Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật nang chân răng tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương Hà Nội
Nang chân răng là một khoang bệnh lý chứa dịch trong xương hàm mà toàn bộ hoặc phần lớn lòng nang được lót bởi tế bào biểu mô có nguồn gốc từ các tế bào biểu mô Malassez còn sót lại thuộc cơ quan hình thành răng của một răng chết tủy [38].
Tại khoa Phẫu thuật tạo hình hàm mặt Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội trung bình một tuần tiếp nhận và điều trị cho khoảng 1-3 bệnh nhân NCR. Tỉ lệ nang chân răng theo Jones và cộng sự [19] chiếm 60.3 % tổng số các nang xương hàm do răng.
Nang chân răng tiến triển âm thầm lặng lẽ nhưng liên tục không ngừng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị, nang có thể đạt tới kích thước rất lớn, thậm chí có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như thông vào xoang gây viêm xoang, gẫy xương bệnh lí, chết tủy nhiều răng kề cận… ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Tại Việt Nam nang chân răng được nghiên cứu trong một số đề tài như: “Nang xương hàm lớn do răng” – Luận văn tốt nghiệp nội trú ĐHY Hà Nội của PGS-TS Lê Văn Sơn [3], “Nang xương hàm do răng”- Luận văn thạc sĩ y học Trường ĐHYKHN (1997) của TS. Nguyễn Hồng Lợi [2].
Trong lịch sử y văn thế giới, nang chân răng lần đầu tiên được mô tả bởi Skull Tetus vào năm 1654. Từ đó đến nay đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này như các nhà bệnh học Mervyn Shear và Paul M. Speight với công trình “Nang vùng hàm mặt” (Cyst of the oral and Maxillofacial regions) xuất bản lần đầu tiên năm 1975, được tái bản gần đây nhất lần thứ tư năm 2007 [38] và các tác giả khác như: Toller, Killey, Jones.
Tuy nhiên hiện nay, tại các bệnh viện tuyến dưới việc chẩn đoán, lựa chọn phương pháp phẫu thuật còn nhiều khó khăn lúng túng, tỉ lệ các biến chứng sau mổ và tỷ lệ tái phát còn cao- đặc biệt là với các nang lớn liên quan đến nhiều cấu trúc giải phẫu quan trọng kề cận. Xuất phát từ những tồn tại trên đây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật nang chân răng tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương Hà Nội. ”
nhằm hai mục tiêu:
1- Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nang chân răng.
2- Đánh giá kết quả phẫu thuật nang chân răng tại khoa Phẫu thuật tạo hình hàm mặt Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương Hà Nội từ 01/12/2009 đến 31/7/2010.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐÊ 1
CHƯƠNG I – TỔNG QUAN 3
1.1. Mô phôi học răng liên quan đến các nang xương hàm do răng 3
1.2. Các hệ thống phân loại nang xương hàm do răng 7
1.3. Nang chân răng 8
1.3.1. Cơ chế sinh bệnh học của nang chân răng 8
1.3.2. Chẩn đoán bệnh nang chân răng 1 2
1.3.3. Chẩn đoán phân biệt 20
1.3.4. Điều trị 2 0 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 7
2.1. Đối tượng nghiên cứu 2 7
2.2. Phương pháp nghiên cứu 27 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3 6
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 3 6
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng 3 6
3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng 5 1
3.2. Điều trị 5 9 CHƯƠNG IV . BÀN LUẬN 6 5
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 6 5
4.2. Điều trị 7 6 KẾT LUẬN 81
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích