Nhận xét chỉ số cổ chân-cánh tay trong đánh giá mức độ tổn thương bệnh động mạch chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có tổn thương bàn chân

Nhận xét chỉ số cổ chân-cánh tay trong đánh giá mức độ tổn thương bệnh động mạch chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có tổn thương bàn chân

Luận vănNhận xét chỉ số cổ chân-cánh tay trong đánh giá mức độ tổn thương bệnh động mạch chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có tổn thương bàn chân .Bệnh động mạch chi dưới (BĐMCD) chiếm vị trí quan trọng trong chăm sóc sức khỏe do tỷ lệ mắc cao cũng như hậu quả của nó. Elizabeth Selvin [34] đã phân tích số liệu từ kết quả nghiên cứu NHANES (National Health and Nutrition Examination Survey) tại Mỹ năm 1999 – 2000 cho thấy 4,3% mắc BĐMCD tức là vào năm 2000 ước tính 5 triệu người Mỹ chịu ảnh hưởng của BĐMCD.

Rất nhiều nghiên cứu dịch tễ học và lâm sàng đã chỉ ra mối liên quan giữa đái tháo đường (ĐTĐ) và BĐMCD. ĐTĐ gây ra nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm, để lại di chứng rất nặng nề cho người bệnh và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong đặc biệt ở ĐTĐ type 2 do bệnh thường được phát hiện muộn. Nếu như tổn thương vi mạch hay gặp ở ĐTĐ type 1 thì biến chứng mạch máu lớn do xơ vữa động mạch (ĐM) lại gặp chủ yếu ở ĐTĐ type 2. ĐTĐ làm tăng nguy cơ mắc BĐMCD lên 2 – 4 lần và khoảng 12 – 20% bệnh nhân (BN) bị BĐMCD có kèm theo ĐTĐ [16], [27]. Theo nghiên cứu San Luis Valley Diabetes, tỷ lệ mắc BĐMCD ở người ĐTĐ là 13,7% [44]. Thêm vào đó, ĐTĐ còn làm tăng nguy cơ loét bàn chân do tắc mạch, hoại tử, và cắt cụt chi ở bệnh nhân mắc BĐMCD lên gấp 7 – 15 lần [73]. Tỷ lệ này còn cao hơn ở BN đã có tổn thương bàn chân. Tuy nhiên có tới 90% BN bị BĐMCD không có triệu chứng điển hình của đau cách hồi đặc biệt với người ĐTĐ đã có biến chứng thần kinh ngoại vi làm lu mờ triệu chứng [48]. Do đó có một thực tế là ở BN ĐTĐ, việc chẩn đoán BĐMCD thường quá muộn, đặc biệt tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu [30], [70].

Phát hiện sớm BĐMCD giúp ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng của nó như cắt cụt chi. Hiện nay có nhiều phương pháp để chẩn đoán BĐMCD như đo chỉ số cổ chân – cánh tay (ABI – Ankle Brachial Index), siêu

âm Doppler mạch, chụp cắt lớp vi tính đa dãy mạch máu (MSCT – Multi – Slice Computer Tomographic angiography), chụp mạch cản quang,… Theo đánh giá của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA – American Heart Association), đo ABI là phương pháp hữu hiệu nhất giúp sàng lọc BĐMCD do đáp ứng các tiêu chí: đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém, không xâm lấn, độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Trong quá khứ, ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe chỉ chú trọng vào việc điều trị các BN đã có biến chứng của BĐMCD. Ở Việt Nam, việc chẩn đoán sớm và theo dõi BĐMCD còn hạn chế, BN nhập viện thường ở giai đoạn muộn, đã có nhiễm trùng hoặc hoại tử chi nên ít có khả năng bảo tồn, tạo gánh nặng to lớn cho gia đình và xã hội. Việc phát hiện và can thiệp sớm các BN có nguy cơ cao mà chưa có biểu hiện triệu chứng là cần thiết, điều này không chỉ nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh và chi phí điều trị mà còn tăng chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Lựa chọn phương pháp điều trị rất khác biệt phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó mức độ và sự lan rộng của tổn thương có vai trò quan trọng. Vì vậy việc đánh giá đầy đủ tổn thương là hết sức cần thiết nhưng không phải mọi cơ sở y tế đều được trang bị các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, đắt tiền cho phép thấy được hình ảnh chi tiết của toàn bộ hệ ĐM chi dưới. Ở Việt Nam còn ít nghiên cứu tìm hiểu về vai trò của chỉ số ABI trong đánh giá mức độ tổn thương BĐMCD, đặc biệt là đối chiếu với phương pháp chụp MSCT 64 dãy mạch chi dưới, một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm nhập hiện đại, đáng tin cậy. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nhận xét chỉ số cổ chân – cánh tay trong đánh giá mức độ tổn thương bệnh động mạch chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có tổn thương bàn chân ” nhằm 2 mục tiêu sau:

1. Nhận xét chỉ số cổ chân – cánh tay (ABI) trong đánh giá mức độ tổn thương BĐMCD ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 có tổn thương bàn chân.

. Tìm hiểu mối liên quan giữa chỉ số ABI và một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Đại cương về BĐMCD 3

1.1.1. Khái niệm BĐMCD 3

1.1.2. Sơ lược giải phẫu hệ ĐM chi dưới  3

1.2. Đặc điểm dịch tễ học BĐMCD 5

1.3. Cơ chế bệnh sinh 6

1.4. Các yếu tố nguy cơ phối hợp gây xơ vữa ĐM ở người ĐTĐ type 2 7

1.4.1. Hút thuốc lá 8

1.4.2. Rối loạn lipid máu 8

1.4.3. Tăng HA 9

1.4.4. Tuổi 9

1.4.5. Tăng Protein C phản ứng  10

1.4.6. Tăng homocystein máu  10

1.5. Đặc điểm lâm sàng BĐMCD ở BN ĐTĐ 10

1.5.1. BĐMCD không triệu chứng 10

1.5.2. Đau cách hồi 11

1.5.3. Thiếu máu chi dưới trầm trọng mạn tính 13

1.5.4. Thiếu máu chi cấp tính  15

1.6. Tổn thương bàn chân do ĐTĐ 15

1.6.1. Đại cương 15

1.6.2. Phân loại bàn chân ĐTĐ 15

1.7. Nghiên cứu và sử dụng chỉ số ABI 16

1.7.1. Khái niệm chung 16

1.7.2. Đánh giá chỉ số ABI 18

1.7.3. Giá trị của chỉ số ABI 18

1.7.4. Một số nghiên cứu về ABI ở BN ĐTĐ type 2 20

1.8. Một số phương pháp chẩn đoán BĐMCD khác 22

1.8.1. Chụp cắt lớp vi tính mạch máu đa dãy  22

1.8.2. Chụp cộng hưởng từ mạch máu 24

1.8.3. Chụp mạch cản quang 24

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1. Địa điểm nghiên cứu 25

2.2. Đối tượng nghiên cứu 25

2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn BN 25

2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 25

2.3. Phương pháp nghiên cứu 26

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 26

2.3.2. Quy trình nghiên cứu 26

2.4. Xử lý số liệu 33

2.5. Quy trình nghiên cứu 36

2.6. Khía cạnh đạo đức của đề tài 37

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38

3.1. Đặc điểm chung của nhóm BN nghiên cứu 38

3.1.1. Đặc điểm tuổi, giới của nhóm BN nghiên cứu 38

3.1.2. Đặc điểm về các yếu tố nguy cơ của nhóm BN nghiên cứu: 39

3.1.3. Đặc điểm lâm sàng 40

3.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng 43

3.2. Giá trị của ABI trong đánh giá mức độ tổn thương BĐMCD 44

3.2.1. Giá trị trung bình của ABI 44

3.2.2 Đặc điểm về MSCT 44

3.2.4. Liên quan giữa ABI và số ĐM bị tổn thương đánh giá qua chụp

MSCT: 47

3.2.5. Liên quan giữa ABI và mức độ hẹp ĐMCD đánh giá qua chụp

MSCT: 48

3.3. Mối liên quan giữa ABI và các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng..50

3.3.1. Mối liên quan giữa ABI và lâm sàng: 50

3.3.2. Mối liên quan giữa ABI và các giá trị cận lâm sàng: 53

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 56

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 56

4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới của nhóm BN nghiên cứu 56

4.1.2. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ 57

4.1.3. Biểu hiện lâm sàng BĐMCD 60

4.2. Giá trị của ABI trong đánh giá mức độ tổn thương BĐMCD 61

4.2.1. Đặc điểm chung của ABI 61

4.2.2. Đặc điểm chụp MSCT mạch chi dưới 62

4.2.3. Giá trị của ABI trong chẩn đoán BĐMCD 63

4.2.2. Nhận xét chỉ số ABI trong đánh giá mức độ tổn thương BĐMCD….65

4.3.  Mối liên quan giữa ABI và một số triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng . 67

4.3.2. Mối liên quan giữa ABI và một số biểu hiện lâm sàng 67

4.3.3. Mối liên quan giữa ABI và một số giá trị cận lâm sàng 71

KẾT LUẬN 74

KIẾN NGHỊ 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ môn thống kê y học (2010), “Đường cong ROC trong chẩn đoán”, ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh.
2. Vũ Văn Long (2005), “Nghiên cứu chỉ số áp lực cổ chân – cánh tay ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 bằng máy siêu âm Doppler bỏ túi”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II,Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Trịnh Văn Minh (2001), “Giải phẫu người”, Trường ĐH Y Hà Nội, tr. 318-304.
4. Trần Bảo Nghi (2004), “Giá trị chẩn đoán của chỉ số ABI và các yếu tố nguy cơ trong bệnh lý động mạch ngoại biên chi dưới trên bệnh nhân đái tháo đường”, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y dược TPHCM.
5. Nguyễn Văn Phong (2009), “Vai trò của chỉ số cổ chân – cánh tay trong chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới mạn tính ở bệnh nhân có chụp động mạch vành”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại
học Y Hà Nội.
6. Thái Hồng Quang (2001), “Bệnh nội tiết”, Nhà xuất bản Y học, (7), tr. 283-286.
7. Nguyễn Thu Quỳnh (2008), “Bệnh lý bàn chân đái tháo đường”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
8. Nguyễn Trường Sơn (2008), “Nghiên cứu sự biến đổi của chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân – cánh tay (ABI) ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Học viện Quân Y.
9. Trần Văn Sơn (2006), “Vai trò của siêu âm Doppler trong chẩn đoán bệnh tắc động mạch mạn tính chi dưới”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 10 (4),2 tr. 228-236.
10. Lê Thị Thắm (2010), “Nghiên cứu vai trò của chỉ số cổ chân – cánh tay trong dự đoán tổn thương động mạch vành”, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
11. Phạm Thắng (1999), “Bệnh động mạch chi dưới”, Nhà xuất bản Y học

Leave a Comment