Nhận xét đăc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của nhiễm trùng vết mổ thành bụng sau mổ lấy thai tại BVPSTW năm 2013

Nhận xét đăc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của nhiễm trùng vết mổ thành bụng sau mổ lấy thai tại BVPSTW năm 2013

Luận văn Nhận xét đăc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của nhiễm trùng vết mổ thành bụng sau mổ lấy thai tại BVPSTW năm 2013.Nhiễm trùng vết mổ sau mổ lấy thai là một biến chứng sau mổ lấy thai, trong đó vết mổ có sự xâm nhập và nhân lên của vi sinh vật gây bệnh và độc tố của chúng. Các vi trùng gây bệnh bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm. NTVM có những biểu hiện lâm sàng toàn thân như mệt mỏi, sốt, dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc tới các dấu hiệu tại chỗ như sưng nề, toác vết mổ, chảy dịch mủ tại vết mổ. Theo Bagratee và Moodley [1], nhiễm trùng vết mổ thành bụng chiếm 13,3% trong các nhiễm trùng sau mổ đẻ. Theo Trần Đình Tú [2], tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ thành bụng sau mổ lấy thai tại Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh năm 1999 là 16,2%. Theo Chử Quang Độ [3], tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ thành bụng sau mổ lấy thai tại BVPSTW năm 2001 là 18,08%.

Mặt khác, tỷ lệ mổ lấy thai tăng nhanh trong vòng 20 năm trở lại đây, đặc biệt ở các nước phát triển. Ở Hoa Kỳ, năm 1988 tỷ lệ MLT trung bình của cả nước là 25%, đến năm 2004 tỷ lệ MLT tăng lên đến 29,1% [4]. Ở Pháp, trong vòng 10 năm (1972 – 1981) tỷ lệ MLT tăng gần gấp đôi, từ 6% đến 11% [5]. Tại Việt Nam, tỷ lệ MLT ngày càng tăng cao, các nghiên cứu tại BVPSTW qua các năm, năm 1998 là 34,6% [6], năm 2000 là 35,1% [7], năm 2005 là 39,1% [8]. Tỷ lệ MLT càng tăng kéo theo đó là số ca NTVM sau mổ lấy thai càng tăng.
NTVM làm tăng thời gian nằm viện của các sản phụ, làm tăng kinh phí điều trị và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. NTVM còn làm yếu các cơ thành bụng, và để lại sẹo xấu làm mất thẩm mỹ cho các sản phụ. NTVM cũng là một yếu tố thuận lợi cho các bệnh cơ hội khác phát triển. Cần điều trị hiệu quả phối hợp các biện pháp dự phòng NTVM nhằm hạn chế những biến chứng và rủi ro mà bệnh gây ra.
Trước những xu thế chung của sự phát triển bệnh tật của thế giới cũng như Việt Nam và các tác hại của NTVM thành bụng sau mổ lấy thai đang là 1 vấn đề cấp bách. Mặt khác tại BVPSTW chưa có nhiều công trình nghiên cứu về nhiễm trùng vết mổ thành bụng, đánh giá hiệu quả điều trị nhiễm trùng vết mổ thành bụng sau mổ lấy thai. Chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài “Nhận xét đăc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của nhiễm trùng vết mổ thành bụng sau mổ lấy thai tại BVPSTW năm 2013” nhằm đánh giá bước đầu tình hình NTVM sau mổ lấy thai. Mục tiêu của đề tài này gồm:
1.    Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhiễm trùng vết mổ thành bụng sau mổ lấy thai.
2.    Mô tả kết quả điều trị nhiễm trùng vết mổ thành bụng sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương trong năm 2013.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nhận xét đăc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của nhiễm trùng vết mổ thành bụng sau mổ lấy thai tại BVPSTW năm 2013
1.    Bagratee J.S, Moodley J, Kleinschmidt I Zawilski W (2001). A randomized controlled trial of antibiotic prophylaxis in selective caesarean delivery. BJOG, 108 (2), 143-148.
2.    Trần Đình Tú (1999). Qua 600 trường hợp nhiễm trùng sau mổ lấy thai tại Viện BVBMTSS. Tạp chí thong tin y dược chuyên đề sản phụ khoa, 12, 200-202.
3.    Chử Quanh Độ (2002). Góp phần nghiên cứu các hình thái lâm sàng và những yếu tố liên quan gây nhiễm trùng sau mổ đẻ tại Viện BVBMTSS (từ tháng 1-2001 đến tháng 6-2002), Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4.    Hyattsville M.D. (2004), Preliminary birth for 2004: Infant and Marternal health, National center for health statistics.
5.    Nguyễn Đức Hinh (2006), Chỉ định, kỹ thuật và tai biến của mổ lấy thai, Bài giảng sản phụ khoa dùng cho sau đại học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Tr. 100 – 111.
6.    Vũ Công Khanh (1998), Tình hình chỉ định và một số yếu tố liên quan đến chỉ định phẫu thuật lấy thai tại Viện BVBMTSS năm 1997, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
7.    Touch Bunlong (2001), Nhận xét về các chỉ định mổ lấy thai ở sản phụ con so tại Viện bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh trong hai năm 1999 – 2000, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
8.    Phạm Thu Xanh (2006), Nhận xét tình hình sản phụ có sẹo mổ cũ được xử trí tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 2 năm 1995 và 2005, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
9.    Hoàng Văn Cúc và cộng sự (2006), Giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
10.    Phan Trường Duyệt (2013), Phẫu thuật Sản Phụ khoa, 3, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
11.    Mangram et al (1999). Guideline for Prevention of Surgical Site Infection.
Infection Control and Hospital Epidemiology, 20(4), 247- 278.
12.    Lê Huy Chính (2007), Tụ cầu, vi sinh y học, trang 134.
13.    Nguyễn Thị Tuyến (2007), Liên cầu, vi sinh y học, trang 142.
14.    Đinh Hữu Dung (2007), Vi sinh y học, trang 172-174.
15.    Lê Văn Phủng (2007). Họ Pseudomonadaceae, Vi sinh y học, 2007 ; 218-220.
16.    Ngyễn Quốc Anh (2008). Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ nhiễm trùng vết mổ tại bệnh viện bạch mai. Đề tài tiến sĩ, Viện Bạch Mai, Hà Nội, tr. 17,18,19.
17.    Walsh et al (2009), Prevention and management of SSI in obese patients. Obstet Gynecology.
18.    Vermillion et al (2000), Wound infection after CS, effect of the subcutaneous tissue. Obstet Gynecology.
19.    Olsen MA, Butler AM, Willers DM (2008). Risk factors for surgical site infection after low transverse cesarean section. Infect Control Hosp Epidemiol, 29 (6), 477-84, discussion 485-6.
20.    Jason S Mizell (2011), Abdominal surgical incisions: Prevention and treatment of complications.
21.    Vương Hùng. Kiểm soát nhiễm trùng vết mổ ngoại khoa. Tài liệu đào tạo kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện – 2001, trang 139-150.
22.    Shrestha S, Shrestha R, Shrestha B, Dongol A, (2014) .Incidence and risk factors of surgical site infection following cesarean section at dhulikhel hospital. Kathmandu Univ Med J (KUMJ), 12(46), 113-6.
23.    Amenu D1, Belachew T, Araya F, (2011).Surgical site infection rate and risk factors among obstetric cases of jimma university specialized hospital, southwest ethiopia. Ethiop J Health Sci, 21(2), 91-100.
24.    Vương Tiến Hòa (2004). Nghiên cứu chỉ định mổ lấy thai ở người đẻ con so tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2002. Tạp chí nghiên cứu Y học.
25.    Mpogoro FJ, Mshana SE, Mirambo MM, Kidenya BR, Gumodoka B, Imirzalioglu C, (2014). Incidence and predictors of surgical site infections following caesarean sections at Bugando Medical Centre, Mwanza, Tanzania. Antimicrob Resist Infect Control. 11,3-15.
 LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1.     GIẢI PHẪU THÀNH BỤNG TRƯỚC BÊN    3
1.2.     CÁC ĐƯỜNG RẠCH MỔ LẤY THAI    5
1.3.    NHIỄM TRÙNG VẾT MỔ    7
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    17
2.1.     ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU    17
2.2.     ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    17
2.3.    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    17
2.4.    BIẾN SỐ, CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU    18
2.5.    XỬ LÝ SỐ LIỆU    20
2.6.     VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU    20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    21
3.1.    MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 21
3.2.     ĐẶC ĐIỂM LS VÀ CẬN LS CỦA NTVM THÀNH BỤNG    25
3.4. ĐIỀU TRỊ NTVM THÀNH BỤNG    28
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    31
4.1.    ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    31
4.2.     ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG NTVM    33
4.3.    ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ    35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ    38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 3.1. Phân bố tuổi của nhóm đối tượng    21
Bảng 3.2. Nghề nghiệp của nhóm đối tượng    22
Bảng 3.3. Lý do vào viện của đối tượng nghiên cứu    23
Bảng 3.4. Thời gian từ khi mổ đến khi vào viện của nhóm đối tượng nghiên cứu . 24
Bảng 3.5. Số lượng BC của bệnh nhân NTVM thành bụng    26
Bảng 3.6. Hàm lượng CRP của bệnh nhân NTVM thành bụng    26
Bảng 3.7. Kết quả cấy dịch vết mổ    27
Bảng 3.8. Các loại vi khuẩn gây NTVM thành bụng    27
Bảng 3.9. Siêu âm dịch dưới vết mổ    28
Bảng 3.10. Kháng sinh dùng trong điều trị NTVM thành bụng    28
Bảng 3.11. Làm thuốc – Thay băng vết mổ trong điều trị NTVM thành bụng    29
Bảng 3.12. Khâu lại vết mổ trong điều trị NTVM thành bụng    29
Bảng 3.13. Thời gian khâu lại vết mổ trong điều trị NTVM thành bụng    29
Bảng 3.14. Đặt ống dẫn lưu vết mổ trong điều trị NTVM thành bụng    30
Bảng 3.15. Thời gian rút ống dẫn lưu trong điều trị NTVM thành bụng    30
Bảng 3.16. Thời gian nằm viện khi điều trị NTVM thành bụng    30 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Nơi cư trú của đối tượng nghiên cứu    22
Biểu đồ 3.2. Nơi mổ đẻ của đối tượng nghiên cứu    23
Biểu đồ 3.3. Điều trị ở tuyến khác trước khi vào viện của đối tượng nghiên cứu .. 24
Biểu đồ 3.4. Tình trạng sốt của bệnh nhân NTVM thành bụng    25
Biểu đồ 3.5. Triệu chứng lâm sàng của NTVM thành bụng    25 
ĐẶT VẤN ĐỀ

Leave a Comment