Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh gút có hạt tô phi
Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh gút có hạt tô phi. Đối tượng nghiên cứu:51
bệnh nhân tại khoa Khớp bệnh viện Bạch Mai từ tháng 2/2005 – 2/2006, chẩn đoán theo tiêu chuẩn Bennett – Wood – 1968. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Lâm sàng: Thời gian xuất hiện hạt tô phi: 5,3 ± 5,7 năm; số hạt: 4,5 ± 3,9; vị trí thường gặp nhất: khớp cổ – bàn – ngón chân và khớp khuỷu (43 – 47%). Tổn thương xương khớp: 100% (trong đó 66,6% =4 khớp), 50 – 55% ở khớp cổ – bàn – ngón chân (43,1% có biến dạng khớp). (2) Đặc điểm cận lâm sàng: X quang khớp: 62,7% có tổn thương với hình ảnh: hốc – khuyết xương (62,5%); hẹp khe khớp (71,9%); tân tạo xương (43,8%). Thận: 41% có sỏi thận trên siêu âm; 24,6% suy thận. Có 88,2% bệnh nhân tăng acid uric máu, 54,9% tăng triglyxerid và 13,6% tăng glucose máu. Kết luận: Thường gặp hạt tôphi ở khớp cổ – bàn – ngón chân; tổn thương =4 khớp. Hình ảnh trên X quang: hốc – khuyết xương, hẹp khe khớp và gai xương; 41% có sỏi thận phát hiện trên siêu âm.
Gút là một trong các bệnh khớp do rối loạn chuyển hoá thường gặp nhất. Tỷ lệ bệnh gút tăng cao trong vài thập niên gần đây ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Bệnh thường
gặp ở các nước phát triển, chiếm khoảng 1 – 2% dân số [8]. Ở Việt Nam, nghiên cứu dịch tễ
do chương trình hướng cộng đồng để kiểm soát các bệnh xương khớp của Tổ chức Y tế Thế giới và hội Thấp khớp học châu Á Thái Bình Dương
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích