu quả thiết thực cho người khuyết tật, chương trình còn làm thay đổi nhận thức của cộng đồng về người khuyết tật dẫn đến thay đổi thái độ và hành động với người khuyết tật. Tuy nhiên, hiện nay chương trình PHCNDVCĐ ở Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức, đặc biệt khả năng duy trì và phát triển tính bền vững của chương trình. Để cộng đồng chia sẻ trách nhiệm và được lôi cuốn vào hoạt động PHCNDVCĐ thì nhận thức cộng đồng cần được nâng cao và trở thành tiền đề trước khi tiến hành mọi hoạt động [4, 5, 6, 7]. Cho đến nay đã có một số tác giả nghiên cứu về mô hình tàn tật, nhu cầu PHCN, nhận thức và nguyện vọng của người khuyết tật [4, 5, 6, 7], chưa có nghiên cứu đầy đủ nhận nhận thức cộng đồng về nhu cầu, khả năng và quyền của trẻ khuyết tật và các yếu tố ảnh hưởng. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này với hai mục tiêu:
1. Xác định nhận thức cộng của đồng về nhu cầu, khả năng và quyền của trẻ khuyết tật.
2. Mô tả các biện pháp đã thực hiện nhằm tăng cường nhận thức của cộng đồng.
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại hai xã Khánh Ninh và Khánh Nhạc thuộc Huyện Yên Khánh, Tỉnh Ninh Bình trong khoảng thời gian 6 tháng (12/2005 – 5/2006). Dự án: “Mở rộng sự hỗ trợ cộng đồng cho trẻ khuyết tật” được triển khai ở hai xã Khánh Ninh, Khánh Nhạc từ năm 1999 – 2003, tập trung vào hoạt động PHCN và GDHN cho TKT. Ban điều hành (BĐH) dự án của hai xã đã được thành lập chỉ đạo công tác PHCN, GDHN và còn duy trì hoạt động sau khi dự án kết thúc. TKT được quan tâm chăm sóc y tế, PHCN, động viên đến lớp. Tuy nhiên, kết quả PHCN, GDHN được nhận định là có sự chênh lệch giữa hai xã [1]. Đây là lí do nhóm nghiên cứu chọn địa bàn hai xã này.
2. Đối tượng nghiên cứu
Gồm đại diện cho các bên liên quan của chương trình PHCNDVCĐ. Đó là người tàn tật và gia đình họ; đại diện Hội người tàn tật Hội phụ huynh trẻ TT; các cộng tác viên và cán bộ PHCN; Giáo viên tiểu học, mầm non xã; đại diện Ban Điều hành PHCNDVCĐ ở địa phương. Ngoài ra còn có đại diện tổ chức xã hội: Hội viên Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh; đại diện Uỷ ban nhân dân xã. Số lượng mỗi xã 16 người giành cho phỏng vấn sâu và 2 thảo luận nhóm. Mỗi thảo luận nhúm từ 6 – 8 người.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính với các kỹ thuật chính: Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, quan sát, ngoài ra còn một số kỹ thuật khác: Thu thập thông tin từ các hình ảnh tại thực địa, báo cáo của ban điều hành chương trình PHCNDVCĐ, giáo dục hòa nhập (GDHN) cấp xã, huyện, phiếu điều tra thái độ của trẻ bình thường tham gia giáo dục hòa nhập.
4. Công cụ nghiên cứu
Bộ mẫu câu hỏi cho phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm được xây dựng cho từng nhóm đối tượng nghiên cứu.
Thông tin thu được từ đọc trực tiếp các bản ghi chép của phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, quan sát được mã hóa theo các vấn đề nghiên cứu, tổng hợp, phân tích và viết báo cáo.
II. KẾT QUẢ
Từ việc tìm hiểu nhận thức cộng đồng về TKT hai xã và phân tích các yếu tố ảnh hưởng, có thể rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng để làm tăng cường nhận thức cộng đồng, tăng cường kết quả của chương trình PHCNDVCĐ, GDHN.
1. Nhận thức cộng đồng về nhu cầu, khả năng và quyền của TKT
Nhận thức cộng đồng đã tiến bộ đáng kể sau khi chương trình PHCNDVCĐ và dự án “Mở rộng sự hỗ trợ cộng đồng cho trẻ khuyết tật” được thực hiện. Nhận thức của các thành viên cộng đồng về nhu cầu của trẻ khuyết tật ở Khánh Ninh cao hơn hẳn xã Khánh Nhạc. Sự khác nhau này là do sự quan tâm của hội cha mẹ TKT, của UBND xã và nhờ sự phối hợp đa ngành trong hoạt động PHCN dựa vào cộng đồng ở địa phương.
Phần lớn các thành viên cộng đồng đã hiểu TKT có nhu cầu sinh lý thể chất, nhu cầu an toàn về tính mạng và tinh thần, nhu cầu quan hệ và tình cảm. Tuy nhiên, ở xã Khánh Nhạc còn một số cha mẹ TKT và thành viên các tổ chức xã hội ở địa phương chưa coi trọng nhu cầu học hành, vui chơi, trao đổi tình cảm của trẻ. Quan điểm này không tồn tại ở xã Khánh Ninh, nơi nhu cầu của TKT được BĐH xã và UBND xã quan tâm thường xuyên.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích