Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư buồng trứng thể túi noãn hoàng tại Bệnh viện K
Luận văn Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư buồng trứng thể túi noãn hoàng tại Bệnh viện K.Ung thư buồng trứng (UTBT) là một trong các bệnh lý phụ khoa ác tính thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư sinh dục ở nữ giới. Theo một thống kê tại Mỹ, số ca mới mắc UTBT năm 2010 là 218.80 ca và với số ca tử vong là 138.50 ca[1, 2]. Bệnh phổ biến thứ năm trong các bệnh ung thư ở phụ nữ Anh với một tỷ lệ ngày càng tăng, đặc biệt là ở phụ nữ tuổi từ 65 trở lên[3].
Trong UTBT, có tới 80 – 90% là ung thư biểu mô, 10- 15% là ung thư tế bào mầm, và khoảng 5% còn lại có nguồn gốc mô đệm[4]. Ở một số nước châu Á và châu Phi, ung thư tế bào mầm buồng trứng (MOGCTs – Malignant ovarian germcell tumor) chiếm tỷ lệ 15% UTBT, còn ở Nhật Bản, tỷ lệ này lên tới 20% [4, 5]. Tại Việt Nam, theo thống kê của bệnh viện Ung bướu TP
HCM từ năm 1994 đến năm 1998 MOGCTS chiếm tỷ lệ 15,5% UTBT nói chung.
Trong MOGCTs, u túi noãn hoàng (YST- Yolk Sac Tumor) là loại phổ biến thứ 2, sau nhóm u nghịch mầm. Tại Nhật Bản, từ năm 2003 đến 2010, trong số 35.572 trường hợp MOGCTs, có 464 bệnh nhân (1,3%) được chẩn đoán là YST hoặc có thành phần YST [6]. Ở Việt Nam, Nguyễn Mạnh Quốc thấy tỷ lệ YST chiếm 14,9% MOGCTs [7]. Tuy nhiên, mặc dù chỉ chiếm một
tỷ lệ nhỏ của UTBT nhưng YST thường gặp ở phụ nữ trẻ và các trẻ em gái với độ tuổi mắc bệnh trung bình là 18 đến 22 tuổi, lứa tuổi trẻ còn khả năng và nhu cầu sinh sản [6, 8, 9]. Do đó, việc đưa ra phương pháp điều trị tối ưu giúp bảo tồn chức năng sinh sản cho người bệnh trong quá trình điều trị luôn được cân nhắc. YST buồng trứng tiến triển nhanh với bệnh cảnh lâm sàng rầm rộ, đặc trưng nên bệnh thường được phát hiện sớm hơn UTBM buồng trứng.
Trước kia, tiên lượng bệnh rất tồi, tỷ lệ tử vong cao. Nhưng trong vài thập kỷ trở lại đây, với sự phát triển của hóa trị liệu, tiên lượng của bệnh nhân YST đã thực sự thay đổi. Thời gian sống thêm của bệnh nhân YST được kéo dài đáng kể. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ của giai đoạn I, II đạt tới > 90 đến 100%, ở giai đoạn bệnh lan tràn ( FIGO III, IV), tỷ lệ này cũng là > 70 đến 90 %
[8, 10, 11].
Trên thế giới, đã có các nghiên cứu về MOGCTs cũng như YST buồng trứng mặc dù chưa nhiều do tính chất hiếm gặp của bệnh. Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về MOGCTs nhưng số lượng nghiên cứu còn ít với lượng bệnh nhân nhỏ, đặc biệt kết quả điều trị chưa có phân tích riêng cho nhóm này. Để có một cái nhìn tổng thể về lâm sàng cũng như tiên lượng về bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư buồng trứng thể túi noãn hoàng tại Bệnh viện K” với 2 mục tiêu:
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư buồng trứng thể túi noãn hoàng.
2. Đánh giá kết quả điều trị ung thư buồng trứng thể túi noãn hoàng tại Bệnh viện K từ năm 2006 đến năm 2013.
Xem thêm : Nghiên cứu mối liên quan các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với MÔ BệNH HọC TRONG ung thư buồng trứng TạI Bệnh viện phụ sản trung ương
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM PHÔI THAI HỌC, GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ BUỒNG TRÚNG…3
1.1.1. Phôi thai học buồng trứng 3
1.1.2. Giải phẫu buồng trứng 4
1.1.3. Sinh lý buồng trứng 5
1.2. U TẾ BÀO MẦM BUỒNG TRÚNG 6
1.3. U TÚI NOÃN HOÀNG BUỒNG TRÚNG 7
1.3.1. Định nghĩa: 7
1.3.2. Đặc điểm chung: 8
1.3.3. Đặc điểm đại thể, vi thể: 8
1.4. DỊCH TẾ HỌC 9
1.5. CHẨN ĐOÁN 10
1.5.1. Triệu chứng cơ năng 10
1.5.2. Triệu chứng thực thể 11
1.5.3. Triệu chứng toàn thân 12
1.5.4. Cận lâm sàng 12
1.5.5. Xếp loại giai đoạn bệnh 15
1.6. DIỄN BIẾN VÀ TIÊN LƯỢNG 21
1.7. ĐIỀU TRỊ 21
1.7.1. Phẫu thuật 21
1.7.2. Hóa trị: 23
1.8. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ MOGCTS VÀ YST BUỒNG TRỨNG ….25
1.8.1. Trên thế giới: 25
1.8.2. Tại Việt Nam 25
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 27
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: 27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 27
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu : 28
2.2.2. Cỡ mẫu : 28
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin 28
2.2.4. Các bước tiến hành 28
2.2.5. Đánh giá kết quả điều trị 32
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU 33
2.4. SAI SỐ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC SAI SỐ 33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG: 34
3.1.1. Tuổi: 34
3.1.2. Lý do vào viện: 35
3.1.3. Thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi đi khám bệnh … 35
3.1.4. Triệu chứng cơ năng 36
3.1.5. Triệu chứng thực thể 37
3.1.6. Kích thước khối u trên đại thể: 37
3.1.7. Vị trí khối u: 38
3.1.8. Giai đoạn bệnh: 38
3.1.9. Nồng độ CA-125 huyết thanh: 39
3.1.10. Nồng độ AFP huyết thanh: 41
3.1.11. Điều trị: 44
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ: 45
3.2.1. Thời gian sống thêm: 45
3.2.2. Tình trạng tái phát sau điều trị: 52
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 53
4.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 53
4.1.1. Tuổi mắc bệnh: 53
4.1.2. Giai đoạn bệnh 55
4.1.3. Triệu chứng cơ năng 56
4.1.4. Triệu chứng thực thể 59
4.1.5. Vị trí và kích thước khối u buồng trứng 60
4.1.6. Nồng độ CA-125: 62
4.1.7. Nồng độ AFP 63
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 66
4.2.1. Phương pháp điều trị 66
4.2.2. Thời gian sống thêm toàn bộ (OS) và thời gian sống thêm không
bệnh (DFS) 67
4.2.3. Mối liên qua của OS, DFS với 1 số yếu tố 68
4.2.4. Tình trạng tái phát sau điều trị 71
4.2.5. Chức năng sinh sản sau điều trị 72
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A Jemal and R Siegel, eds. Cancer statistics 2010. A cancer joumal for clinicians 2010, Wiley Online Library.
2. Chobanian N, Dietrich, and e. al, eds. Ovarian cancer. Vol. 88 (2). 2008, Surg. Clin. North Am. 285-99.
3. Rooth C, Ovarian cancer: risk factors, treatment and Management. Br J Nurs, 2013 Sep 26. 22(17): p. 23-30.
4. Nguyễn Bá Đức, Đào Ngọc Phong, Dịch tễ học bệnh ung thư, 2008, Nhà xuất bản Y học: Hà Nội. p. 19-21.
5. Nguyễn Bá Đức, Ghi nhận ung thư hà Nội. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 2004: p. 7-12.
6. Takanobu Kojimahara, Kenji Nakahara, and et al, Yolk Sac Tumor of the Ovary: A Retrospective Multicenter Study of 33 Japanese Women by Tohoku Gynecologic Cancer Unit (TGCU). Department of Obstetrics and Gynecology, 2013. 230(4): p. 211-7.
7. Nguyễn Mạnh Quốc, Bướu tế bào mầm buồng trứng, 2000, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Pautier P, et al., Survival and reproductive function of 52 women treated with surgery and bleomycin, etoposide, cisplatin (BEP) chemotherapy for ovarian yolk sac tumor, 2008 Aug, Department of Medical Oncology, : Institut Gustave Roussy, Villejuif. p. 1435-41.
9. Cicin I, Saip P, and et al, Yolk sac tumours of the ovary: evaluation of clinicopathological features and prognostic factors, 2009 Oct, Trakya University: Turkey. p. 210-4.
10. P. Dãllenbach, H. Bonnefoi, and et al, Yolk sac tumours of the ovary: an update. European Journal of Surgical Oncology, 2006. 32(10): p. 1063-1075.
11. Bower M and et al (1996), Chemotherapy for ovarian germ cell tumours, April 1996, European Joumal of Cancer. p. 593-597.
12. Bộ môn Mô học- phôi thai học, Mô – phôi thai học người, in Mô
học2000, Nhà xuất bản Y học: Hà Nội. p. 400-449.
13. Đỗ Kính, Phôi thai học, thực nghiệm và ứng dụng lâm sàng, 2000, Nhà xuất bản Y học: Hà Nội. p. 159 – 162.
14. Đỗ Xuân Hợp Giải phẫu bụng, 1997, Nhà xuất bản y học: Hà Nội. p. 321 – 324.
15. Clement PB, Anatomy and Histology of the Ovary, in Kurman RJ, ed.
Blaustein’s Pathology of the Female Genital1989, NY: Springer-
Verlag: New York. p. 438-70.
16. Wililam F, The female reproductive system, in Review of medical Physiology1987, Appleton and Lange: California. p. 365.
17. Phạm Thị Minh Đức, Sinh lý sinh sản nữ, 2001, Nhà xuất bản Y học: Hà Nội. p. 135-150.
18. Tewari K, Cappuccini F, and et al (2000), Malignant germ cell tumor of the ovary. Obstetrics & Gynecology , American Society of Clinical Oncology. 95 (1): p. 128-133.
19. Bộ môn Giải phẫu bệnh, Bệnh của buồng trứng, in Giải phẫu bệnh học2005, Nhà xuất bản Hà Nội: Hà Nội. p. 390-408.
20. Organization, W.H., Pathology and Genetics of Tumours of the Breast andFemale Genital Tract. Lyon: WHO, IARC press, 2003.
21. Mangili G, Sigismondi C, and et al, Outcome and risk factors for recurrence in malignant ovarian germ cell tumors: a MITO-9 retrospective study. Int J Gynecol Cancer, 2011 Nov. 21(8): p. 1414-21.
22. Lee KH, Lee IH, and et al, Clinicopathologic characteristics of malignant germ cell tumors in the ovaries of Korean women: a Korean Gynecologic Oncology Group Study. Int J Gynecol Cancer, 2009 Jan. 19(1): p. 84-7.
23. Kawai M. and et al, Alpha-fetoprotein in malignant germ cell tumors of the ovary. Gynecol Oncol, 1990. 39: p. 160-0.
24. Runnebaum IB and Stickeler E, Epidemiological and molecular aspects of ovarian cancer risk. J Cancer Res Clin Oncol, 2001: p. 127:73
25. Gershenson DM and et al, Management of ovarian germ cell tumors. J Clin Oncol, 2007. 25(20): p. 2938-43.
26. Vazquez I and Rustin GJ, Current controversies in the management of germ cell ovarian tumours. Curr Opin Oncol, 2013 Sep. 25(5): p. 539-45.
27. Smith HO, Berwick M, and et al, Incidence and survival rates for female malignant germ cell tumors. Obstet Gynecol, 2006. 107(5): p. 1075-1085.
28. Bankhead CR, Kehoe ST, and Austoker J, Symptoms associated with diagnosis of ovarian cancer: a systematic review. BJOG, 2005. 112 (7): p. 857-65.
29. Nguyễn Bá Đức, U tế bào mầm buồng trứng, in Hóa chất điều trị bệnh ung thư, N.B. Đức, Editor 2003, Nhà xuất bản Y học: Hà Nội. p. 127-129.
30. Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn Nguyễn Tuyết Mai, Ung thư
buồng trứng, in Điều trị nội khoa bệnh ung thư2010, Nhà xuất bản Y học: Hà Nội. p. 189-199.
31. Williams, S.D., et al., Ovarian germ-cell tumors, in Principles and Practice of Gynecologic Oncology, C.A.P. W. J. Hoskins, and R. C. Young, eds, Editor 2000, Lippincott, Williams & Wilkins: New York. p. 1059-1074.
32. Berek, J.S. and N.F. Hacker, Practical Clinical Gynecology, 2000, Lippincott, Williams, & Wilkins: New York. p. 523.
33. Nguyễn Văn Hiếu Ung thư buồng trứng, in Điều trị phẫu thuật bệnh ung thư2010, Nhà xuất bản y học: Hà Nội. p. 346 – 355.
34. HJ Choi and MH Moon, Yolk sac tumor of the ovary: CT findings. Department of Radiology, National Cancer Center, Goyang, Gyeonggi 2008. 33(6): p. 736-739.
35. Eiji Kobayashi and Yutaka Ueda, Biomarkers for Screening, Diagnosis, and Monitoring of Ovarian Cancer. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev, 2012. 21(11)(1902-12).
36. Chen DX, Schwartz PE, and Y.Z. Li XG, Evaluation of CA 125 levels in differentiating malignant from benign tumors in patients with pelvic masses. Obstet Gynecol 1988: p. 72:23.
37. Vũ Bá Quyết, Nghiên cứu giá trị của CA12.5 trong chẩn đoán giai đoạn và theo dõi điều trị bệnh ung thư biểu mô buồng trứng, in Luận án tiến sĩy học2010, Trường Đại học Y Hà Nội.
38. Hans – B Krebs and M. Dean R. Goplerus, Role of CA 125 as tumor marker in Ovarian Carcinoma. Obstet Gynecol, 1986. 67:: p. 473-477.
39. Tang A, K.-C. S, and et al Prognostic value of elevatedpreoperative serum CA125 in ovarian tumors of low malignant potential: a multinational collaborative study (ANZGOG0801). Gynecol Oncol, 2012. 126(1): p. 36-40.
40. Altaras MM, Goldberg GL, and et al, The value of cancer antigen- 125 as a tumor marker in malignant germ cell tumors of the ovary. Gynecol Oncol, 1986. 25(2): p. 150-9.
41. Nguyễn Bá Đức, Các chất chỉ điểm khối u trong ung thư, in Bài giảng ung thư học1997, Nhà xuất bản Y học: Hà Nội. p. 60-68.
42. Kawai M, Kano T, and et al, Seven tumor marker in benign and malignant germ cell tumors of the ovary. Gynecol Oncol, 1992. 45:: p. 248-53.
43. Thanapprapasr, D. and S. Wilailak, Screening for Ovarian Cancer in Women, in OVARIAN CANCER – CLINICAL AND THERAPEUTIC ERSPECTIVES, S.A. Farghaly, Editor First published February, 2012: Croatia.
44. Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Trần Thị Lợi, Vũ Thị Kim Chi, Nghiên cứu dự đoán độ lành ác của khối u buồng trứng bằng siêu âm và CA 12-5, CA153 trong huyết thanh. Y học TP. Hồ Chí Minh, 2000. 4(4): p. 216 – 220.
45. Robert C. Bast, M.D. Jr., and Thomas, Radioimmunoassay Using a Monoclonal Antibody to Monitor the Course of Epithelial Ovarian Cancer. N Engl J Med, 1983. 309: p. 883-887.
46. Talerman A, Haije WG, and et al, Serum alphafetoprotein (AFP) in diagnosis and management of endodermal sinus (yolk sac) tumor and mixedgerm cell tumor of the ovary. Cancer, 1978. 41(1): p. 272-278.
47. Lim FK, Chanrachakul B, and et al, Malignant ovarian germ cell tumours: experience in the National University Hospital of Singapore. Ann Acad Med Singapore, 1998 Sep. 27(5): p. 657-61.
48. Đỗ Hoàng Minh Trọng, Đặc điểm Giải phẫu bệnh – Lâm sàng u tế bào mầm ác tính buồng trứng. 2009.
49. Disaia. J.P, Ovarian neoplasm, in Danforth Obstetrics and Gynecology1994, J.B Lippincott company Philadelphia. p. 969-1017.
50. Nakaruma K and et al, Alpha-fetoprotein and human chorionic gonandotropin in embryonal carcinoma of the ovary, An 8 year survival case. Cancer, 1983. 52:: p. 1470-2.
51. Benedet JL, Bender H, and et al, FIGO staging classifications and clinical practice guidelines in the management of gynecologic cancers. FIGO Committee on Gynecologic Oncology. Int J Gynaecol Obstet 70(2): p. 209-262.
52. DeVita, Vincent T, and et al, Principles & Practice of Oncology, 8th Edition. Part 3 – Practice of Oncology > Chapter 42 – Gynecologic Cancers > Section 5: Ovarian Cancer, Fallopian Tube Carcinoma, and Peritoneal Carcinoma, 2008.
53. Kurman RJ and Norris HJ, Endodermal sinus tumor of the ovary: a clinical and pathologic analysis of 71 cases. Cancer, 1976. 38(6): p. 2404-2419.
54. Gershenson DM, Del Junco G, and Herson J, Endodermal sinus tumor of the ovary. the M. D. Anderson experience. Obstet Gynecol 1983. 61: : p. 194-202.
55. Charles B and et al, Schwartz’s Principles of Surgery, 8th Edition, in Gynecology2007.
56. Weinberg LE, Lurain JR, and et al, Survival and reproductive outcomes in women treated for malignant ovarian germ cell tumors. Gynecologic Oncology, 2011. 121(2): p. 285-289.
57. Eva Chalas and et al. Treatment of malignant germ cell tumor of the ovary. http://www.uptodate.com thg 8 5 2013
58. Brewer M, et al., Outcome and reproductive function after chemotherapy for ovarian dysgerminoma. J Clin Oncol 1999. 17(9): p. 2670-2675.
59. S.Culine and CLhomme, Is there a role for second-look aparotomy in the management of malignant germ cell tumors of the ovary? Experience at Institut Gustave Roussy. Journal of Surgical Oncology, 1996. 62(1): p. 40-45.
60. Heeseok Kanga, et al., Outcome and reproductive function after cumulative high-dose combination chemotherapy with bleomycin, etoposide and cisplatin (BEP) for patients with ovarian endodermal sinus tumor. Gynecologic Oncology, 2008. 111(1): p. 106-110.
61. Trần Văn Thuấn và CS, Ung thư buồng trứng. Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, 2007. 339-341.
62. Trần Chánh Thuận, Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Điều trị ung thư buồng trứng tại bệnh viện Từ Dũ từ tháng 2/1995 đến 8/1998. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 1998: p. 11 – 19.
