Nhận xét bước đầu sử dụng Surfactant điều trị suy hô hấp sơ sinh non tháng tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang

Nhận xét bước đầu sử dụng Surfactant điều trị suy hô hấp sơ sinh non tháng tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang

Trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân, nhất là các trẻ sinh ra < 33 tuần tuổi thai và cân nặng lúc sinh < 2000g có  nguy cơ cao mắc  bệnh  màng trong hay còn gọi là hội chứng suy hô hấp (RDS Respiratory Distress Syndrome) do thiếu  hụt Surfactant. Trẻ bị RDS có tỷ lệ tử vong rất cao và di chứng nặng nề như: bệnh võng mạc gây mù lòa không hồi phục, giảm thính lực, bệnh phổi mãn tính (loạn sản phổi), bất thường về thần kinh, vận động… [1; 2; 3; 4; 10].

Tỷ lệ sinh non tại Kiên Giang còn khá cao (khoảng 10%). Tại khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang, hàng năm có 800 – 1000 trẻ sơ sinh nhập viện điều trị, trong đó có đến 2/3 sơ sinh non tháng, tử  vong 10 – 12% chủ  yếu vẫn là nhóm trẻ sơ sinh non tháng. Do vậy việc nghiên cứu áp dụng những phương pháp điều trị mới hiện nay mà các nước tiên tiến đã thực hiện (cụ thể là sử dụng Surfactant và NCPAP) nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh, đặc biệt là giảm đi các  di chứng  nặng  nề thực  sự  rất cần  thiết, giúp giảm gánh nặng cho từng gia đình và cho toàn xã hội [1; 2; 3; 4; 10]. Mục tiêu:

Đánh giá hiệu quả sử dụng surfactant trong hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh.

I. ĐỐI   TƯỢNG   VÀ   PHƯƠNG   PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

35 trẻ đẻ non nằm điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Kiên Giang vào điều trị có chỉ định dùng surfactant.

Tiêu chuẩn chọn mẫu

Tuổi thai từ 28 – 33 tuần

Cân nặng lúc sinh 1300g – 1800g

Tuổi ≤ 24 giờ

Lâm sàng:

+ Thở rên, co kéo cơ liên sườn

+ Tím môi và đầu chi

+ Silverman 3 – 7 điểm.

Cận lâm sàng:

+ XQ phổi:  giảm  thể  tích (< 8 xương sườn đếm  được  trên  cơ hoành  phải).  Hình ảnh  lưới hạt trên 2 phế trường (bệnh màng trong độ 2,3,4 theo phân loại của Bromsel F. 1972).

Surfactant và NCPAP phối hợp (INSURE) là phương pháp điều trị hiệu quả bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh non tháng. Mục tiêu: đánh giá hiệu quả sử dụng surfactant trong hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ so sinh. Đối tượng nghiên cứu: 35 trẻ sơ sinh non tháng đã được điều trị bằng Surfactant tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa Kiên Giang, từ tháng 11/2007 đến tháng 8/2008. Phương pháp nghiên cứu: mô tả tiến cứu ca bệnh được theo dõi, đánh giá lâm sàng, không đối chứng. Kết quả và kết luận: chỉ số Silverman, FiO2−, SpO2  cải thiện sau 6 giờ; giảm thời gian thở oxy (từ 15 ngày xuống 9 ngày), và NCPAP (từ 15 ngày xuống 7,7 ngày);
giảm thời gian nằm viện (từ 30 ngày xuống 20 ngày). Tử vong 2 ca do nhiễm trùng nặng và suy hô hấp tiến triển. Phương pháp này có thể sử dụng ở những bệnh viện có NCPAP và bác sĩ nhi khoa.
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment