NHẬN XÉT CẤP CỨU 4 TRƯỜNG HỢP TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI TỰ PHÁT HAI BÊN TẠI KHOA CẤP CỨU,BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
NHẬN XÉT CẤP CỨU 4 TRƯỜNG HỢP TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI TỰ PHÁT HAI BÊN TẠI KHOA CẤP CỨU,BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Nguyễn Văn Tâm1, Nguyễn Giang Hòa1, Phạm Quốc Huy1, Lê Đắc Phú1
Hoàng Tiến Tuyên1, Nguyễn Thái Linh1, Tạ Quang Tú1
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả bước đầu xử trí cấp cứu các trường hợp tràn khí màng phổi (TKMP) tự phát đồng thời hai bên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang không đối chứng trên 4 bệnh nhân (BN) nam ở độ tuổi từ 33 – 65 có TKMP tự phát đồng thời hai bên, điều trị tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 103 từ 10/2019 – 10/2021. Kết quả: Tất cả BN nhập viện vì đau ngực và khó thở, đều được chẩn đoán TKMP tự phát mức độ nặng. 3 BN tiền sử hút thuốc lá và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), 1 BN tiền sử chấn thương ngực kín. Tất cả BN có các triệu chứng gồm: Đau ngực, khó thở, da tím tái, tam chứng Galliard rõ, mạch nhanh > 100 ck/phút, thở nhanh > 20 ck/phút, SpO2 < 90%. Chụp X-quang lồng ngực cho thấy TKMP hai bên mức độ nặng. 3 BN được đặt dẫn lưu khoang màng phổi hai bên, 1 BN được chọc hút khí bằng kim hai bên. 2 BN được đặt ống nội khí quản sau khi đã đặt dẫn lưu khoang màng phổi và 1 BN ngừng tuần hoàn được cấp cứu thành công. Kết luận: Sau xử trí cấp cứu, tình trạng lâm sàng của 4 BN cải thiện rõ rệt với huyết áp tâm thu ≥ 90 mmHg, huyết áp trung bình ≥ 75 mmHg, SpO2 ≥ 95%, mạch < 100 ck/phút. Có 3 BN (75%) đạt Glasgow (GCS) 15 điểm và 1 BN sau cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công với GCS 11 điểm.
Tràn khí màng phổi là sự xuất hiện khí trong khoang màng phổi, gồm hai loại là tự phát và do chấn thương [2]. TKMP tự phát gồm tràn khí màng phổi nguyên phát và thứ phát, thường xuất hiện đột ngột, hay gặp ở người trẻ tuổi; tỷ lệ mắc trên thế giới dao động từ 18 – 28/100.000 người đối với nam giới, nữ giới là 1,2 – 6/100.000 người và được chia làm hai nhóm: TKMP tự phát nguyên phát ở những người không tìm thấy bệnh lý phổi và TKMP tự phát thứ phát xảy ra ở những người sẵn có bệnh lý phổi như lao phổi, COPD [2, 4, 5]. Năm 1803, Itard là người đầu tiên mô tả các triệu chứng của TKMP tự phát. Trước năm 1932, TKMP tự phát thường được cho là hậu quả của bệnh lý phổi sẵn có. Năm 1932, Dane Kjaergaard nghiên cứu 51 BN TKMP tự phát ở Copenhaghen, kết quả không tìm thấy bệnh phổi sẵn có trên lâm sàng và trong tiền sử bệnh của BN
Nguồn: https://luanvanyhoc.com