63. Tangir J, Zelterman, and et al, Reproductive function after conservative surgery and chemotherapy for malignant germ cell tumors of the ovary. Obstet Gynecol, 2003 Feb. 101(2): p. 251-7.
64. De La Motte Rouge T, Pautier P, and et al, Prognostic factors in women treated for ovarian yolk sac tumour: a retrospective analysis of 84 cases. Eur J Cancer, 2011 Jan. 47(2): p. 175-82.
65. Đỗ Thi Phương Chung, Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u tế bào mầm ác tính buồng trứng, 2007, Trường Đại học Y Hà Nội: Hà Nội.
66. Võ Thanh Nhân, Nguyễn Quốc Trực, Điều trị bảo tồn ung thư tế bào
mầm buồng trứng. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, số đặc biệt chuyên đề ung bướu học, 2007. 4(11): p. 489-493.
67. Ayhan A, Taskiran C, and et al Endodermal sinus tumor of the ovary: the Hacettepe University experience. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol 2005. 123(2): p. 230-234.
68. Low JJ, Perrin LC, and et al, Conservative surgery to preserve ovarian function in patients with malignant ovarian germ cell tumors. A review of 74 cases. Cancer, 15 July 2000. 89(2): p. 391-398.
69. Anita AN and Rushdan MN, Reproductive function after treatment of ovarian germ cell malignancy. Med J Malaysia, 2012 Feb. 67(1): p. 71-6.
70. Trần Thị Tuyết Lan Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng – cận lâm sàng, mô bệnh học ung thư buồng trứng nguyên phát tại bệnh viện phụ sản trung ương 2001 – 2004, in Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II2004, Trường Đại học Y Hà Nội: Hà Nội.
71. Lý Thị Bạch Như, Nghiên cứu đối chiếu các chẩn đoán trước mổ,
trong mổ với chẩn đoán giải phẫu bệnh các khối u buồng trứng, in
Luận án tiến sỹy học2004, Trường Đại học Y Hà Nội.
72. David M. Gershenson, J. Taylor Wharton, and et al, Malignant germ cell tumors of the ovary. Ovarian Cancer, 1985. Volume 23: p. 227-269.
73. Gamal H. Eltabbakh, Clinical Picture of Women with Early Stage Ovarian Cancer. Gynecologic Oncology, 1999. 75(3): p. 476-479.
74. Lê Hồng Quang, Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư buồng trứng tại bệnh viện K 1995 – 1999, in Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện2000, Trường Đại học Y Hà Nội.
75. Nguyễn Văn Lợi, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô buồng trứng giai đoạn III tại bệnh viện K từ 2000 – 2004, in Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú2005, Trường Đại học Y Hà Nội: Hà Nội.
76. Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Huỳnh Thị Thu Thủy, Chẩn đoán và điều trị khối u buồng trứng tại bệnh viện Từ Dũ năm 2001, in Nội san Sản phụ khoa. Hội sản phụ khoa Việt Nam. Số đặc biệt nhân hội nghị toàn quốc Hội phụ sản Việt Nam khoá 9, kỳ họp thứ 5 Đà Nẵng,2002. p. tr. 73 – 85.
77. Nguyễn Trọng Diệp, Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư biểu mô buồng trứng giai đoạn Ic – II bằng phẫu thuật kết hợp với hóa chất tại bệnh viện K, 2012, Trường Đại học Y Hà Nội: Hà Nội.
78. DeBacker A, Madern GC, and et al, Ovarian germ cell tumors in children: a clinical study of 66 patients. Pediatr Blood Cancer, 2006. 46(4): p. 459- 64.
79. Võ Thị Ngọc Điệp, Vũ Văn Vũ, Đặng Thanh Hồng, Hóa trị bướu tế bào mầm buồng trứng. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, số đặc biệt chuyên đề Ung bướu học 2007. 4(11): p. 456-469.