Nhận xét đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ trước và sau phẫu thuật mở tại bệnh viện Việt Đức

Nhận xét đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ trước và sau phẫu thuật mở tại bệnh viện Việt Đức

Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống cổ (CSC) là một bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Theo Spincer D.D. tỷ lệ mắc bệnh cao đứng hàng thứ hai sau thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng [81]. Cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động của con người ngày càng đa dạng, khi làm việc phải cúi cổ lâu, hoặc các động tác đơn điệu lặp đi lặp lại của đầu, đòi hỏi sự chịu đựng và thích nghi của CSC nên tỷ lệ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (TVĐĐCSC) ngày càng cao. Theo các nghiên cứu của Gore D.R. [51] hay Kelsey J.L. [64], cho thấy tỷ lệ TVĐĐ cột sống cổ khoảng 5,5 người/100.000 dân.

Đặc điểm giải phẫu của CSC có liên quan đến tủy sống và rễ thần kinh, do vậy khi xảy ra TVĐĐCSC có thể chèn ép cả đường dẫn truyền thần kinh chi trên và chi dưới, làm ảnh hưởng tới chức năng các chi. Từ đó làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, khả năng lao động của người bệnh và ảnh hưởng đến nền sản xuất, kinh tế, xã hội. Ở Việt Nam TVĐĐ cột sống cổ thường gặp ở độ tuổi từ 35 – 59 tuổi (83,78%) [15]. Đây đang là độ tuổi lao động có ích cho xã hội, do vậy việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời TVĐĐ cột sống cổ là việc cần thiết.

Có nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh TVĐĐ cột sống cổ và giá trị của mỗi phương pháp khác nhau.

Chụp x quang quy ước là xét nghiệm đầu tiên khi lâm sàng có biểu hiện hội chứng CSC, cho phép loại trừ viêm, u. Vì đĩa đệm là tổ chức không cản quang nên chỉ đánh giá đĩa đệm gián tiếp qua một số hình ảnh nên phương pháp này còn nhiều hạn chế [47], [88].

Chụp tủy sống có bơm thuốc cản quang: phương pháp này không thấy được hình ảnh trực tiếp của đĩa đệm, do vậy khó phân biệt tổn thương chèn ép do đĩa đệm hay chèn ép do nguyên nhân khác như tổ chức xơ, sẹo… là kỹ thuật có can thiệp ở tầng cổ, phức tạp hơn so với cột sống thắt lưng [5], [88].

Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) đã khắc phục được các hạn chế trên, dựa vào tỷ trọng Hounsfield unit đánh giá được tổ chức đĩa đệm, các vôi hóa và mỏ xương nhưng không quan sát được trên nhiều mặt phẳng đây cũng là hạn của phương pháp này [9], [59], [84].

Cộng hưởng từ (CHT) là kỹ thuật có những lợi thế rõ rệt trong chẩn đoán bệnh lý hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là bệnh lý TVĐĐ cột sống cổ, cho kết quả chính xác [25], [26], [40], [50]. Theo Margaret H. cộng hưởng từ, có thể đánh giá được hình thái của đĩa đệm và tủy sống, chẩn đoán được ở tất cả các vị trí, các thể và mức độ thoát vị đĩa đệm, tình trạng của xương, dây chằng, và tổ chức phần mềm xung quanh đạt từ 77 – 96% [67]. Từ khi cộng hưởng từ được áp dụng ở Việt Nam đã giúp cho số lượng bệnh nhân TVĐĐ cột sống cổ được chẩn đoán tăng lên, từ đó giúp cho các nhà lâm sàng có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, đặc biệt là phương pháp phẫu thuật ngày càng tăng và phim cộng hưởng từ là một trong những tiêu chuẩn quan trọng giúp cho các nhà phẫu thuật thần kinh quyết định cuộc phẫu thuật.

Hình ảnh cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thay đổi như thế nào trước và sau phẫu thuật mở là vấn đề cần quan tâm của các nhà phẫu thuật thần kinh và các nhà chẩn đoán hình ảnh. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nhận xét đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ trước và sau phẫu thuật mở tại bệnh viện Việt Đức” với hai mục tiêu sau:

1. Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ trước phẫu thuật.

2. Đánh giá một số thay đổi hình ảnh cộng hưởng từ đĩa đệm cột sống cổ sau phẫu thuật mở.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Đặc điểm giải phẫu chức năng của cột sống cổ 3

1.2. Bệnh căn bệnh sinh của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ 10

1.3. Triệu chứng lâm sàng 12

1.4. Phân loại thoát vị đĩa đệm cột sống cổ 17

1.5. Chẩn đoán hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ 19

1.6. Các phương pháp điều trị ngoại khoa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ .32

1.7. Lịch sử nghiên cứu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ 33

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

2.1. Đối tượng nghiên cứu 36

2.2. Phương pháp nghiên cứu 36

2.3. Phương pháp xử lý số liệu 42

2.4. Đạo đức nghên cứu 42

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43

3.1. Đặc điểm chung 43

3.2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 46

3.3. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ trước phẫu thuật 47

3.4. Đánh giá một số thay đổi hình ảnh cộng hưởng từ đĩa đệm cột sống cổ sau phẫu thuật mở 54

Chương 4: BÀN LUẬN 61

4.1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu 61

4.2. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ trước phẫu thuật mở 64

4.3. Đánh giá một số thay đổi hình ảnh cộng hưởng từ đĩa đệm cột sống cổ sau phẫu thuật mở 70

KẾT LUẬN 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment