Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điểu trị áp xe não trẻ em tại bênh viên nhi trung Ương từ 2004 – 2009

Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điểu trị áp xe não trẻ em tại bênh viên nhi trung Ương từ 2004 – 2009

Áp xe não là một quá trình tạo mủ cục bộ trong nhu mô não. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Tuy nhiên, theo các y văn trên thế giới các căn nguyên nhiễm khuẩn vẫn phổ biến nhất [22],[27], [38],[80]. Áp xe não có thể gặp ở mọi lứa tuổi, bệnh không chỉ gặp ở người lớn mà còn hay gặp ở trẻ em[27],[58]. Áp xe não được xem là một trong các bệnh cấp cứu ở bệnh nhân có hôn mê.

Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù kháng sinh đã trở thành yếu tố hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, nhưng theo các y văn áp xe não có tỷ lệ mắc từ 0,18 – 1,3/100.000 dân và chiếm xấp xỉ 1/10.000 ca nhập viện. Hàng năm có khoảng 4-10 trường hợp cần đến can thiệp phẫu thuật ở các nước đã phát triển và xấp xỉ 25% các trường hợp áp xe não xảy ra ở trẻ dưới 15 tuổi [27]. Theo thống kê tại Hoa Kỳ, là một nước đã phát triển, hàng năm có khoảng 1500-2500 bệnh nhân áp xe não được phát hiện [38],[40]. Nếu chỉ tính riêng áp xe não có căn nguyên do vi khuẩn, theo Mathisen và Johnson, bệnh có tỷ lệ 1/100.000 người [48]. Hơn thế nữa, trong bệnh lý có khối choán chỗ nội sọ, áp xe não chiếm tỷ lệ từ 5 – 8% ở các nước đang phát triển và 1- 2% ở các nước đã phát triển [28],[46],[54]. Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu có ghi nhận tỷ lệ áp xe não đang có xu hướng gia tăng [22],[27],[32],[80]. Đáng quan tâm nhất trong bệnh lý áp xe não là các biến chứng nặng có thể xảy ra đe doạ tính mạng người bệnh, các di chứng về thần kinh và tâm thần chiếm tỷ lệ 30 -55% ở những người được cứu sống, gây ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng sống của người bệnh [27].Theo kết quả nghiên cứu trong các năm 2000 – 2006, tỷ lệ tử vong do áp xe não tại Hoa Kỳ là xấp xỉ 5% và tại Thái Lan là 10,7% [28].

Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới, các bệnh nhiễm khuẩn còn khá phổ biến, nên bệnh lý áp xe nói chung vẫn còn rất hay gặp. Hơn nữa, các bệnh lý nhiễm khuẩn màng não cũng dược ghi nhận quanh năm [22]. Tuy nhiên, bệnh lý áp xe não ở trẻ em chưa được các nghiên cứu quan tâm. Theo các kết quả nghiên cứu trước đây, chỉ tính riêng tại Bệnh viện Chợ Rãy trong giai đoạn 1980 – 1986, tỷ lệ tử vong của bệnh là 40% [21]. Tỷ lệ tử vong giảm xuống 32% trong những năm 1986 – 1995 [14]. và 13,5% trong những năm từ 2001- 2007.

Để góp phần tìm hiểu sâu hơn về các nguyên nhân, đặc điểm về lâm sàng (LS), xét nghiệm (XN) cũng như các giải pháp điều trị áp xe não ở trẻ em, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hai mục đích :

1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng áp xe não ở trẻ em.

2. Nhận xét về kết quả điều trị áp xe não tại Bệnh viện Nhi Trung Ương từ năm 2004 – 2009.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1. TỔNG QUAN 3

1.1. Sơ lược giải phẫu não và hộp sọ 3

1.1.1. Cấu tạo của hộp sọ 3

1.1.2. Cấu tạo bán cầu đại não 4

1.1.3. Cấu tạo xương sọ phần xương mặt 4

1.2. Sinh lý bệnh 4

1.2.1. Cơ chế và cách thức xâm nhập vào não của các yếu tố nhiễm khuẩn… 5

1.2.2. Nguyên nhân gây áp xe não 6

1.2.3. Giải phẫu bệnh của áp xe não 7

1.3. Lâm sàng áp xe não 10

1.3.1. Các biểu hiện lâm sàng của áp xe não 10

1.3.2. Các dấu hiệu kèm theo 11

1.4. Các biểu hiện cận lâm sàng của áp xe não 11

1.4.1. Các xét nghiệm máu 11

1.4.2. Xét nghiệm dịch não tuỷ 12

1.4.3. Xét nghiệm bệnh phẩm từ ổ áp xe 12

1.5. Chẩn đoán hình ảnh trong áp xe não 12

1.5.1. Hình ảnh áp xe não trên chụp cắt lớp vi tính 12

1.5.2. Hình ảnh áp xe não trên phim chụp cộng hưởng từ 14

1.5.3. Siêu âm 16

1.5.4. Chụp Xquang sọ não có bơm thuốc cản quang vào ổ áp xe 16

1.5.5. Chụp mạch máu não 16

1.6. Chẩn đoán áp xe não 17

1.6.1. Hội chứng tăng áp lực nội sọ 17

1.6.2. Hội chứng nhiễm khuẩn 17

1.6.3. Các dấu hiệu gợi ý 18

1.6.4. Chẩn đoán xác định 18

1.6.5. Chẩn đoán phân biệt 18

1.7. Điều trị áp xe não 19

1.7.1. Điều trị nội khoa áp xe não 19

1.7.2. Điều trị ngoại khoa áp xe não 21

1.7.3. Điều trị nội khoa phối hợp với điều trị ngoại khoa 22

1.7.4. Điều trị áp xe não trên thế giới 22

1.7.5. Điều trị áp xe não tại Việt Nam 23

1.8. Phòng bệnh 24

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1. Đối tượng nghiên cứu 25

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25

2.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định và tiêu chuẩn loại trừ 25

2.2. Phương pháp nghiên cứu 25

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 25

2.2.2. Phương pháp tiến hành nghiên cứu 26

2.2.3. Các biến số nghiên cứu 28

2.2.4. Các phương pháp cận lâm sàng được áp dụng trong nghiên cứu… 30

2.2.5. Các tiêu chuẩn đánh giá 30

2.3. Thu thập và xử lý số liệu 32

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

3.1- Một số đặc điểm dịch tễ 33

3.1.1- Phân bố theo tuổi 33

3.1.2- Phân bố theo giới tính 33

3.1.3- Phân bố theo địa dư 34

3.1.4- Thời gian nhập viện trung bình 34

3.1.5- Phân bố bệnh nhân nhập viện theo tháng 34

3.1.6. Phân bố bệnh nhân nhập viện theo năm 34

3.2- Đặc điểm lâm sàng 35

3.2.1. Các biểu hiện lâm sàng hay gặp 35

3.2.2. Chẩn đoán lâm sàng khi nhập viện 36

3.3- Đặc điểm cận lâm sàng 37

3.3.1. Kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ não 37

3.3.2. Xét nghiệm máu 39

3.3.3. Xét nghiệm dịch não tuỷ 40

3.3.4. Kết quả vi sinh 42

3.3.5. Các xét nghiệm khác 43

3.4- Biểu hiện của các hội chứng thường gặp 43

3.5. Biểu hiện LS và CLS ở ba nhóm bệnh nguyên nhân hay gặp 45

3.5.1. Biểu hiện LS và XN ở ba nhóm bệnh nguyên nhân hay gặp 45

3.5.2. Kết quả chụp CLVT ở ba nhóm bệnh nguyên nhân hay gặp 46

3.5.3. Kết quả phân lập vi khuẩn ở 3 nhóm bệnh nguyên nhân 47

3.6. Các chỉ định điều trị và kết quả điều trị 47

3.6.1. Phương pháp điều trị 47

3.6.2. Điều trị triệu chứng: 49

3.6.3. Kết quả điều trị 50

3.7. Một số yếu tố tiên lượng 51

Chương 4. BÀN LUẬN 53

4.1. Về đặc điểm dịch tễ của bệnh áp xe não ở trẻ em 53

4.1.1. Thời gian nhập viện 53

4.1.2. Tuổi 54

4.1.3. Giới tính 54

4.1.4. Địa dư 54

4.2. Về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh 55

4.2.1. Các biểu hiện lâm sàng 55

4.2.2. Các bệnh nguyên nhân gây áp xe não 58

4.2.3. Chẩn đoán khi nhập viện 60

4.2.4. Biểu hiện của các hội chứng thường gặp trong áp xe não 61

4.3. Các đặc điểm cận lâm sàng của áp xe não 63

4.3.1. Kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ não 63

4.3.2. Kết quả xét nghiệm máu 65

4.3.3. Sự thay đổi dịch não tuỷ 65

4.3.4. Phân lập vi khuẩn gây bệnh 66

4.3.5. Một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác 67

4.4. Biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm ở ba nhóm bệnh nguyên nhân 67

4.5. Điều trị 69

4.5.1. Điều trị kháng sinh 69

4.5.2. Điều trị ngoại khoa 71

4.5.3. Điều trị triệu chứng 72

4.6. Kết quả điều trị 73

4.6.1. Đánh giá kết quả điều trị dựa trên lâm sàng 73

4.6.2. Những yếu tố tiên lượng 75

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment