Nhận thức, thái độ và mức độ tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe tại nhà của điều dưỡng đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, năm 2018 và một số yếu tố liên quan
Nhận thức, thái độ và mức độ tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe tại nhà của điều dưỡng đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, năm 2018 và một số yếu tố liên quan.Theo ước tính của tổ chức Y tế Thế giới WHO, dân số toàn cầu sẽ cán mốc 9,7 tỷ người vào năm 2050 [1] và với những tiến bộ của khoa học, công nghệ nói chung và khoa học công nghệ y tế nói riêng, tuổi thọ của người dân ngày càng tăng, kéo theo các bệnh mạn tính, không lây nhiễm ngày càng tăng. Ngoài ra, cũng do sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều dịch vụ khám chữa bệnh trước đây chỉ có thể triển khai được tại bệnh viện thì giờ có thể được triển khai tại nhà, dẫn đến mô hình chăm sóc sức khoẻ tại nhà (CSSKTN) ngày càng được phát triển tại nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, theo báo cáo tổng của Ngành Y tế năm 2014, mô hình gánh nặng bệnh tật của nước ta cũng đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ theo hướng ngày càng tăng các bệnh mạn tính. Tính đến năm 2010, gánh nặng bệnh tật là do các bệnh không lây nhiễm đã chiếm tới 66%, do tai nạn thương tích chiếm 13% [2]. Từ năm 2012 nước ta đã bước vào giai đoạn già hóa khi số người thuộc nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên đã chiếm 10,2% tổng dân số. Dự báo đến năm 2049 tỉ lệ này sẽ lên tới 25% trong khi đó độ tuổi lao động giảm xuống chỉ còn 57% [3].
Điều này không chỉ gây ra áp lực rất lớn đến kinh tế, chính trị, xã hội mà còn tạo ra áp lực cho hệ thống chăm sóc sức khỏe (CSSK), đòi hỏi hệ thống chăm sóc sức khoẻ phải có những đổi mới phù hợp với mô hình bệnh tật và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân. Ngoài ra, do mức thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, hiểu biết của người dân về sức khỏe, y tế ngày càng tốt nên nhiều người dân đã quan tâm đến vấn đề dự phòng bệnh tật và mong muốn được khám, điều trị CSSKTN, trong đó vai trò của điều dưỡng trong CSSKTN đã được khẳng định với nhiều mô hình CSSKTN rất hiệu quả. Tại các nước này điều dưỡng tham gia vào cả chăm sóc trong bệnh viện và chăm sóc tại nhà. Nhiều mô2 hình chăm sóc sức khỏe tại nhà bởi điều dưỡng đã có những thành công rực rỡ như mô hình của tổ chức Buurtzorg, Hà Lan [4].
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ là Bệnh viện tuyến cao nhất của tỉnh Phú Thọ, là Bệnh viện hạng I và là Bệnh viện vệ tinh của 8 Bệnh viện tuyến trung ương. Với quy mô 1500 giường bệnh và hơn 600 điều dưỡng viên. Ngoài ra, Bệnh viện đã thành lập khoa Tư vấn và Chăm sóc Sức khỏe Gia đình từ năm 2012 và đang mong muốn tiên phong triển khai mô hình “Bệnh viện không tường” với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà được triển khai bởi đội ngũ điều dưỡng có kết nối với các điều dưỡng đang công tác tại bệnh viện thông qua hệ thống Y tế từ xa (telemedicine). Để giúp Bệnh viện có thêm bằng chứng trong việc sử dụng nguồn nhân lực điều dưỡng của Bệnh viện tham gia vào chăm sóc sức khoẻ tại nhà, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Nhận thức, thái độ và mức độ tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe tại nhà của điều dưỡng đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, năm 2018 và một số yếu tố liên quan.” Với 2 mục tiêu:
1. Mô tả nhận thức, thái độ và mức độ tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe tại nhà do Bệnh viện tổ chức của điều dưỡng đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, năm 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến nhận thức, thái độ và mức độ tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe tại nhà do Bệnh viện tổ chức của điều dưỡng đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, năm 2018.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………..1
Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………………3
1.1. Lý luận về nhận thức ………………………………………………………………….3
1.2. Điều dưỡng và nghề điều dưỡng ………………………………………………….4
1.2.1. Điều dưỡng…………………………………………………………………………….4
1.2.2. Nghề điều dưỡng…………………………………………………………………….6
1.2.3. Chức năng của điều dưỡng……………………………………………………….8
1.2.4. Chức năng của người điều dưỡng bệnh viện……………………………….8
1.2.5. Vai trò của điều dưỡng…………………………………………………………..10
1.3. Điều dưỡng cộng đồng (điều dưỡng chăm sóc sức khỏe tại nhà) ……11
1.3.1. Định nghĩa về điều dưỡng cộng đồng ………………………………………11
1.3.2. Mục tiêu và vai trò của điều dưỡng cộng đồng………………………….13
1.3.3. Chức năng và nhiệm vụ của điều dưỡng cộng đồng …………………..14
1.3.4. Chăm sóc sức khỏe tại nhà……………………………………………………..16
1.4. Một số nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam……………………………19
1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới…………………………………………………………19
1.4.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam ……………………………………………..20
1.5. Giới thiệu về Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Phú Thọ và đội ngũ điều
dưỡng của Bệnh viện ………………………………………………………………………..21
Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………..24
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ………………………………………………….24
2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………..24
2.3. Đối tượng, cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu ……………………………….25
2.4. Công cụ và quy trình thu thập thông tin………………………………………27
2.5. Xử lý và phân tích số liệu………………………………………………………….332.6. Sai số và cách khống chế sai số………………………………………………….34
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………………35
Chương 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………….36
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu …………………………………..36
3.2. Nhận thức, thái độ và mức độ tham gia các hoạt động chăm sóc sức
khỏe tại nhà……………………………………………………………………………………..38
Chương 4 – BÀN LUẬN………………………………………………………………………50
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………..60
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………62
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………….67