NHẬN XÉT CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ GÃY HỞ HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN Ở NGƯỜI LỚN TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
NHẬN XÉT CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ GÃY HỞ HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN Ở NGƯỜI LỚN TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
PHẠM VĂN NGUYÊN, TRẦN TRUNG DŨNG
Trường Đại Học Y Hà Nội
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét các phương pháp điều trị gãy hở hai xương cẳng chân.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu 100 bệnh nhân chẩn đoán gãy hở hai xương cẳng chân tại bệnh viện Việt Đức từ tháng 9/2013 đến tháng 12/2013.
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ Nam/Nữ là 3,17/1. Nguyên nhân do tai nạn giao thông chiếm 81% số trường hợp. Trên lâm sàng theo phân độ gãy hở của Gustilo gãy hở độ III chiếm 62%. Phương pháp cắt lọc, kết hợp xương cố định ngoại vi (khung FESSA) là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong gãy xương hở (chiếm 52%).
Kết luận: Gãy hở hai xương cẳng chân ở nam nhiều hơn ở nữ, chủ yếu là do TNGT cố định ngoại vi với khung FESSA vẫn là phương pháp được lựa chọn hàng đầu cố định xương gãy trong gãy xương hở
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Kim Châu, Đoàn Lê Dân (1994), “Tổng quan về tình hình cấp cứu chấn thương chỉnh hình”. Hội nghị ngoại khoa cấp cứu bụng và cơ quan vận động.
2. Hồ Văn Bình (2005) “Đánh giá tác dụng khung cố định ngoài FESSA trong điều trị gãy hở xương cẳng chân tại Bệnh viện Việt Đức”.
3. Phạm Đăng Ninh (2000), “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp cố định ngoài một bên bằng ép cọc ren ngược chiều trong điều trị gãy hở hai xương cẳng chân”.
4. Phùng Ngọc Hòa, Cao Mạnh Liệu (1995), “Điều trị gãy hở phức tạp chi dưới bằng khung FESSA”, trang 18.
5. Cao Mạnh Liệu (1994), “Khung cố định ngoài FESSA với gãy hở phức tạp ở chi dưới”, trang 96.
6. Đặng Kim Châu, Ngô Văn Toàn (1994), “Nhận xét về điều trị cấp cứu gãy hở hai xương cẳng chân với 198 trường hợp theo dõi trong 3 năm (1988 – 1991)”, trang 35
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất