Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định một so yếu to nguy cơ tái phát, di căn trong ung thư đại tràng tại Bệnh Viện K
Ung thư đại trực tràng là bệnh thường gặp ở các nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển. Tại Mỹ, ung thư đại trực tràng là một trong bốn loại ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong do bệnh ung thư. Năm 2010, ước tính tại Mỹ có 102.000 trường hợp ung thư đại tràng, 39.670 trường hợp ung thư trực tràng mới mắc và có khoảng 51.370 trường hợp tử vong vì các ung thư này [81]. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại trực tràng đang có xu hướng tăng cao ở một số nước Châu Á như Nhật Bản và Singapore. Tại Việt Nam tỉ lệ này cũng tăng cao hàng năm và theo thống kê tỷ lệ mới mắc mười loại ung thư phổ biến ở nam và nữ giai đoạn 2004-2008 ghi nhận tại 6 thành phố lớn trong cả nước, ung thư đại trực tràng đứng ở vị trí thứ 2 đến thứ 5 tuỳ theo các điểm ghi nhận và tỷ lệ ung thư đại trực tràng chuẩn hoá theo tuổi trên cả nước năm 2010 ước tính ở nam giới là 19/100.000, ở nữ là 14,7/100.000 [11].
Điều trị ung thư đại tràng chủ yếu bằng phẫu thuật, ngay cả khi bệnh nhân ở giai đoạn muộn đã có di căn xa, với tiến bộ về nghiên cứu các hoá chất, các thuốc điều trị đích hiện nay đã giúp phần không nhỏ làm tăng tỷ lệ sống thêm cho bệnh nhân ung thư đại tràng. Mặc dù được coi là bệnh có tiên lượng tốt nhất trong số các ung thư đường tiêu hoá nhưng do đặc điểm về giải phẫu, các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu và/hoặc không rầm rộ làm người bệnh chủ quan, người thầy thuốc ít chú ý và do vậy nhiều bệnh nhân ung thư đại tràng được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Tỷ lệ sống thêm 5 năm ước tính khoảng 40% – 60% và với con số này có nghĩa là chúng ta chưa kiểm soát được khoảng 50% số bệnh nhân ung thư đại tràng còn lại [23]. Phần lớn các trường hợp ung thư đại tràng tử vong là do tái phát, di căn xa. Có một số yếu tố nguy cơ đã được nhận biết liên quan đến khả năng tái phát, đó là giai đoạn bệnh, typ mô
học, độ mô học của khối u, nồng độ CEA trước mổ, biến chứng tắc ruột, vỡ u trước khi phẫu thuật [27]. Một số yếu tố nguy cơ khác như đột biến gen p53 [53], đột biến gen Kras [52], [46] và một số thay đổi gen khác đang được nghiên cứu. Ngoài ra, việc áp dụng phác đồ điều trị bao gồm phẫu thuật tối ưu, sử dụng các phác đồ hoá chất hợp lý cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng để làm tăng thời gian sống thêm cho bệnh nhân ung thư đại tràng. Như vậy đối với mỗi một bệnh nhân ung thư đại tràng mới mắc, việc khai thác,
phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh cũng như việc đánh giá chi tiết các yếu tố nguy cơ tái phát đóng vai trò quan trọng trong phát hiện bệnh sớm, xây dựng kế hoạch điều trị, lựa chọn phác đồ phù hợp và tiên lượng được nguy cơ tái phát để có kế hoạch theo dõi sát nhằm sớm phát hiện các trường hợp có nguy cơ tái phát cao, điều trị kịp thời để làm tăng khả năng chữa khỏi ngay cả khi bệnh tái phát và giảm chi phí điều trị khi bệnh ở giai đoạn quá muộn.
Với lý do trên đây chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định một so yếu to nguy cơ tái phát, di căn trong ung thư đại tràng tại Bệnh Viện K ” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư biểu mô đại tràng tái phát và di căn sau điều trị triệt căn tại Bệnh Viện K từ năm 2005 đến năm 2009.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tái phát và di căn xa trong ung thư biểu mô đại tràng sau điều trị triệt căn.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU, MÔ HỌC, SINH LÝ CỦA ĐẠI TRÀNG 3
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu 3
1.1.2. Đặc điểm về mô học 8
1.1.3. Sinh lý của đại tràng 9
1.2. SINH BỆNH HỌC UNG THƯ ĐẠI TRÀNG 9
1.2.1. Ảnh hưởng của môi trường 9
1.2.2. Yếu tố di truyền 10
1.2.3. Các yếu tố khác 13
1.3. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ ĐẠI TRÀNG 14
1.3.1. Lâm sàng 14
1.3.2. Cận lâm sàng 15
1.3.3. Chẩn đoán mô bệnh học trong ung thư đại tràng 20
1.4. XẾP LOẠI GIAI ĐOẠN UNG THƯ ĐẠI TRÀNG 24
1.4.1. Phân loại Dukes và Astler – Coller 24
1.4.2. Hệ thống phân loại TNM theo AJCC – 2010 24
1.5. ĐIỀU TRỊ 26
1.5.1. Phẫu thuật 26
1.5.2. Hóa chất bổ trợ 27
1.5.3. Điều trị ung thư đại tràng tái phát 27
1.6. CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TRONG UNG THƯ ĐẠI TRÀNG TRONG MỘT SỐ NGHIÊN CỨU 28
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 29
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 29
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 30
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 30
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU 33
2.5. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA NGHIÊN CỨU 34
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ 36
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng trước khi điều trị 36
3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng trước khi điều trị 40
3.1.3. Phương pháp điều trị ung thư đại tràng ban đầu 44
3.1.4. Đặc điểm xâm lấn và lan tràn của khối u trước khi điều trị .45
3.1.5. Đặc điểm tổn thương tái phát- di căn 46
3.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TÁI PHÁT- DI CĂN 47
Chương 4. BÀN LUẬN 54
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ 54
4.1.1. Đặc điểm chung 54
4.1.4. Phương pháp điều trị ung thư đại tràng 62
4.1.5. Đặc điểm tổn thương tái phát- di căn 63
4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TÁI PHÁT – DI CĂN 64
4.2.1. Liên quan TP- DC với khoảng thời gian từ khi có triệu chứng đến khi được điều trị 64
4.2.2. Liên quan TP – DC với nồng độ CEA 64
4.2.3. Liên quan TP- DC với chu vi và kích thước u 65
4.2.4. Liên quan TP-DC với hình thái u 65
4.2.5. Liên quan TP -DC với mức độ xâm lấn, di căn hạch và giai
đoạn bệnh 66
4.2.6. Liên quan TP -DC với mức độ biệt hoá u 68
KẾT LUẬN 69
KIẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
•
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích