Nhận xét đặc điểm bệnh lý và kết quả sớm phẫu thuật u trung thất tại bệnh viện K giai đoạn 2010-2013
Luận văn Nhận xét đặc điểm bệnh lý và kết quả sớm phẫu thuật u trung thất tại bệnh viện K giai đoạn 2010-2013. U trung thất (UTT) phát triển trên những mô nằm lạc chỗ bắt nguồn từ một đến ba lá thai (nội bì, trung bì, ngoại bì) hoặc từ những mô trưởng thành đã được xác định. Chúng phát triển chậm và tiềm tàng trong một thời gian dài từ nhỏ tới khi trưởng thành, có khi tới vài chục năm [1].
Khi khối u còn nhỏ, chưa gây chèn ép hoặc chưa bị thoái hóa ác tính thì các triệu chứng lâm sàng như đau ngực, khó thở, ho khan, gầy sút cân… chưa xuất hiện.Vì vậy nhiều khối u trung thất (UTT) được phát hiện tình cờ do chụp X-quang ngực trong những đợt khám sức khỏe định kỳ [2][3].
Trong quá trình từ thời thơ ấu đến trung niên nếu UTT đột nhiên phát triển và to nhanh thì các dấu hiệu lâm sàng sẽ xuất hiện, có khi rất sớm như nổi gồ thành ngực trước, thở rít ở trẻ em .
Phần lớn UTT có biểu hiện ra các triệu chứng lâm sàng là những u có cấu trúc đặc như u tuyến ức, u quái hoặc khi u to gây chèn ép các cấu trúc lân cận. Các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí, kích thước, loại u, tình trạng bội nhiễm. và tính chất lành hay ác tính của u [4][5].
Các xét nghiệm cận lâm sàng trước đây chủ yếu dựa vào phim X-quang ngực chuẩn nên còn nhiều hạn chế. Gần đây việc sử dụng chụp cắt lớp vi tính sau đó là chụp cộng hưởng từ – MRI đã giúp chúng ta có thể chẩn đoán chính xác vị trí, kích thước, tính chất của UTT, mức độ u chèn ép vào thành phần giải phẫu lân cận và khả năng biến đổi ác tính.
Một khi đã chẩn đoán xác định là UTT thì chỉ định mổ cắt bỏ là cần thiết, bởi lẽ u sẽ tiếp tục phát triển, khối lượng u to dần và tỷ lệ thoái hóa ác tính cao (23% theo Nguyễn Đình Kim (1990) [4] 33% ở trẻ em và 47% ở người lớn theo Akashi và cs (1992) [5], nhưng nếu được phẫu thuật kịp thời thì sẽ đem lại kết quả rất tốt.
Từ những năm 50 của thế kỷ 20 Bariety và Cuory C [6] đã có công trình nghiên cứu về chẩn đoán xác định, phẫu thuật cắt bỏ và phân loại mô học UTT.
Ở Việt Nam, UTT đã được xác định và phẫu thuật từ những năm 70-80 của thế kỷ XX. Gần đây ở nước ta Đồng Lưu Ba và cs (2006) [7], Phạm Hữu Lư, Lê Ngọc Thành và cs (2007) [8], Nguyễn sĩ khánh(2008) [9], Nguyễn Văn Trưởng (2013) [10],.. đã tiến hành phẫu thuật nội soi cho một số UTT đạt kết quả tốt.
Tại bệnh viện K trung ương, phẫu thuật lồng ngực đã trở thành thường quy trong thập niên vừa qua, trong đó có phẫu thuật cắt bỏ u trung thất, tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu tổng thể về chẩn đoán và điều trị u trung thất, mặc dù đây là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa cho chuyên ngành với những đặc thù và khác biệt của bệnh nhân tại bệnh viện K, do đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài :
Nhận xét đặc điểm bệnh lý và kết quả sớm phẫu thuật u trung thất tại bệnh viện K giai đoạn 2010-2013 với 2 mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm bệnh lý u trung thất được phẫu thuật tại Bệnh viện K giai đoạn 2010-2013.
2. Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật u trung thất tại bệnh viện K giai đoạn 2010-2013.
ĐẶT VẤN ĐỀ Nhận xét đặc điểm bệnh lý và kết quả sớm phẫu thuật u trung thất tại bệnh viện K giai đoạn 2010-2013
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 21
1.1. GIẢI PHẪU ĐỊNH KHU TRUNG THẤT 21
1.1.1 Giới hạn của trung thất 21
1.1.2 Giải phẫu định khu trung thất 21
1.2. PHÂN LOẠI U TRUNG THẤT THEO VỊ TRÍ VÀ GIẢI PHẪU BỆNH LÝ … 26
1.2.1. Theo vị trí 26
1.2.2. Theo giải phẫu bệnh 28
1.3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ TẦN SUẤT 30
1.3.1. Tần suất phát hiện 30
1.3.2. Các dấu hiệu lâm sàng 31
1.4. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG 33
1.4.1. Chụp XQ ngực thường quy 33
1.4.2. Chụp cắt lớp vi tính 33
1.4.3. Chụp cộng hưởng từ 34
1.4.4. Chụp cắt lớp tán xạ positron 35
1.4.5. Ngoài ra còn các phương pháp chẩn đoán khác như 35
1.5. ĐIỀU TRỊ U TRUNG THẤT 36
1.5.1. Phẫu thuật nội soi lồng ngực kín cắt u trung thất 36
1.5.2. Phẫu thuật nội soi lồng ngực kín chẩn đoán 36
1.5.3. Phẫu thuật mổ mở u trung thất 36
1.5.4. Điều trị một số loại u trung thất 36
1.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU U TRUNG THẤT 42
1.6.1. Nước ngoài 42
1.6.2. Trong nước 44
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 45
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 45
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nhóm nghiên cứu 45
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 45
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 45
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 46
2.2.4. Xử lý số liệu 50
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 51
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 52
3.2.1. Lý do vào viện 52
3.2.2. Thời gian lâm bệnh 53
3.2.3. Dấu hiệu lâm sàng 54
3.3. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG 55
3.3.1. Chức năng hô hấp 55
3.3.2. Chẩn đoán hình ảnh 56
3.3.3. Kết quả mô bệnh của UTT 66
3.4. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 67
3.4.1. Cách thức phẫu thuật 67
3.4.2. Biến chứng và tử vong 70
3.4.3. Thời gian điều trị 71
3.4.4. Tình trạng bệnh nhân khi ra viện 71
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 72
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 72
4.1.1. Giới 72
4.1.2. Tuổi 72
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 73
4.2.1. Lý do vào viện 73
4.2.2. Thời gian xuất hiện các triệu chứng đầu tiên đến lúc nhập viện 75
4.2.3. Triệu chứng lâm sàng khám thấy khi vào viện 76
4.3. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG 78
4.3.1. Chức năng hô hấp 78
4.3.2. Hình thể của u trung thất trên X-quang ngực chuẩn: 79
4.3.3. Vị trí của u trung thất trên CLVT 79
4.3.4. Vị trí của u tuyến ức trên CLVT 81
4.3.5. Vị trí của UTT khác trên CLVT 82
4.3.6. Kích thước khối u 82
4.3.7. Tỷ trọng của UTT trên phim chụp CLVT 83
4.3.8. Bờ của khối u trên Xquang – CLVT 84
4.3.9. Mức độ ngấm thuốc cản quang của khối u 84
4.3.10. Ảnh hưởng của khối u trung thất tới cơ quan lân cận 85
4.3.11. Kết quả mô bệnh học của u trung thất 87
4.4. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 90
4.4.1. Cách thức phẫu thuật 90
4.4.2. Lựa chọn phương pháp phẫu thuật liên quan đến kích thước u 92
4.4.3. Kết quả sớm phẫu thuật UTT 93
KẾT LUẬN 95
KIẾN NGHỊ 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 1.1. Vị trí thường gặp của UTT theo Goldstraw 26
Bảng 1.2. Vị trí gặp của các loại UTT theo Duwe 28
Bảng 1.3. Các loại UTT có tỷ lệ cao nhất 30
Bảng 1.4. Triệu chứng khám thấy ở 79 ca UTT khi vào viện 32
Bảng 1.5. Tỷ lệ các khối u trung thất trong 2504 bệnh nhân của nhiều tác giả . 43
Bảng 1.6. Tóm tắt một số công trình về UTT trong nước 44
Bảng 3.1. Tuổi và giới 51
Bảng 3.2. Lý do vào viện của UTT 52
Bảng 3.3. Thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến lúc vào viện 53
Bảng 3.4. Triệu chứng lâm sàng khám thấy khi vào viện 54
Bảng 3.5. Chức năng hô hấp 55
Bảng 3.6. Vị trí của trung thất và tim 56
Bảng 3.7. Vị trí của UTT trên CLVT bao gồm 140 BN do có 10 BN là hạch
trung thất có nhiều vị trí khác nhau nằm trong trung thất nên
không đưa vào đây 57
Bảng 3.8. Vị trí của bệnh nhân u tuyến ức trên CLVT 58
Bảng 3.9. Vị trí của bệnh nhân u thần kinh trên CLVT 59
Bảng 3.10. Vị trí của bệnh nhân u tế bào mầm trên CLVT 60
Bảng 3.11. Vị trí của u nang lành tính trên CLVT 61
Bảng 3.12. Kích thước của u 62
Bảng 3.13. Tỷ trọng của u trên CLVT 63
Bảng 3.14. Ngấm thuốc cản quang 64
Bảng 3.15. Khối u chèn ép, thâm nhiễm cơ quan lân cận 65
Bảng 3.16. Kết quả mô bệnh của UTT 66
Bảng 3.17. Các đường mở ngực 67
Bảng 3.18. Cách thức phẫu thuật 68
Bảng 3.19. Cách thức phẫu thuật từng loại UTT 69
Bảng 3.20. Liên quan giữa phương pháp phẫu thuật và kích thước u 70
Bảng 3.21. Biến chứng sau mổ UTT 70
Bảng 3.22. Thời gian điều trị 71
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
•
Biểu đồ 3.1. Hình thể u trên Xquang ngực chuẩn 56
Biểu đồ 3.2. Bờ của khối u trên Xquang – CT 63
Biểu đồ 3.3. Tình trạng bệnh nhân khi ra viện 71
Hình 1.1. Đường ranh giới trung thất 22
Hình 1.2. Sự phân chia của trung thất 23
Hình 1.3. Các tạng trong trung thất 24
Hình 1.4. Trung thất nhìn bên phải 25