Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị hạ Natri máu ở bệnh nhân TBMN
Tai biến mạch não (TBMN) là nguyên nhân tử vong đứng thứ 3 cho người bệnh chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch [4]. TBMN để lại những di chứng nặng nề tinh thần và thể chất, là gánh nặng tài chính cho gia đình BN và xã hội. Ngày nay khi xã hội phát triển, tỷ lệ TBMN ngày càng gia tăng cùng với các bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu và bệnh tăng huyết áp.
Hạ Natri máu là rối loạn điện giải thường gặp ở BN TBMN [46] triệu chứng của hạ Natri máu bao gồm các triệu chứng thần kinh thường lẫn với triệu chứng của TBMN. Do đó hạ Natri máu là một rối loạn điện giải thường bị bỏ sót, hậu quả gây nên tình trạng phù não [21] và làm nặng thêm tình trạng của bệnh nhân (BN) dẫn tới tăng tỷ lệ tử vong, giảm khả năng bình phục của bệnh nhân TBMN [46].
Trong TBMN hai hội chứng gây hạ Natri máu cấp: hội chứng tăng tiết hormon chống bài niệu không tương xứng (SIADH: Syndrome of inappropriate antidiuretic hormone) và hội chứng mất muối não (CSWS: Cerebral salt wasting syndrome). Hai hội chứng này có cơ chế bệnh sinh và phương pháp điều trị khác nhau.
Ở nước ngoài hạ natri máu là một biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân sau chấn thương sọ não, và xuất huyết dưới nhện nằm điều trị ở các đơn vị chăm sóc tích cực chuyên khoa thần kinh (Neurologic intensive care unit) [46] [47]. Các nghiên cứu đã chứng minh hạ natri máu là nguyên nhân gây tăng áp lực nội sọ kéo dài ở bệnh nhân bị chấn thương sọ não, tăng tỷ lệ co thắt mạch não ở bệnh nhân xuất huyết dưới nhện, kéo dài thời gian nằm viện của bệnh nhân [40].Từ 1998 có các nghiên cứu nhằm phát hiện sớm hạ natri máu ở bệnh nhân xuất huyết dưới nhện[38] và các thử nghiệm thuốc trên lâm sàng để điều trị rối loạn điện giải này[51].
Ở Việt Nam các nghiên cứu rối loạn natri máu chưa nhiều chỉ tập trung đối tượng nhi khoa, từ 2002 bệnh nhân hạ natri máu ở đơn vị Hồi sức cấp cứu hạ natri ở bệnh nhân TBMN gặp thường xuyên hơn[20], tuy nhiên ở nước ta do điều kiện kỹ thuật còn hạn chế chưa tiến hành xét nghiệm các marker giúp phát hiện sớm hạ natri máu. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị hạ Natri máu ở bệnh nhân TBMN ” nhằm mục đích:
– Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng hạ Natri máu ở bệnh• • o ‘ • o •
nhân TBMN.
– Nhận xét kết quả điều trị hạ Natri máu ở bệnh nhân TBMN.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1 Đại cương Tai biến mạch não 3
1.1.1 Định nghĩa của TCYTTG 3
1.1.2 Dịch tễ TBMMN 3
1.1.3 Đặc điểm lâm sàng TMMN 4
1.2 Đại cương về ion natri 7
1.2.1 Sự phân bố của natri trong cơ thể 7
1.2.2 Cân bằng Natri 8
1.2.3 Vai trò của natri 9
1.2.4 Điều hòa cân bằng natri 9
1.2.5 Điều hoà cân bằng nước 13
1.3 Hạ Natri máu 14
1.3.1 Định nghĩa 14
1.3.2 Sinh lý bệnh 14
1.3.3 Phân loại hạ Natri máu 15
1.3.4 Các nguyên nhân gây giảm Natri máu chung 15
1.3.4 Nguyên nhân gây giảm Natri máu TBMN 17
1.3.5 Họi chứng SiAdH 20
1.3.6 Hội chứng CSWS 20
1.4 Một số nghiên cứu hạ Natri máu ở nước ngoài 21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 Đối tượng nghiên cứu 25
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn BN 25
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ BN 25
2.2 Phương pháp nghiên cứu 25
2.2.1 Hành chính. Xếp loại BN theo tuổi giới 26
2.2.2 Tiền sử, bệnh sử 26
2.2.3 Lâm sàng 26
2.2.4 Qua hồ sơ bệnh án phân tích các xét nghệm cận lâm sàng 26
2.2.5 Chẩn đoán nguyên nhân gây rối loạn Natri máu ở BN TBMMN .27
2.2.6 BN TBMN hạ Natri máu được chẩn đoán nguyên nhân căn nguyên 30
CHƯƠNG 3: KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 58
4.1. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng SS
4.1.1. Giới SS
4.1.2 Tuổi SS
4.2 Thời điểm hạ natri máu SS
4.3. Nguyên nhân gây hạ natri máu S9
4.4 Đối chiếu kết quả CT sọ não, Cộng hưởng từ, CT sọ đa dẫy S9
4.5 Đặc điểm lâm sàng hạ natri máu ở bệnh nhân tai biến mạch não cấp .ÓC
4.5.1 Trong SC Bệnh nhân hạ natri máu trong 4S giờ đầu ÓC
4.5.2 Có VÓ Bệnh nhân hạ natri máu sau 4S giờ chúng tôi đánh giá từng loại TMBN Ó1
4.Ó. Nhận xét đặc điểm lâm sàng 3S bệnh nhân TBMN hạ natri máu được
làm xét nghiệm chẩn đoán và chụp CT sọ kiểm tra Ó4
4.Ó.1 Lâm sàng Ó4
4.Ó.2 Cận lâm sàng ÓÓ
4.V Nhận xét điều trị hạ natri máu trong TBMN ÓÓ
4.V.1 Điều trị hạ natri máu XH não ÓÓ
4.V.2 Điều trị hạ natri máu ở bệnh nhân NMN ÓV
4.V.3 Điều trị hạ natri máu ở bệnh nhân XHDN ÓV
4.V.4 Nhận xét điều trị hôn mê do hạ natri máu ở bệnh nhân TBMN cấp … ÓS
KÉT LUẬN 69
KIÉN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích