Nhận xét đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị ung thư biểu mô miệng ở một số bệnh viện tại Hà Nội
Luận văn Nhận xét đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị ung thư biểu mô miệng ở một số bệnh viện tại Hà Nội.Ung thư biểu mô (UTBM) miệng là loại u ác tính phát sinh từ niêm mạc phủ trong miệng ở bất kỳ vị trí nào như môi, má, lưỡi, lợi, tam giác sau hàm, sàn miệng, vòm miệng và họng miệng. Những năm gần đây, việc tiếp xúc với ngày càng nhiều các sản phẩm có nguy cơ ung thư cao như thuốc lá, rượu, hóa chất mtrong thực phẩm… làm tăng đáng kể số bệnh nhân ung thư biểu mô miệng. Trước đây, các ung thư này thường gặp ở nam giới, tỉ lệ nam/nữ là 4/1 và hay gặp ở lứa tuổi trên 50. Tuy nhiên gần đây số phụ nữ mắc bệnh ngày càng tăng lên đáng kể với tỉ lệ nam/nữ là 2/1 đồng thời độ tuổi có xu hướng trẻ hơn [1], [2].
Thống kê trên thế giới cho thấy ung thư biểu mô miệng đứng thứ sáu trong những ung thư phổ biến nhất, ước tính hàng năm có hơn 500.000 trường hợp mắc ung thư mới và hai phần ba số trường hợp này xảy ra ở các nước đang phát triển [1], [3]. Tại Mỹ, theo Viện sức khỏe quốc gia, năm 2010, khoảng 91.200 người Mỹ đang sống cùng với ung thư miệng và xấp xỉ 37.000 ca mắc mới mỗi năm. Ở Châu Á, các quốc gia như Sri Lanka, Ân Độ, ung thư biểu mô miệng là ung thư phổ biến nhất ở nam giới và có thể chiếm tới 25% trong tất cả các trường hợp mắc ung thư mới [1]. Tại Việt Nam, theo Nguyễn Bá Đức và cộng sự trong giai đoạn 2001 – 2004, tỉ lệ mắc ung thư biểu mô miệng chuẩn theo tuổi ở nam giới tại Hà Nội là 2,3/100.000 dân, ở nữ giới là 1,3/100.000 dân [4].
Đặc điểm giải phẫu của miệng cho phép phát hiện tổn thương sớm bằng các phương tiện đơn giản như quan sát, cắt sinh thiết. Tuy nhiên, trong thực tế bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, gần hai phần ba số bệnh nhân ung thư biểu mô miệng được chẩn đoán ở giai đoạn III, IV [1], [5], [6]. Việc chẩn đoán sớm ung thư biểu mô miệng không chỉ tăng thời gian sống thêm mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị. Ở Việt Nam, trong lĩnh vực răng hàm mặt (RHM), đã có một số công trình nghiên cứu về ung thư biểu mô miệng, nhưng các công trình nghiên cứu chưa phản ánh đầy đủ các đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học cũng như kết quả điều trị bệnh. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị ung thư biểu mô miệng ở một số bệnh viện tại Hà Nội” nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm /âm sàng và mô bệnh học của ung thư biểu mô miệng điều tiị tại Bệnh viện K, TMH và RHM trung ương từ tháng /2008đến tháng 12/ 2012.
2 Nhận xét kết quả điều trị ung thư biểu mô miệng.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU VÙNG MIỆNG, BẠCH HUYẾT VÙNG ĐẦU CỔ .. 3
1.1.1. Sơ lược giải phẫu vùng miệng 3
1.1.2. Bạch huyết vùng đầu- mặt- cổ 6
1.2. MÔ HỌC VÀ MÔ BỆNH HỌC CỦA UNG THƯ BIỂU MÔ MIỆNG 8
1.2.1. Mô học 8
1.2.2. Mô bệnh học 9
1.3. DỊCH TỄ HỌC 13
1.3.1. Tần suất 13
1.3.2. Tuổi, giới 14
1.4. NGUYÊN NHÂN 14
1.4.1. Thuốc lá 14
1.4.2. Rượu 15
1.4.3. Ăn trầu 15
1.4.4. Các tổn thương tiền ung thư 16
1.4.5. Yếu tố vi sinh vật 17
1.4.6. Chế độ dinh dưỡng 17
1.4.7. Yếu tố vật lý 17
1.4.8. Kích thích tại chỗ 17
1.5. ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC 18
1.5.1. Lâm sàng 18
1.5.2. Cận lâm sàng 21
1.5.3. Chẩn đoán 22
1.5.4. Giai đoạn bệnh 22
1.6. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ MIỆNG 24
1.6.1. Phương pháp điều trị 24
1.6.2. Theo dõi sau điều trị 27
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 28
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn hồ sơ bệnh án 28
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 28
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 28
2.2.2. Biến số nghiên cứu 29
2.2.3. Công cụ thu thập thông tin 30
2.2.4. Kỹ thuật thu thập thông tin 31
2.2.5. Xử lý số liệu 31
2.2.6. Khía cạnh đạo đức 31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 32
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MÔ BỆNH HỌC 32
3.1.1. Đặc điểm dịch tễ học 32
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng 34
3.1.3. Đặc điểm mô bệnh học 40
3.1.4. Phân loại giai đoạn bệnh 43
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 44
3.2.1. Phương pháp điều trị 44
3.2.2. Tái phát 47
3.2.3. Di căn xa sau điều trị 49
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 50
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MÔ BỆNH HỌC 50
4.1.1. Tuổi, giới 50
4.1.2. Tiền sử tiếp xúc với yếu tố nguy cơ 51
4.1.3. Triệu chứng lâm sàng đầu tiên và thời gian diễn biến bệnh 52
4.1.4. Tổn thương tiền ung thư 53
4.1.5. Vị trí khối u 54
4.1.6. Hình thái lâm sàng 56
4.1.7. Kích thước u 57
4.1.8. Đặc điểm hạch cổ 57
4.1.9. Di căn xa 58
4.1.10. Tổn thương ung thư thứ hai 59
4.1.11. Mô bệnh học 59
4.1.12. Giai đoạn bệnh 61
4.2. ĐIỀU TRỊ 61
4.2.1. Phương pháp điều trị 61
4.2.2. Tái phát và di căn xa 64
KÉT LUẬN 66
KIÉN NGHỊ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Waruakulasuriya S. (2009), Global epidemiology of oral and oropharyngeal cancer, Oral Oncology,45, pp. 309 – 316
2. Regezi J.A. (2003), “ Ulcerative conditions”, Oral pathology, 4thedition, Saunders, pp. 52- 71.
3. World Health Organization (2005), “Oral cavity and oropharynx”Pathology and Genetics of Head and Neck Tumours, IARCPress, pp. 163 – 208
4. Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Chấn Hùng, Huỳnh Quyết Thắng và cộng sự (2004), “Kết quảbước đầu nghiên cứu dịch tễhọc mô tảmột sốbệnh ung thưtại 6 vùng địa lý Việt Nam giai đoạn 2001 – 2003”,Tạp chí y học thực hành, số489, tr 11 – 15..
5. Nguyễn ThịHương Giang (2002), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và nhận xét một sốyếu tốnguy cơcủa ung thưbiểu mô khoang miệng tại bệnh viện K, Luận văn tốt nghiệp bác sĩnội trú bệnh viện.
6. Nguyễn ThịHồng, Trần ThịKim Cúc, Nguyễn ThịPhương Thảo (2006), “Ung thưhốc miệng ởmiền nam Việt Nam trong 10 năm (1996 – 2006)”, Cập nhật nha khoa 2007, tr 106 -110.
7. Sapp J. P., Everson L. R. (2004), “Malignant epithelial neoplasms”, Contemporary oral and maxillofacial pathology, Mosby, pp. 330- 365.
8. Trịnh Văn Minh(2010), Giải phẫu học đại cương chi trên – chi dưới – đầu – mặt – cổ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 514 – 518, tr 550- 554.
9. Eugene N. M., Robert L. F. (2007),“Tumors of Minor Salivary Gland Origin”, Salivary gland disorder, Springer, pp. 323 – 338.
10. Trần Phương Hạnh, Nguyễn Sào Trung (2011), Giải phẫu bệnh học, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr 205 – 223.
11. Micheal Miloro. (2004), “Oral Cancer: Classification, Staging, Diagnosis and Treatment”, Petersons principles of oral and maxillofacial surgery, Second Edition, pp. 618- 658.
12. Robert Hermans(2006), “Clinical and endoscopic examination of the head and neck” Head and neck cancer imaging, Springer, pp. 17 – 30.
13. Trịnh Bình (2007), “Hệ tiêu hoá, Mô học”, Mô – Phôi, Nxb Y học, (2007), tr. 159-164.
14. Bộmôn ung thư, Đại h ọc Y Hà N ội (2005), Bệnh học ung thư, Nxb Y h ọc. 15. Neville B.W., Damm D.D., Allen C.M., Boliqout J.E. (2004), Oral and maxillofacial pathology, Saunders, 2nd edition, pp. 315 – 387.
16. Antonio Cardesa, Pieter J. S. (2006), “Benign and potentially malignant lesions of the squamous epithelial and squamous cell carcinoma”, Pathology of the head and neck, Springer, pp 6- 29.
17. Stacey E. M., Edward B. S., Jennifer G.H. (2013), “Conventional squamous cell carcinoma”, Tumors of the upper aerodisgetive tract and ear, Afip, pp. 47 – 67.
18. David P.C. (2008), “Epidemology/Biology of oral cancer”, Prevention in clinical oral healthcare, Elsevier, pp. 27 – 41.
19. Lê Văn Sơn, (2013), “Ung thư miệng”, Bệnh lý và phẫu thuật hàm mặt,tập 2, Nxb giáo dục Việt Nam, tr. 45 – 66.
20. Trần Văn Trường (2002), U ác tính vùng miệng – hàm mặt, Nxb y học, Hà Nội, tr 9 – 65.
21. Jose Bagan, Gracia Sarion, Yolanda Jimenez (2010), Oral cancer: clinical features, Oral Oncology, 45, pp. 414 – 417.
22. Nguyễn Bá Đức (2009), Chẩn đoán và điều trịbệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học, tr 113 – 142.
23. Khoa Y tếcông cộng, trường Đại học Y Hà Nội (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học và sức khỏe cộng đồng, Nxb Y học.
24. Schantz S. P., Harrison L. B., Forathere H. A. (2001), Tumor of the nasal cavity and paranasal sinuses, nasopharynx, oral cavity and oropharynx, Cancer principles and practice of oncology. Lippincott – Raven publishers, Philadelphia, pp. 832-842.
25. Priebe S.L., Aleksejuniene J., Nguyen Thi Hong and colleagues, (2010), “Oral squamous cell carcinoma and cultural oral risk habits in Viet Nam”,International Journal of Dental hygiene, 8, pp. 159 – 168.
26. Crispian Scully, Jose Bagan (2009), “Oral squamous cell carcinoma overview”, Oral Oncology, 45, pp. 301 – 308.
27. Nguyễn Đức Lợi (2002), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một sốyếu tố tiên lượng bệnh ung thưlưỡi điều trịtại bệnh viện K, Luận văn tốt nghiệp bác sĩnội trú bệnh viện.
28. Trần Thanh Phương, Trần Văn Hiệp, Bùi Xuân Trường và cộng sự(2003), “Điều trịphẫu thuật ung thưhốc miệng”, Y học Thành phốHồChí Minh, Chuyên đềung thư133.
29. Đặng Hoàng Anh (2004), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và một sốyếu tốtiên lượng trong ung thưbiểu mô sàn miệng tại bệnh viện K từ1/1995 đến 6/2004, Luận văn thạc sĩy học.