Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật ung thư biểu mô tế bào gan

Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật ung thư biểu mô tế bào gan

Ung thư gan nguyên phát (UTGNP) là ung thư xuất phát từ thành phần cấu tạo gan, bao gồm ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG), ung thư biểu mô tế bào ống mật, ung thư tổ chức liên kết, ung thư cơ trơn, ung thư trung biểu mô, ung thư thần kinh nội tiết gan, trong đó, UTBMTBG hay gặp nhất và chiếm đa số [2],[4],[19], [42].
Gọi là nguyên phát để phân biệt với ung thư gan (UTG) thứ phát di căn của các ung thư (UT) đường tiêu hóa khác tới gan.
UTG là bệnh rất ác tính, hay gặp trên thế giới [45],[54],[67], [89]. Bệnh nhân (BN) không điều trị thường tử vong từ 3 đến 6 tháng kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên [2], [30], [42], [44].
Theo thống kê của WHO năm 2000 thì UTGNP đứng hàng thứ 5 ở nam giới và đứng hàng thứ 9 ở nữ giới [18] số lượng bệnh nhân UTGNP mới mắc trên thế giới ước tính là 564.000 người. Trong đó, đại đa số là UTBMTBG. Tuy nhiên tỷ lệ UTGNP khác nhau thùy theo khu vực địa lý, khu vực có tỷ mắc bệnh cao nhất là châu Á và châu Phi chiếm 12%, trong khi đó, ở châu Âu chỉ chiếm 9% và Bắc Mỹ chiếm 2% [77]. Riêng ở nước ta, UTG đứng hàng thứ 4 chiếm 5-6% tổng số các UT. Tỷ lệ mắc UTG cũng có chiều hướng tăng lên. Theo Phạm Hoàng Anh và cộng sự thì UTGNP đứng hàng thứ 3 ở nam giới và đứng hàng thứ 6 ở nữ giới [1].
Yếu tố nguy cơ cao được công nhận gây nên xơ gan và UTG là virus viêm gan B và gần đây là virus viêm gan C [47], [52], [59], [66], [70], [77]. Ngoài ra, nấm mốc, chất độc màu da cam, thuốc diệt côn trùng … cũng có khả năng gây UTG mạnh trên thực nghiệm.
Về mặt lâm sàng, giai đoạn đầu của ung thư gan là rất kín đáo, các dấu hiệu lâm sàng đều không đặc hiệu như: mệt mỏi, chán ăn, đau tức nhẹ vùng dưới sườn phải…khiến người bệnh ít để ý. Trên thực tế người bệnh thường đi khám khi có dấu hiệu đau nhiều, gan to, thậm chí đã tự sờ thấy u, sút cân nhiều. Lúc này các dấu hiệu lâm sàng rõ rệt, bệnh đã muộn, khả năng cứu chữa là rất hạn chế. Một số bệnh nhân được chẩn đoán bệnh qua việc khám bệnh định kỳ hoặc nhân việc đi khám một bệnh khác mà phát hiện ra [4].
Đến nay có nhiều phương pháp để điều trị cho loại ung thư này như: phẫu thuật, điều trị hóa chất, tia xạ, tiêm cồn vào khối u, nút mạch và nút hóa chất (TACE: Transcatheter Arterial Chemo-embolization), đốt sóng cao tần….Tại Bệnh viện K trung ương, việc điều trị ung thư gan nguyên phát chủ yếu là phương pháp phẫu thuật và tiêm cồn vào khối u. Phẫu thuật cắt gan là can thiệp nặng, đòi hỏi chọn lựa BN, kíp mổ và kíp gây mê hồi sức có kinh nghiệm. Phẫu thuật triệt căn có diện cắt sạch u, khả năng khỏi bệnh và sống thêm lâu dài đối với BN [35], [49], [55], [63], [65], [73], [78], [80], [81], [87]. Năm1996 lần đầu tiên triển khai phẫu thuật cắt gan trong UTG tại bện viện K, trong suốt thời gian từ 1996 – 2003 số lượng rất hạn chế. Từ năm 2004 trở lại đây, cùng với sự gia tăng tỷ lệ BN UTGNP nhập viện thì việc điều trị căn bệnh này tại Bệnh viện K cũng được tiến hành nhiều hơn bằng phương pháp phẫu thuật. Hiện chưa có nghiên cứu nào tại bệnh viện K về hiệu quả điều trị UTGNP bằng phẫu thuật cắt gan. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm các mục tiêu sau:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của UTBMTBG.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị UTBMTBG bằng phẫu thuật cắt gan tại bệnh viện K từ 2004- 2009.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHẪU GAN 3
1.1.1. Vị trí : 3
1.1.2. Sự phân chia phân thùy của gan 3
1.1.3. Mạch máu gan 5
1.1.4. Đường mật 7
1.2. SINH LÝ GAN 8
1.3. DỊCH TỄ HỌC UTGNP 8
1.4. NGUYÊN NHÂN UTGNP 9
1.5. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ GAN 11
1.5.1. Đặc điểm lâm sàng: 11
1.5.2. Đặc điểm cận lâm sàng 12
1.5.3. Chẩn đoán giải phẫu bệnh 15
1.5.4. Chẩn đoán giai đoạn theo TNM 16
1.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UTGNP VÀ KẾT QUẢ 17
1.6.1. Điều trị bằng phẫu thuật 17
1.6.2. Điều trị không phẫu thuật 20
1.7. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 23
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 23
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 24
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU 27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN 29
3.1.1. Tuổi và giới 29
3.1.2. Nghề nghiệp 30
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng 31
3.1.4 Đặc điểm cận lâm sàng 32
3.1.5. Điều trị phẫu thuật 39
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 40
3.2.1. Kết quả sớm sau mổ 40
3.2.2. Thời gian sống thêm sau phẫu thuật cắt gan 42
Chương 4: BÀN LUẬN 46
4.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN: 46
4.1.1. Tuổi và giới 46
4.1.2. Nghề nghiệp 47
4.1.3. Đặc điểm lâm sàng 48
4.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng 50
4.1.5. Điều trị phẫu thuật 57
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 59
4.2.1. Kết quả sớm sau mổ 59
4.2.2. Thời gian sống thêm sau phẫu thuật cắt gan 62
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment