Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị Hội chứng cai rượu cấp

Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị Hội chứng cai rượu cấp

Tác hại bệnh lý của rượu đã được Tổ chức y tế thế giới xếp sau các bệnh tim mạch, ung thư và coi chống rượu  là một nội dung chủ yếu trong chương trình chống nghiện các chất độc.

Điều trị loại bệnh lý này còn rất khó khăn do ngộ độc gây nhiều bệnh lý các cơ quan và xu hướng tái nghiện cao.Cho đến nay các bệnh lý mạn tính của ng−ời nghiện ợu đã được đề cập và nghiên cứu có hệ thống như: Hội chứng (HC) Wernick và HC Korsacoff, teo não do rượu, xơ gan rượu, loét dạ dầy  tá  tràng,  viêm  gan  mạn  do  rượu…  Tuy nhiên, còn một loại bệnh lý đặc biệt xuất hiện trên cơ sở một ng−ời nghiện rượu vì lý do nào đó (nhiễm khuẩn, nhiễm độc, stress, tự ý…) mà đột ngột bỏ rượu, trong vòng 24-48h xuất hiện các triệu chứng và các rối loạn đặc biệt. Hội chứng bệnh lý này được gọi là hội chứng cai rượu  cấp  (Acute  Alcohol  Withdrawal Syndrome).

HC cai rượu  cấp nếu không được  điều trị đúng thì sẽ dẫn tới các rối loạn nặng nề như toan chuyển hoá, rối loạn điện giải, suy thận, xuất huyết não, cơn co giật, thiếu oxy não. ở nước ta còn chưa có nhiều các nghiên cứu đánh giá về bệnh cảnh lâm sàng chung, các rối loạn trong xét nghiệm của hội chứng này. Trong điều trị,  tuy  đã  dùng  benzodiazepin từ  lâu  nh−ng phần lớn là theo cảm tính và chưa  có phác đồđiều trị thống nhất. Do tính phức tạp, tình trạng bệnh nhân (BN) th−ờng  suy kiệt và có nhiều biến chứng và bệnh lý phối hợp, nên cần phải có nghiên cứu hệ thống về đặc điểm lâm sàng và các rối loạn cận lâm sàng của ng−ời bệnh Việt Nam và nghiên cứu xây dựng phác đồ điều trị trong HC cai rượu.

Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này với mục tiêu:

Tìm hiểu các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân hội chứng cai rượu cấp mức độ nặng.

Nhận xét về điều trị BN hội chứng cai rượu cấp mức độ nặng.

I. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

1. Đối tượng:

Các BN vào điều trị tại khoa Cấp cứu và Chống độc bệnh viện Bạch Mai được chọn vào nghiên cứu có đủ 4 tiêu chuẩn dưới đây:

Được chẩn đoán là nghiện rượu: Theo tiêu chuẩn chẩn đoán ICD-10

Được chẩn đoán là hội chứng cai rượu cấp

Trong vòng 24-72h sau khi bỏ rượu hoặc giảm đột ngột lượng rượu uống, BN xuất hiện 3 trong số các dấu hiệu và triệu chứng của HC cai gồm:

HC cường adrenergic: nôn, run tay chân, ra mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp (HA) tăng. Rối loạn tâm thần: lo lắng, kích động, rối loạn xúc giác, thính giác, thị giác, đau toàn bộ đầu, rối loạn định hướng

 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment