Nhận xét đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và tần suất xuất hiện p53 trong ung thư biểu mô khoang miệng
Luận văn Nhận xét đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và tần suất xuất hiện p53 trong ung thư biểu mô khoang miệng.Ung thư biểu mô khoang miệng là bệnh phát sinh do sự biến đổi ác tính niêm mạc miệng phủ toàn bộ khoang miệng bao gồm: ung thư môi (gồm môi trên, môi dưới, mép), lợi hàm trên, lợi hàm dưới, khe liên hàm, khẩu cái cứng, lưỡi (phần di động), niêm mạc má và sàn miệng [1].
Trên toàn thế giới, ung thư biểu mô khoang miệng là một trong mười nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Tại Mỹ, trong số hơn một triệu người phát hiện ung thư mỗi năm có hơn 5% là ung thư miệng và mũi hầu, riêng ung thư khoang miệng chiếm khoảng 3%. Ở Đông Nam Á và Ân Độ tỷ lệ này cao hơn. Tại Việt Nam, theo ghi nhận ung thư từ 1991 đến 1995, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi ở nam là 2,7/100.000 dân (chiếm 1,8%), ở nữ là 3/100.000 dân (chiếm 3,1%). Tính đến năm 2008, ung thư biểu mô khoang miệng là một trong mười ung thư nam giới phổ biến nhất Việt Nam [2], [3], [4], [5]. Trong ung thư đầu cổ nói riêng ung thư miệng chiếm 40% – 50%. Trong ung thư khoang miệng chủ yếu gặp là ung thư tế bào vảy chiếm khoảng 95%. Các ung thư khác chiếm khoảng 5% [6].
Ung thư biểu mô khoang miệng là một ung thư dễ phát hiện hơn so với nhiều vùng khác do vị trí khoang miệng dễ quan sát, người bệnh dễ cảm nhận. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà đa số các trường hợp thường đến khám ở giai đoạn muộn, khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn III, IV. Đây là giai đoạn các bệnh nhân đã có u nguyên phát xâm lấn xung quanh, đã có di căn hạch vùng hoặc di căn xa. Điều này làm giảm khả năng điều trị và tiên lượng xấu cho người bệnh [7].
Chẩn đoán ung thư biểu mô khoang miệng theo kinh điển dựa vào hai đặc điểm chính là lâm sàng và giải phẫu bệnh. Ngoài ra các phương tiện cận lâm sàng khác như Xquang, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, PET/ CT (Positron Emission Tomography/ CT) giúp làm rõ thêm chẩn đoán, mức độ di căn.
Những năm gần đây, các xét nghiệm hóa mô miễn dịch được sử dụng nhiều để đánh giá mức độ tiến triển của khối u, nguy cơ tái phát, khả năng điều trị, tiên lượng, xác định nguồn gốc tế bào… của bệnh nhân như p53, Ki67, CK5/6, P63, PCNA… [9], [10]. Trong đó Ki67 và PCNA liên quan mật thiết với hình thái tăng trưởng tế bào, đặc biệt là chỉ số phân bào. CK5/6 và p63 là các chỉ số đặc trưng cho tế bào vảy. P53 là một protein kìm chế khối u được mã hóa bởi gen tp53, p53 đảm nhiệm chức năng kiểm soát chu trình tế bào, làm chậm tiến trình phân bào. Khi gen tp53 đột biến sẽ tạo ra những phân tử protein p53 không có chức năng tích tụ trong tế bào, làm tế bào rối loạn phát triển, có thể gây ra nhiều loại ung thư ở nhiều cơ quan khác nhau.
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về ung thư khoang miệng. Tuy nhiên các nghiên cứu đánh giá về giá trị và tác dụng của các xét nghiệm hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng chưa nhiều. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và tần suất xuất hiện p53 trong ung thư biểu mô khoang miệng” nhằm hai mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học ung thư biểu mô khoang miệng tại khoa Phau thuật bệnh lý hàm mặt – Bệnh viện răng hàm mặt Trung ương năm 2014.
2. Nhận xét tần suất xuất hiện của p53 trong ung thư biểu mô khoang miệng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nhận xét đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và tần suất xuất hiện p53 trong ung thư biểu mô khoang miệng
1. Bailley B.J. (1993), Neoplasm of the oral cavity, Head and Neck Surgery, J.B. Lippincott Company, Philadenphia, 1160-1174.
2. Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Mạnh Quốc, Nguyễn Bá Đức và cs (2001), Tình hình bệnh ung thư ở Việt nam năm 2000, Tạp chí thông tin Y- Dược, 2, 19-26.
3. Bùi Diệu, Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Hoài Nga và cs (2010), Khảo sát các kiến thức, thực hành về phòng một số bệnh ung thư phổ biến của cộng đồng dân cư tại một số tỉnh thành, Tạp chí Ung thư học Việt Nam, 1, 118-122.
4. Childers E.C., Ong W.C., Lim J., Lim T.C., (2005), Nasolabial fasciocutaneous free flap for cheek defects, J Reconstr Microsurg, 13(7), 515-518.
5. Hirsch D.L., Garfein E.S., Christensen A.M. (2009), Use of computer- aided design and computer-aided manufaturing to produce orthognathically ideal surgical outcomes: a paradigm shift in head and neck reconstruction, J Oral Maxillofac Surg, 67, 2115-2122.
6. Martin S. Greenberg, Dds., Michael Glick, Dmd (2003), Burket’s Oral Medicine Diagnosis & Treatment, BC Decker Inc, 194 – 227.
7. Trần Bảo Ngọc.(2013) Nghiên cứu điều trị ung thư biểu mô tế bào vẩy vùng đầu cổ giai đoạn III, IV (m0) bằng hóa xạ trị tuần tự, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
8. Trịnh Văn Minh (1998), Giải phẫu người tập I, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 451-484.
9. Qin HX, Nan KJ, Yang G et al (2005). Expression and clinical significance of Tap73alpha, p53, PCNA and apoptosis in hepatocellular carcinoma. World J Gastroenterol, 11(18), 2709-2713.
10. Qin LX, Tang ZY (2002), The prognostic molecular markers in hepatocellular carcinoma. World J Gastroenterol, 8, 385-92.
11. Sapp J. P., Everson L. R. (2004), Malignant epithelial neoplasms, Contemporary oral and maxillofacial pathology, Mosby, 330- 365.
12. Trần Đặng Ngọc Linh, Phan Thanh Sơn, Phạm Chí Kiên và cs (1999), Ung thư hốc miệng. Dịch tễ học, chẩn đoán và điều trị, Y học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản chuyên đề ung ung bướu., 3(4), 143-149.
13. Mendenhall W.M., Werning J.W., Plister D.G (2011), Treatment of Head and Neck Cancer, Cancer: Principles and Practice of Oncology, 9th Edition, Lippincott William and Wilkins, 729-734.
14. DeVita, Hellman, Rosenberg, et al (2008), Oral cavity, Principles and pracitce of oncology, 8th ed, 829-840.
15. Trịnh Bình (2007), Hệ tiêu hoá, Mô học, Mô – Phôi, Nxb Y học, (2007), 159-164.
16. Clayman G.L., Lippman S.M., Lammamore G.H. et al. (2001), Head and neck cancer, Cancer medecine, J.B. Lippincott Company, Philadenphia, 174-1220.
17. Farland M.M., Abza N.A., Mofty S.E. (1999), Mouth, teeth and pharynx, Anderson’spathology 1ơh ed„ Mosby, Missouri, 1563-1612.
18. Foreman D.S. Callender D. L. (1999), Head and Neck Cancer, Primary Care Oncology, W.B. Saunder Company, Philadenphia, 1-26.
19. Nguyễn Thị Hương Giang (2002), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và nhận xét một số yếu tố nguy cơ ung thư biểu mô khoang miệng tại Bệnh viện K, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú các bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
20. Hàn Thị Vân Thanh (2012), Nghiên cứu điều trị ung thư biểu mô khoang miệng có sử dụng kỹ thuật tạo hình bằng vạt rãnh mũi má, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
21. World Health Organization (2005), Oral cavity and oropharynx, Pathology and Genetics of Head and Neck Tumours, IARCPress, 163 – 208.
22. Waruakulasuriya S. (2009), Global epidemiology of oral and oropharyngeal cancer, Oral Oncology ,45, 309 – 316
23. Regezi J.A. (2003), Ulcerative conditions, Oral pathology, 4th edition, Saunders, 52- 71.
24. Bộ môn ung thư, Đại học Y Hà Nội (2005), Bệnh học ung thư, Nxb Y học.
25. Antonio Cardesa, Pieter J. S. (2006), Benign and potentially malignant lesions of the squamous epithelial and squamous cell carcinoma, Pathology of the head and neck, Springer, 6- 29.
26. Eugene N. M., Robert L. F. (2007), Tumors of Minor Salivary Gland Origin, Salivary gland disorder, Springer, 323 – 338.
27. Trần Phương Hạnh, Nguyễn Sào Trung (2011), Giải phẫu bệnh học, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 205 – 223
28. Huỳnh Anh Lan, Nguyễn Thị Hồng (2002), Phòng chống UTBM khoang miệng trong thực hành và trong cộng đồng, Y học thành phố Hồ Chí Minh, 6, 14-17.
29. Gupta P.C. (1991), Betel quid and oral cancer: Prospect for prevention,
Relevance to human cancer of N-Nitroso compound, tobaco smoke and mycotoxin, 105, 466-470.
30. Regizi J.A., Sciabba J.J. (1999), Oral pathology, W.B. Saunder Company, Philadenphia, 69-80.
31. Nguyễn Quốc Bảo (2007), Ung thư biểu mô khoang miệng, Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, 113-130.
32. Barnes L, Eveson JW, Reichart P, et al (2005), World Health Organization Classification of Tumours. Pathology and GenetiCS. Tumours of the Head and Neck. Lyon: IARC Press, 119.
33. Merritt RM, Williams MF, James TH, et al. (1997), Detection of cervical metastasis. A meta-analysis comparing computed tomography with physical examination, Arch Otolaryngol Head Neck Surg, 123 (2), 149-52.
34. Wide JM, White DW, Woolgar JA, et al (1999), Magnetic resonance imaging in the assessment of cervical nodal metastasis in oral squamous cell carcinoma, Clin Radiol, 54 (2), 90-4.
35. Xu GZ, Zhu XD, and Li MY (2011), Accuracy of whole-body PET and PET-CT in initial M staging of head and neck cancer: A meta-analysis, Head Neck, 33 (1), 87-94.
36. American Joint Committee on Cancer (2010), Head and neck cancer, AJCC Cancer Staging Manual, 7th ed, New York, NY: Springer, 113-124.
37. Lê Minh Huy (2012) Nghiên cứu giải phâu bệnh và hóa mô miễn dịch các yếu tố tiên lượng của carcinôm tế bào gan, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, 20-28.
38. Hứa Thị Ngọc Hà, Huỳnh Ngọc Linh (2010), Ứng dụng kỹ thuật hóa mô miễn dịch trong chan đoán giải phâu bệnh, Nxb Y học.
39. Levine AJ, Perry ME, Chang A, Silver A, Dittmer D, Wu M, et al (1994). The 1993 Watter Hubert Lecture: The role of the p53 tumor-suppressor gene in tumorigenesis. Br.J. Cancer, 69, 409-416.
40. Robbins and Cotran; Kumar, Abbas, Fausto (2004). Pathological Basis of DiseaseEẤsevier. ISBN 81-8147-528-3.
41. Stephen J. Elledge (1996). Cell Cycle Checkpoints: Preventing an Identity Crisis. Science 274 (5293), 1664-1672.
42. Vũ Quảng Phong (2013), Nhận xét đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị ung thư biểu mô miệng ở một số bệnh viện tại Hà Nội, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
43. Nguyễn Văn Kình (2010). Gen trị liệu các bệnh Ung thư. Nhà xuất bản Y học 2010.
44. Oliveira LR, Ribeiro-Silva A, Zucoloto S (2007), Prognostic significance of p53 and p63 immunolocalisation in primary and matched lympho node metastasis in oral squamous cell carcinoma, ActaHistochem, 109(5), 388-396.
45. Joseph A. Brennan, Jay O. Boyle, Wayne M. Koch, Steven N. Goodman, Ralph H. Hruban, Yolanda J. Eby, Marion J. Couch, Arlene A. Forastiere, and David Sidransky (1995), Association between Cigarette Smoking and Mutation of the p53 Gene in Squamous-Cell Carcinoma of the Head and Neck. NEngl JMed. 332:712-717.
46. Mumbluc S, Karakok M, Baglam T, Karatas E, Durucu C, Kibar Y (2007), Immunohistochemical Analysis of PCNA, Ki67 and p53 in Nasal Polyposis and Sinonasal Inverted Papillomas. Journal of International Medical Research. Vol. 35, No 2, 237-241.
47. Nobuyuki Bandoh, Tatsuya Hayashi, Kan Kishibe, Miki Takahara, Masanobu Imada, Satoshi Nonaka and Yasuaki Harabuchi (2002), Prognostic value ofp53 mutations, bax, and spontaneous apoptosis in maxillary sinus squamous cell carcinoma. Cancer. Volume 94, Issue 7, 1968-1980.
48. Nguyễn Thị Hồng (2011), Đồng biểu hiện protein p53 và ki67 trong ung thư hốc miệng. Y học TP.Hồ Chí Minh. 15, 133-139.
MỤC LỤC Nhận xét đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và tần suất xuất hiện p53 trong ung thư biểu mô khoang miệng
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU 3
1.1.1. Hình thể 3
1.1.2. Mạch máu 7
1.1.3. Thần kinh 8
1.1.4. Bạch huyết 8
1.2. MÔ HỌC VÀ MÔ BỆNH HỌC 10
1.2.1 Mô học 10
1.2.2. Mô bệnh học 11
1.3. DỊCH TỄ HỌC, NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ 17
1.3.1. Dịch tễ học – Tần suất 17
1.3.2. Các yếu tố nguy cơ 18
1.4. CHẨN ĐOÁN 22
1.4.1. Lâm sàng 22
1.4.2. Cận lâm sàng 24
1.4.3. Chẩn đoán phân biệt 26
1.4.4. Chẩn đoán giai đoạn bệnh 27
1.5. HÓA MÔ MIỄN DỊCH 28
1.6. CHU KỲ SINH HỌC CỦA TẾ BÀO VÀ Ý NGHĨA CỦA P53 29
1.6.1. Chu kỳ sinh học của tế bào 29
1.6.2. Gen kìm chế khối u 31
1.6.3 P53 33
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 36
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 36
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 36
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 36
2.2.2. Cỡ mẫu 36
2.2.3. Biến số nghiên cứu 37
2.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU 41
2.4 KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC 41
Chương 3: KẾT QUẢ 42
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MÔ BỆNH HỌC 42
3.1.1. Phân bố theo tuổi và giới 42
3.1.2. Tiền sử 44
3.1.3. Thời gian khám và điều trị 44
3.1.4. Vị trí u 45
3.1.5. Hình thái u 46
3.1.6. Kích thước u 46
3.1.7. Đặc điểm hạch 47
3.1.8. Mức độ di căn 47
3.1.9. Phân loại giai đoạn bệnh theo T,M,N 48
3.1.10. Phân loại theo mô bệnh học 48
3.1.11. Độ mô học của ung thư biểu mô 49
3.1.12. Tỷ lệ xâm nhập mô đệm trên giải phẫu bệnh 49
3.2. TẦN XUẤT SUẤT HIỆN P53 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 50
3.2.1. Mức độ dương tính của p53 50
3.2.2. Mối liên quan p53 với tuổi 50
3.2.3. Mối liên quan p53 với thời gian bị bệnh 51
3.2.4. Mối liên quan giữa p53 với vị trí khối u 52
3.2.5. Mối liên quan giữa p53 với hình thái u 52
3.2.6. Mối liên quan giữa p53 với kích thước khối u 53
3.2.7. Mối liên quan giữa p53 với đặc điểm hạch 53
3.2.8. Mối liên quan giữa p53 với mức độ di căn 54
3.2.9. Mối liên quan giữa p53 với giai đoạn bệnh 54
3.2.10. Mối liên quan giữa p53 với độ mô học 55
Chương 4: BÀN LUẬN 59
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA UTBM KHOANG MIỆNG 59
4.1.1. Tuổi, giới 59
4.1.2. Tiền sử 60
4.1.3. Thời gian đến khám và điều trị 61
4.1.4. Vị trí khối u 62
4.1.5. Hình thái tổn thương của u 62
4.1.6. Kích thước u 63
4.1.7. Đặc điểm hạch 63
4.1.8. Di căn xa 64
4.1.9. Phân loại theo giai đoạn bệnh 64
4.2. ĐIỂM MÔ ĐẶC BỆNH HỌC CỦA UTBM KHOANG MIỆNG 64
4.2.1. Phân loại mô học 64
4.2.2. Độ mô học 65
4.2.3. Xâm nhập mô đệm 65
4.3. P53 VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MÔ
BỆNH HỌC 65
4.3.1. Tần xuất p53 67
4.3.2. Mối liên hệ giữa p53 và tuổi 67
4.3.3. Mối liên hệ giữa p53 và thời gian bị bệnh 67
4.3.4. Mối liên hệ giữa p53 với vị trí khối u 68
4.3.5. Mối liên hệ giữa p53 với hình thái khối u 68
4.3.6. Mối liên hệ giữa p53 với kích thước khối u 68
4.3.7. Mối liên hệ giữa p53 với đặc điểm hạch 68
4.3.8. Mối liên hệ giữa p53 với mức độ di căn 69
4.3.9. Mối liên hệ giữa p53 với giai đoạn bệnh 69
4.3.10. Mối liên hệ giữa p53 với độ mô học 69
KẾT LUẬN 70
KIẾN NGHỊ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Phân bố theo tuổi và giới
Thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi đến khám
Thời gian từ khi khám đến khi điều trị
Vị trí u
Hình thái u
Kích thước u
Đặc điểm hạch
Mức độ di căn
Phân loại giai đoạn bệnh theo T,M,N
Phân loại theo mô bệnh học
Độ mô học của ung thư biểu mô
Tỷ lệ xâm nhập mô đệm trên giải phẫu bệnh
Mức độ dương tính của p53
Mối liên quan tỷ lệ dương tính p53 với tuổi
Mối liên quan giữa mức độ dương tính của p53 với tuổi ….
Mối liên quan p53 với thời gian bị bệnh
Mối liên quan giữa p53 với vị trí khối u
Mối liên quan giữa p53 với hình thái u
Mối liên quan giữa p53 với kích thước khối u
Mối liên quan giữa p53 với đặc điểm hạch
Mối liên quan giữa p53 với mức độ di căn
Mối liên quan giữa p53 với giai đoạn bệnh
Mối liên quan giữa p53 với độ mô học
DANH MỤC HÌNH
Giải phẫu vùng miệng
Khẩu cái
Liên quan giải phẫu sàn miệng
Hệ bạch huyết vùng đầu cổ
Hình ảnh vi thể ung thư biểu mô tế bào vảy biệt hóa cao.. Hình ảnh vi thể ung thư biểu mô tế bào vảy biệt hóa vừa . Hình ảnh vi thể ung thư biểu mô tế bào vảy biệt hóa thấp
Hình ảnh vi thể ung thư biểu mô tuyến nang dạng ống
Hình ảnh vi thể ung thư biểu mô tuyến nang dạng đặc
Hình ảnh vi thể ung thư biểu mô tuyến nang dạng đặc
Hình ảnh vi thể ung thư biểu mô dạng biểu bì nhầy
Hình ảnh vi thể của ung thư biểu mô tế bào túi tuyến
Quá trình phân bào
Minh họa cơ chế hoạt động của p53