Nhận xét đặc điểm đuối nước trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương từ 1995 đến 2004
Đuố’i nước (ĐN) là một tai nạn thường gặp, nhất là đối với trẻ em. Nó thường xảy ra ở những vùng dân cư có nhiều ao hồ, sông suối, bãi biển nhưng thiếu sự phòng ngừa cẩn thận của con người [7],[10]. Trên thế giới hàng năm có khoảng 140.000 người chết do ĐN. Tại Việt Nam, theo Đinh Văn Thức, ĐN là nguyên nhân tử vong đứng hàng đầu tại ngoại thành Hải Phòng [4].
Xử trí bệnh nhân ĐN là một cấp cứu nội khoa, trong đó việc hồi sức tim phổi là hết sức quan trọng quyết định tiên lượng bệnh nhân (BN) [7]. Thực trạng việc sơ cứu và cấp cứu BN ĐN còn chậm, chưa chuẩn xác, ảnh hưởng đến kết quả điều trị và di chứng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này với hai mục tiêu sau:
– Mô tả một số đặc điểm ĐN trẻ em được điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương.
– Nhận xét kết quả điều trị, hậu quả và một số yếu tố liên quan ĐN trẻ em tại Bệnh viện Nhi trung ương.
II. ĐOI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
– 72 BN dưới 15 tuổi được chẩn đoán ĐN điều trị tại BV Nhi T.Ư từ 1995 đến 2004.
– Loại trừ những BN chết trước khi đến viện..
2. Phương pháp nghiên cứu:
Hồi cứu và tiến cứu mô tả, thiết kế theo mẫu nghiên cứu thống nhất:
– Đặc điểm dịch tễ lâm sàng: Tuổi, giới, địa điểm xảy ra ĐN, thời gian xảy ra ĐN trong năm, địa phương, thời gian chìm dưới nước, hoàn cảnh xảy ra ĐN, nguồn nước.
– Đặc điểm lâm sàng: Tình trạng khi vào viện: đánh giá tình trạng ý thức, thân nhiệt, hô hấp, tim mạch, tâm thần kinh và các tổn thương phối hợp.
– Đặc điểm cận lâm sàng:CTM, ĐGĐ, Protid, đường, khí máu, ure, creatinin, Xquang phổi.
– Các biện pháp hồi sức:
Hồi sức hô hấp: Thở oxy qua mask, đặt NKQ, hô hấp hỗ trợ như bóp bóng, thở máy.
Hồi sức tim mạch: Bồi phụ nước- điện giải, dịch keo, thuốc vận mạch, lợi tiểu…
Các biện pháp hồi sức khác: Chống phù não, chống co giật, an thần, kháng sinh.
– Kết quả điều trị BN ĐN: được chia 3 loại:
Loại tốt: BN hồi phục hoàn toàn, không có di chứng
Loại trung bình: BN khỏi nhưng có di chứng thần kinh hoặc tâm thần
Loại xấu: trẻ hôn mê kéo dài hoặc tử vong.
– Một số yếu tố liên quan tới kết quả điều trị: Thời gian chìm dưới nước, mức độ rối loạn ý thức, suy thở và tình trạng nhiễm toan.
– Xử lý số liệu theo chương trình thống kê y học Epi-info 6.0
Nghiên cứu gồm 72 trẻ được chẩn đoán đuối nước (ĐN) được điều trị tại BV Nhi T.Ư từ 1995 đen 2004. Kết quả cho thấy:
– Nhóm tuổi bị ĐN cao nhất là 1 – 5 tuổi (58,0%), tỷ lệ nam/nữ: 1,5. Trẻ bị ĐN thường vào mùa hè: từ tháng 6 đến tháng 9. Địa điểm thường gặp nhất là ở ao, hồ: 64%.
– Đặc điểm lâm sàng khi nhập viện chủ yếu gồm: rố’i loạn ý thức, viêm phổi và suy thở.
– Đặc điểm cận lâm sàng: Protein máu giảm, Hb, Hct và Natri máu giảm: 72% trẻ có tình trạng toan chuyển hoá.
– Tình trạng hôn mê, suy thở có ảnh hưởng rõ rệt tới kết quả điều trị.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích