Nhận xét đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học dạ dày của bênh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bênh viên Đống Đa
Hiên nay đái tháo đường là một bênh phổ biến trên thế giới, nhất là các nước Âu Mỹ bênh này chiếm 60- 70% trong các nhóm bênh nội tiết, ở Việt nam theo thống kê gần đây nhất của Bệnh viện Nội tiết tỉ lệ đái tháo đường là 2,7%[2]. Theo tổ chức y tế thế giới (1994) số người bị đái tháo đường trên toàn thế giới là 30 triệu người vào năm 1985, đến năm 1994 tăng lên đến 98,9 triệu người, dự kiến đến năm 2010 sẽ vào khoảng 293 triệu người và năm 2025 là 330 triệu người mắc, chiếm 5,4% dân số toàn cầu [4].
Sự bùng nổ của đái tháo đường typ 2 và những biến chứng của bệnh đang là thách thức lớn của cộng đồng , cũng theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) bệnh đái tháo đường typ2 chiếm vào khoảng 85 – 95% tổng số người mắc đái tháo đường và gây ra những biến chứng mạn tính âm thầm, kéo dài do tổn thương các mạch máu mang đến những hậu quả nghiêm trọng đe dọa người bệnh.Trong các biến chứng mạn tính có biến chứng ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ làm rối loạn các chức năng hệ thống tiêu hóa: sự làm trống dạ dày bị chậm trễ gây các rối loạn tiêu hóa trên như đầy hơi, buồn nôn, khó chịu ở vùng bụng đó là bệnh lý dạ dày do đái tháo đường (Diabetic gastropathy) [49]. Mặt khác trên những bệnh nhân đái tháo đường khi có tình trạng viêm hay loét dạ dày sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể, khi mà họ hàng ngày phải thực hiện chế độ ăn kiêng và luôn có tình trạng rối loạn về dinh dưỡng, yếu kém về miễn dịch, các nhiễm khuẩn mạn tính luôn thường trực dai dẳng, nhiễm H.Pylori cũng là một trong số đó, mà việc loại trừ nó gặp nhiều khó khăn hơn người không mắc đái tháo đường [51][55].
Trên thế giới từ năm 1998 đến nay đã có khá nhiều nghiên cứu về tỉ lệ viêm, loét dạ dày, nhiễm H.P ở bệnh nhân đái tháo đường typ2 đưa ra những kết quả khác nhau[51][55][25][20][50][22][52][30][32][34][39][65]. Nhìn chung đa số các nghiên cứu trên thế giới đều nhận thấy tỷ lê viêm, loét dạ dày trên bênh nhân đái tháo đường và không đái tháo đường là như nhau, nhưng cũng có nghiên cứu cho thấy tỷ lê viêm, loét xảy ra cao hơn trong nhóm đái tháo đường [22] [52]. Nhưng tỷ lê nhiễm H.P ở bệnh nhân đái tháo đường phần nhiều là cao hơn [50][30]. Vậy ở Việt nam tỷ lê trên là bao nhiêu?, các triệu chứng lâm sàng, mô bệnh học dạ dày ở bênh nhân đái tháo đường type 2 như thế’ nào?, để góp phần tìm câu trả lời cho những vấn đề trên chúng tôi thực hiên đề tài nghiên cứu:
“Nhận xét đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học dạ dày của bênh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bênh viên Đống Đa” nhằm mục đích:
1- Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nôi soi dạ dày ở bênh nhân đái tháo đường typ 2.
2- Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học dạ dày và tỉ lệ nhiễm H.Pylory ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Bệnh đái tháo đường 3
1.2. Niêm mạc dạ dày 12
1.3. Hình ảnh nội soi dạ dày 28
1.4. Tình hình nghiên cứu về NS, MBH dạ dày của
BN ĐTĐ trên thế giới 30
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu 41
3.2. Đặc điểm lâm sàng 45
3.3. Đặc điểm nội soi 46
3.4. Đặc điểm mô bệnh học 47
Chương 4: BÀN LUẬN 62
4.1. Đặc điểm nhóm BN đái tháo đường 62
4.2. Đặc điểm lâm sàng 65
4.3. Đặc điểm nội soi 68
4.4. Đặc điểm mô bệnh học 73
Chương 5: KẾT LUẬN 86
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích