Nhận xét đặc điểm dịch tễ lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh viêm bờ mi mắt tại khoa mắt bệnh viện đại học Y Thái Bình từ 5/2008- 5/2009
Nghiên cứu mô tả thực hiên trên 339 bênh nhân VBM điều trị tại Khoa Mắt Bênh viên Đại học Y Thái Bình từ tháng 5/2008- 5/2009 cho thấy:
– VBM là bênh phổ biến, tỷ lê mắc bênh là 5,5%, gặp ở cả nông thôn và đô thị, chủ yếu ở lứa tuổi lao động(82,9%), nữ nhiều hơn nam, đối tượng gặp nhiều là nông dân(33,6%) và học sinh sinh viên(24,2%).
– Các hình thái lâm sàng: VBM có vảy cao nhất(68,1%), tiếp theo là viêm đỏ bờ mi(30,1%), viêm loét bờ mi(1,8%). Mức độ tổn thương bờ mi: nặng là 31,9%, trung bình là 55,2%, nhẹ là 13,0%.
– Các tác nhân vi sinh vật gây bênh là nấm(57,2%), vi khuẩn(13,9%), Demodex (6,2%), nấm kết hợp Demodex (10,9%). Có 11,8% các trường hợp không thấy vi sinh vật.
– Có rất nhiêu yếu tố liên quan: khăn mặt thường xuyên để ẩm là 65,8%, lạm dụng thuốc tra mắt là 60,8%, đặc biệt là các thuốc có corticoid 29,8%.
– Điều trị theo phương pháp chà nặn bờ mi hằng ngày kết hợp dùng thuốc sát khuẩn, thuốc đặc trị tại chỗ( thuốc nấm, kháng sinh), cho kết quả khả quan.
Sau 3-5 ngày điều trị: bênh khỏi hoàn toàn là 19,7%, bênh đỡ nhiều là 79,1%, đỡ ít là 1,2%. Sau 2 tuần điều trị, bênh khỏi hoàn toàn là 68,7%, bênh đỡ nhiều là31,0% đỡ ít là
0. 3%. Sau 4 tuần điều trị, bênh khỏi hoàn toàn là 92,3%%, bênh đỡ nhiều là 7,7%.
ABSTRACT
Viêm bờ mi (VBM) là viêm biểu bì bờ tự do của mi mắt. VBM rất thường gặp ở vùng nông thôn, nông nghiêp. Theo Phan Dẫn [3], tỉ lê VBM ở vùng đổng bằng Bắc Bộ năm 2004 khoảng 3-4%.
VBM làm cho người bênh luôn ở trong trạng thái ngứa ngáy, bứt dứt khó chịu ở mắt, ảnh hưởng không nhỏ đến trạng thái tâm lý của người bênh, ít nhiều cũng cũng làm giảm khả năng làm việc trong một thời gian dài. Bênh thường tiến triển dai dẳng, khó điều trị, hay tái phát. Nếu không được điều trị tích cực, VBM có thể gây ra biến chứng như quặm, biến dạng bờ mi, ảnh hưởng nhiều đến chức năng thị giác và thẩm mỹ.
Tác nhân gây bệnh hay gặp là vi sinh vật. Các vi sinh vật gây bệnh có thể là vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu…), virus (herpes simplex, herpes zoster…), ký sinh trùng (nấm, rận, Demodex…). Các yếu tố thuận lợi là tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn nước sinh hoạt, thiếu vitamin, một số bệnh như mắt hột, viêm kết mạc mạn tính, các tật khúc xạ, các bệnh ngoài da, bệnh tiểu đường, táo bón, cơ địa dị ứng, một số hoá chất, hoá mỹ phẩm.
Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, bệnh VBM rất phổ biến. Theo thống kê tại Khoa Mắt Bệnh viện Đại học Y Thái Bình năm 2006, số bệnh nhân VBM chiếm khoảng 5% số lượng bệnh nhân đến khám mắt. Tuy nhiên, việc phát hiện, chẩn đoán, điều trị VBM chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Các bác sĩ sau khi chẩn đoán bệnh nhân bị VBM thường kê đơn cho bệnh nhân mua các loại thuốc các loại thuốc sát khuẩn, kháng sinh, chống viêm có hoặc không có corticoid. Bệnh nhân thường phải điều trị dài ngày, rất phiền phức, tốn kém. Các nghiên cứu nhãn khoa ít đề cập đến bệnh lý này.
Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ lâm sàng, xét nghiêm và một số yếu tố liên quan của bênh nhân viêm bờ mi điều trị tại bênh viên Trường Đại học Y Thái Bình.
2. Nhận xét kết quả điều trị bênh viêm bờ mi theo phương pháp chà nặn bờ mi hằng ngày kết hợp dùng thuốc sát khuẩn, kháng sinh tại chỗ.
2. ĐOI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân VBM khám và điều trị tại khoa mắt Bệnh viện Đại học Y Thái Bình từ tháng 5/2008 đến tháng 5/2009.
– Chẩn đoán VBM dựa vào các triệu chứng lâm sàng:
– Tiêu chuẩn loại trừ:
Bệnh nhân dị dạng bờ mi hoặc có các bệnh cấp tính ở mắt cần điều trị, từ chối điều trị
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả tiến cứu và thử nghiệm lâm sàng không đối chứng.
2.2.2. Cỡ mẩu
Để tính số bệnh nhân cần nghiên cứu, chúng tôi dùng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả. Số bệnh nhân tối thiểu cần cho nghiên cứu tính được là 200.
2.2.3. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu
2.2.3.1. Khám và chẩn đoán lâm sàng
Được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa mắt với máy sinh hiển vi khám bệnh. Các thông tin được thu thập và ghi chép theo mẫu bệnh án thống nhất. Đánh giá tổn thương bờ mi theo 3 mức độ: nhẹ, vừa và nặng. Chẩn đoán theo 3 hình thái lâm sàng: viêm đỏ bờ mi, viêm bờ mi rụng vẩy, viêm loét bờ mi.
2.23.2. Điều trị
Phác đồ điều trị: sau khi đã có kết quả xét nghiệm vi sinh vật, bệnh nhân VBM được điều trị theo phác đồ chung gồm các bước:
– Nặn tuyến bờ mi:
Gây tê tại chỗ bằng dung dịch dicain 1%. Nặn tuyến bờ mi bằng tay với sự trợ giúp của thanh đè quặm luồn vào cùng đồ. Làm mỗi ngày 1- 2 lần, liên tục trong 3-5 ngày.
– Chà thuốc bờ mi: được tiến hành ngay sau khi nặn bờ mi.
+ Làm sạch bờ mi bằng tăm bông tẩm dung dịch natri clorua 5%;
+ Chà bờ mi bằng tăm bông tẩm dung dịch betadin 10%.
+ Các trường hợp có kết quả xét nghiệm, tiếp tục chà bờ mi bằng tăm bông tẩm dung dịch thuốc đặc trị ( thuốc chống nấm, thuốc kháng sinh, thuốc sát khuẩn, thuốc làm thay đổi môi trường).
+ Các trường hợp kết quả xét nghiệm vi sinh vật âm tính, chúng tôi dùng kháng sinh nhóm quinolon thế hệ 3,4 và dung dịch betadin 10% để chà bờ mi sau khi đã làm
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích