Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân các ngộ độc cấp gây rối loạn ý thức

Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân các ngộ độc cấp gây rối loạn ý thức

Luận văn Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân các ngộ độc cấp gây rối loạn ý thức.Ngộ độc cấp là một cấp cứu thường gặp ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới. Theo dữ liệu của Tổ chức y tế thế giới, ước tính có khoảng 350.000 người chết trên toàn thế giới vào năm 2002 do ngộ độc không chủ ý. Trong năm 2000, ngộ độc là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ chín ở người trẻ tuổi trên toàn thế giới và có hơn 4 triệu trường hợp ngộ độc, với tỷ lệ tử vong khoảng 8%. Ước tính rằng hơn 90% tử vong xảy ra ở các nước đang phát triển. Tỉ lệ NĐC ngày càng gia tăng, theo hiệp hội Trung tâm chống độc Mỹ (AAPPC) số liệu tích lũy từ năm 1983 đến 2004 là 38,7 triệu người NĐC tăng 1,8% so với năm 2003 [1]. Theo Trung tâm chống độc Thụy Điển nghiên cứu trong 15 năm từ 1995 đến 2009 số người NĐC đã lên tới 427107 người [2]. Tại Thụy Sỹ số Bn NĐC trong vòng 10 năm từ 2001 đến 2010 là 4029 [3]. Tại Anh năm 1999 tỉ lệ NĐC khoảng 15 – 20% [4].

Ở nước ta, theo một thống kê của Bộ y tế năm 1998 tỷ lệ ngộ độc còn cao ước tính có khoảng 80 ca ngộ độc / 100.000 dân với tỉ lệ tử vong do ngộ độc cấp là 10 – 12%. Tại trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai năm 1998 có 118 trường hợp, năm 2000 có 740 trường hợp và gần đây có tới hơn 2000 trường hợp ngộ độc hàng năm [5]. Ngộ độc cấp có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong nếu phát hiện muộn, xử trí không kịp thời, không đúng. Ngộ độc cấp gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, huyết học… đặc biệt là trong các trường hợp ngộ độc nặng thường gặp các
ảnh hưởng thần kinh gây rối loạn ý thức, co giật. Ngộ độc cấp gây rối loạn ý thức luôn là một thách thức lớn đối với các bác sĩ cấp cứu vì khá thường gặp, nặng nề, nhiều biến chứng (sặc phổi, suy hô hấp, trụy tim mạch, co giật, tiêu cơ vân. ) đòi hỏi phải được xử trí khẩn trương, chính xác, song thường gặp khó khăn trong chẩn đoán do nguyên nhân ngộ độc rất đa dạng và khi Bn NĐC có RLYT sẽ rất hạn chế trong việc hỏi nguyên nhân, thời gian ngộ độc, triệu chứng ban đầu… Hệ thần kinh trung ương được cung cấp máu phong phú, thành phần lipid lớn cho nên thường là cơ quan đích của nhiều thuốc và chất độc. Một nghiên cứu tại Mỹ trên 500 bệnh nhân hôn mê nhập viện thấy 149 trường hợp (30%) là do ngộ độc [6]. Gần đây, một nghiên cứu tại Thụy Điển cũng cho thấy tỉ lệ ngộ độc cấp có rối loạn ý thức vào khoa cấp cứu là 38% [7].
Tại nước ta, ngộ độc gây rối loạn ý thức cũng thường gặp và gây nhiều khó khăn trong chẩn đoán và điều trị. Theo một nghiên cứu mô tả ban đầu tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai năm 1999 – 2003, rối loạn ý thức do ngộ độc có tỷ lệ 17,3% . Tuy nhiên, thực tế còn rất thiếu các nghiên cứu giúp tìm hiểu các nguyên nhân, tác nhân thường gặp gây ngộ độc cấp có rối loạn ý thức, các đặc điểm lâm sàng, các yếu tố gợi ý chẩn đoán, tỷ lệ các biến chứng. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân các ngộ độc cấp gây rối loạn ý thức
nhằm mục tiêu:
1. Nhận xét nguyên nhân ngộ độc cấp gây rối loạn ý thức tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai.
2. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các ngộ độc cấp gây rối loạn ý thức.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Các khái niệm chung 3
1.1.1. Ý thức và rối loạn ý thức 3
1.1.2. Đánh giá tình trạng ý thức 4
1.1.3. Ngộ độc cấp 7
1.2. Nguyên nhân các NĐC gây RLYT 9
1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các NĐC gây RLYT 9
1.3.1. Nhắc lại về giải phẫu, sinh lí hệ thần kinh liên quan đến ngộ độc
cấp gây rối loạn ý thức 9
1.3.2. Sinh lí bệnh rối loạn ý thức do ngộ độc cấp 12
1.3.3 Đặc điểm lâm sàng ngộ độc cấp có rối loạn ý thức 15
1.3.4. Đặc điểm cận lâm sàng ngộ độc cấp có rối loạn ý thức 18
1.4 Một số nghiên cứu về nguyên nhân gây NĐC có RLYT 20
1.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài 20
1.4.2 Các nghiên cứu trong nước 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu 22
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn Bn 22
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 22
2.2. Cỡ mẫu 22
2.3. Phương tiện nghiên cứu 22
2.4. Phương pháp nghiên cứu 23
2.4.1. Tiến hành nghiên cứu 23
2.4.2. Các tiêu chuẩn 24
2.4.3. Các biến nghiên cứu 27
2.4.4. Xử lý số liệu 28
2.5 Địa điểm nghiên cứu 28 
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 29
3.1.1. Số lượng Bn vào TTCĐ từ T1/ 2012 đến T9/2013 29
3.1.2. Phân bố theo giới 29
3.1.3. Phân bố theo tuổi 30
3.1.4. Nghề nghiệp 30
3.1.5. Đặc điểm địa dư 31
3.2. Nguyên nhân NĐC gây RLYT 31
3.2.1. Nguyên nhân NĐC gây RLYT 31
3.2.2. Hoàn cảnh NĐC có RLYT 33
3.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các NĐC gây RLYT 33
3.3.1. Đặc điểm lâm sàng các NĐC gây RLYT 33
3.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng các NĐC gây RLYT 44
Chương 4: BÀN LUẬN 54
4.1. Đặc điểm chung của nhóm Bn nghiên cứu 54
4.1.1. Số lượng Bn 54
4.1.2. Giới tính 54
4.1.3. Tuổi 54
4.1.4. Nghề nghiệp 55
4.1.5. Địa dư 55
4.2. Nguyên nhân gây NĐC có RLYT 55
4.2.1. Nguyên nhân NĐC có RLYT 55
4.2.2 Hoàn cảnh NĐC 56
4.3 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các ngộ độc cấp gây rối loạn ý thức 57
4.3.1 Đặc điểm lâm sàng 57
4.3.2 Đặc điểm cận lâm sàng Bn NĐC có RLYT 62
KẾT LUẬN 67
KIẾN NGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Watson, W.A., et al. (2005), Annual report of the American Association of Poison Control Centers Toxic Exposure Surveillance System. Am JEmergMed. 23(5).p: 589-666.
2. Fuchs, J., et al. (2011), Acute plant poisoning: analysis of clinical features and circumstances of exposure. Clin Toxicol (Phila). 49(7).p: 671-80.
3. Holzer, B.M., et al. (2012), Ten-year trends in intoxications and requests for emergency ambulance service. Prehosp Emerg Care. 16(4).p: 497-504.
4. Jones, A.L. and G. Volans (1999), Management of self poisoning.JỔMJ. 319(7222). p: 1414-7.
5. Đặng Thị Xuân (2002), Tình hình ngộ độc cấp tại khoa Chống Độc bệnh viện Bạch Mai 1998 – 2000. Công trình nghiên cứu khoa học
2001 – 2002. NXB Y học Hà Nội. tr: 94 – 100.
6. Plum F, P.J. (1980), Diagnosis of Stupor and Coma, New York: Oxford University Press.
7. Forsberg, S., et al. (2009), Coma and impaired consciousness in the emergency room: characteristics of poisoning versus other causes. Emerg Med J. 26(2). p: 100-2.
8. Stevens, R.D. and A. Bhardwaj (2006), Approach to the comatose patient. Crit Care Med. 34(1).p: 31-41.
9. David A. Greenberg, M.J.A., Roger P. Simon (2002). Clinical neurology.
10. Nguyễn Việt (1984), Rối loạn ý thức. Tâm thần học tập 1. NXB Y
học Hà Nội. tr: 55 – 60.
11. Teasdale, G. and B. Jennett (1974), Assessment of coma and impaired consciousness. A practical scale. Lancet. 2(7872). p: 81-4.
12. Heard, K. and V.S. Bebarta (2004), Reliability of the Glasgow Coma Scale for the emergency department evaluation of poisoned patients. Hum Exp Toxicol. 23(4). p: 197-200.
13. Chan, B., et al. (1993), The use of Glasgow Coma Scale in poisoning. J Emerg Med. 11(5). 579-82.
14. Nguyễn Thị Dụ (2000), Định hướng chẩn đoán trước một trường hợp
NĐC. Tài liệu đào tạo kiến thức về độc chất, BYT – Bệnh viện Bạch
Mai. tr: 1 – 11.
15. Nguyễn Thị Dụ (1998), Bảng phân loại chất đối kháng. Hội thảo lần thứ 2 về cấp cứu ngộ độc cấp. tr: 157 – 62.
16. Delaney KA, K.P. (2001), Approach to the poisoned patient with Central Nervous System Depression. Clinical toxicology. Saunders Philadelphia. p: 137 – 145.
17. Trịnh Xuân Đàn (2008), Giải phẫu hệ thần kinh. Bài giảng Giải phẫu
học tập II, tái bản lần thứ nhất. NXB Y học Hà nội. tr: 192 – 225.
18. Jerrold B. Leikin, A.C. (2008), Alterations in consciousness. Toxicology critical care. p: 213 – 222.
19. PS, S. (2000), Biological principles of chemical neurotoxicity. Experimental and Clinical Neuro – toxicology. New York: Oxford University Press.
20. AdamsRD, V.M., Ropper AH (1997), Principals of Neurology. New York: Mc Graw – Hill.
21. Albertson, T.E., et al. (2001), TOX-ACLS: toxicologic-oriented advanced cardiac life support. Ann EmergMed. 37(4 Suppl). p: 78-90.
22. Marik, P.E. (2001), Aspiration pneumonitis and aspiration pneumonia . N Engl J Med. 344(9). p: 665-71.
23. Boehnert, M.T. and F.H. Lovejoy, Jr. (1985), Value of the QRS
duration versus the serum drug level in predicting seizures and ventricular arrhythmias after an acute overdose of tricyclic antidepressants. NEngl JMed. 313(8). 474-9.
24. Synek, V.M. (1988), Prognostically important EEG coma patterns in diffuse anoxic and traumatic encephalopathies in adults. J Clin Neurophysiol. 5(2). p: 161-74.
25. Weiss, N., et al. (2012), Causes of coma and their evolution in the medical intensive care unit. JNeurol. 259(7). p: 1474-7.
26. Lund, C., et al. (2012), A one-year observational study of all hospitalized acute poisonings in Oslo: complications, treatment and sequelae. Scand J Trauma Resusc EmergMed. p: 20- 49.
27. Kanich, W., et al. (2002), Altered mental status: evaluation and etiology in the ED. Am JEmergMed. 20(7). p: 613-7.
28. Ngô Hữu Hà (2004), Nghiên cứu tình hình ngộ độc cấp các thuốc thường gặp tại trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai trong hai năm
2002 – 2003. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Hà Nội.
29. Bế Hồng Thu, Phạm Duệ (2007), Nghiên cứu tình trạng ngộ độc cấp khí độc T1/2000 – T7/ 2007. Kỉ yếu công trình khoa học cấp cứu – hồi sức – chống độc 2007.
30. Đặng Thị Xuân, Nguyễn Thị Dụ (2002), Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ngộ độc thuốc diệt chuột nhập lậu từ Trung Quốc. Hội nghị tập huấn Chống độc toàn quốc lần thứ III. p. 119 – 127.
31. Bế Hồng Thu, Vũ Văn Đính (1991), Nhận xét tình hình ngộ độc thuốc ngủ và thuốc an thần tại khoa hồi sức cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai trong 3 năm 1987 – 19989. Tạp chí Y học thực hành số 3.
32. Nguyễn Đạt Anh, Đặng Quốc Tuấn (2012), Các rối loạn toan kiềm
nguồn gốc chuyển hóa. Hồi sức cấp cứu tiếp cận theo các phác đồ. (Dịch theo
Kollef M, Isakow W, The Washington Manual of Critical Care). tr: 323 – 35
33. Gabow, P.A., W.D. Kaehny, and S.P. Kelleher (1982), The spectrum of rhabdomyolysis. Medicine (Baltimore). 61(3). p: 141-52.
34. Nguyễn Đạt Anh, Đặng Quốc Tuấn (2012), Tổn thương thận cấp. Hồi sức cấp cứu tiếp cận theo các phác đồ. (Dịch theo Kollef M, Isakow W, The Washington Manual of Critical Care). tr: 557 – 62.
35. Horan, T.C., M. Andrus, and M.A. Dudeck (2008), CDC/NHSN surveillance definition of health care-associated infection and criteria for specific types of infections in the acute care setting. Am J Infect Control. 36(5).p: 309-32.
36. Force, A.D.T., et al. (2012), Acute respiratory distress syndrome: the Berlin Definition. JAMA. 307(23).p: 2526-33.
37. Vũ Văn Đính (2001), Suy hô hấp cấp. Hồi sức cấp cứu tập II. NXB Y hoc Hà Nội. tr: 82 – 94.
38. Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Thị Hương (2011), Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng, tái bản lần thứ 2. Nhà xuất bản Y học Hà nội.
39. Vũ Văn Đính (2001), Các hội chứng lớn trong ngộ độc cấp. Cấp cứu ngộ độc. NXB Y học Hà Nội. tr. 16 – 2
40. Nguyễn Liễu, Trịnh Thanh Hùng (2000), Tình hình cấp cứu ngộ độc tại khoa Độc xạ viện 103. Kỷ yếu công trình khoa học cấp cứu – hồi sức – chống độc 2000, NXB Y học Hà nội.

Leave a Comment