Nhận xét đặc điếm lâm sàng và điều trị ngộ độc thuốc diệt chuột nhập lậu từ Trung Quốc

Nhận xét đặc điếm lâm sàng và điều trị ngộ độc thuốc diệt chuột nhập lậu từ Trung Quốc

Nghiên cứu 112 BN ngộ độc cấp thuốc diệt chuột (TDCTQ) vào điều trị tại khoa Hổi sức cấp cứu và Chống độc, bệnh viện Bạch Mai từ 1998 – 2001 bằng phương pháp mô tả, chúng tôi thấy: Ngộ độc cấp TDCTQ là loại ngộ độc rất thường gặp, nhiều biến chứng, tử vong cao (8%); rối loạn nhịp tim thường là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong, gặp nhiều ở TDCTQ loại ống dung dịch không màu. Các triệu chứng lâm sàng chủ yếu của ngộ độc cấp TDCTQ là tổn thương thần kinh – cơ (co giật 49,1%, hôn mê 32,14%, kích thích vật vã 43,8%, tăng phản xạ gân xương 67,9%,    tăng    trương    lực    cơ    59,8%,    rối    loạn    tâm    thần,
tăng CK 33,9%); tổn thương đường tiêu hoá (buổn nôn,    nôn,    đau bụng    57,1%);    suy    hô    hấp    (22,3%),    rối
loạn về tuần hoàn (tụt huyết áp 12,5%, rối loạn nhịp tim 7,14%), tổn thương thận (suy thận cấp 7,14%); tổn thương gan (tăng AST 72%, tăng ALT 48%, tăng bilirubin    34,48%);    rối    loạn    trao    đổi    ion (hạ    calci
ion100%, hạ natri 20,5%, hạ kali 29,5%); thay đổi công thức    máu (tăng    bạch    cầu    52,7%    và    tỉ lệ đa    nhân
trung tính 65,2%); rối loạn chuyển hoá (tăng acid uric 26,1% và đường máu 23,2%)
Điều trị ngộ độc cấp TDCTQ trước hết cần khống chế tình trạng co giật, đảm bảo hô hấp, tuần hoàn, truyền dịch sớm và nhiều tránh suy thận cấp, theo dõi và điều trị tích cực các biến chứng.
Ngô độc cấp thuốc diệt chuột là cấp cứu thường gặp tại khoa Hổi sức cấp cứu của các bệnh viện. Theo thống kê của Vụ Điều trị- Bộ Y tê’ ở 39 bệnh viện tỉnh trong toàn quốc từ 1996¬1998: ngộ độc thuốc diệt chuột đứng hàng thứ 3 trong các ngộ độc cấp, chiêm 8,87%, tử vong 4,48% [5]. Một thống kê ở 48 bệnh viện trong toàn quốc từ 1998 – 6/2000 thấy 12,16% các ngộ độc cấp là ngộ độc thuốc diệt chuột, tử vong 3,5% [2]
Trước năm 1990, ở Việt Nam thường sử dụng các hoá chất như phosphua kẽm, warfarin, strychnin để làm thuốc diệt chuột. Từ đẩu những năm 90, thuốc diệt chuột của Trung Quốc (TDCTQ) nhập lậu tràn lan vào nước ta, giá rẻ, dễ mua. Bởi vậy, TDCTQ được nhân dân ta sử dụng rộng rãi, tuỳ tiện để diệt chuột và cũng thường dùng để tự tử. Bản chất của TDCTQ không rõ ràng, nhờ phòng xét nghiệm độc chất của cảnh sát Pháp mới xác định được TDCTQ loại hạt gạo hổng và ống nước có hoạt

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment