Nhận xét đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị viêm loét giác mạc ở trẻ em tại Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2013

Nhận xét đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị viêm loét giác mạc ở trẻ em tại Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2013

Luận văn Nhận xét đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị viêm loét giác mạc ở trẻ em tại Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2013.Viêm loét giác mạc là một bệnh có tỉ lệ gặp không cao ở trẻ em, tuy nhiên có thể để lại hậu quả nghiêm trọng gây mờ đục giác mạc, giảm thị lực trầm trọng, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa, làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

Một số nghiên cứu về viêm loét giác mạc gần đây cho thấy nhóm bệnh nhân dưới 16 tuổi chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Theo nghiên cứu của Parmar (2006), có 26 bệnh nhân trong tổng số 269 bệnh nhân viêm loét giác mạc nằm trong độ tuổi này, chiếm tỉ lệ 9,7 %, còn ở Việt Nam, nghiên cứu của Trần Hồng Nhung trên nhóm VLGM do vi khuẩn (2014) cho thấy tỉ lệ này là 5,3% [1], [2].
Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét giác mạc như: vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng Acanthamoeba,… Theo y văn, nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn [3]. Tuy nhiên một số nghiên cứu gần đây, các tác giả nhận thấy cơ cấu nguyên nhân đã có sự thay đổi, viêm loét giác mạc do nấm ngày càng gia tăng [4], [5]. Nhưng ở trẻ em nguyên nhân chủ yếu vẫn là do vi khuẩn và virus, tỉ lệ mắc bệnh do nấm ở trẻ em thấp hơn đáng kể so với ở người lớn [1],[6]. Việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm vi sinh vật, đôi khi phải dựa vào những xét nghiệm phản ứng miễn dịch phức tạp mới chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh thường gặp ở các nước nhiệt đới đang phát triển. Ở Việt Nam do đặc điểm khí hậu nóng ẩm, thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật, điều kiện vệ sinh môi trường kém, hạn chế về dân trí cũng như mức thu nhập khiến cho việc chăm sóc sức khỏe nói chung và chăm sóc sức khỏe mắt cho trẻ em nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, việc tự điều trị tại nhà cho trẻ, đặc biệt là các bài thuốc dân gian và corticosteroid càng làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh cũng như khó khăn cho điều trị.
Bệnh cảnh lâm sàng và điều trị của viêm loét giác mạc ở trẻ em nhìn chung cũng giống như ở người lớn. Tuy nhiên nhiều trẻ nhỏ ít có khả năng hợp tác đã khiến cho việc thăm khám và điều trị ở trẻ em gặp nhiều khó khăn.
Việc phát hiện sớm và điều trị hiệu quả bệnh viêm loét giác mạc ở trẻ em sẽ làm giảm đáng kể tỉ lệ biến chứng và di chứng do bệnh gây nên. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về viêm loét giác mạc ở trẻ em. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Nhận xét đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị viêm loét giác mạc ở trẻ em tại Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2013” với 2 mục tiêu:
1.    Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm loét giác mạc ở trẻ em điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương trong năm 2013.
2.    Nhận xét về kết quả điều trị viêm loét giác mạc ở trẻ em và một số yếu tố liên quan. 
sinh, 32% điều trị bằng thuốc kháng virus, 10% điều trị bằng thuốc kháng nấm và 12% có sử dụng corticosteroid.
–    Đa số các bệnh nhân được điều trị trong khoảng 7 – 30 ngày, chiếm tỉ lệ 72%. Thời gian điều trị trung bình 15.5 ± 11.4 ngày. Thời gian điều trị ngắn nhất ở nhóm VLGM do vi khuẩn và dài nhất ở nhóm VLGM do nấm. Nhóm có kích thước ổ loét lớn thời gian điều trị trung bình kéo dài hơn nhóm có kích thước ổ loét nhỏ.
–    Trong số 26 mắt đo được thị lực có 19 mắt có kết quả thị lực tăng sau điều trị, chiếm 33.9% tổng số mắt, 7.1% bệnh nhân có thị lực ổn định và 5.4% có thị lực giảm đi sau điều trị.
–    94% bệnh nhân có kết quả ổ loét liền sẹo sau điều trị, 2 bệnh nhân có ổ loét chậm biểu mô hóa, 1 bệnh nhân có biến chứng dọa thủng, chiếm tỉ lệ 2%. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nhận xét đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị viêm loét giác mạc ở trẻ em tại Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2013
1.    Parmar, P., et al. (2006), Microbial keratitis at extremes of age, Cornea, 25, 2, 153-8.
2.    Trần Hồng Nhung (2014), Nhận xét tình hình viêm loét giác mạc do vi khuẩn tại Bệnh viện Mắt Trung ương trong hai năm 2012-2013, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa khóa 2008-2014, Trường Đại học Y Hà Nội.
3.    Assbell P., Stenson S. (1982), Ulcerative keratitis: survey of 30 years laboratory experience, Arch Ophthalmol, 100, 1, 77-80.
4.    Phạm Ngọc Đông, Hoàng Thị Minh Châu (2007), Đặc điểm viêm loét giác mạc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Mắt Trung ương, Tạp chí nghiên cứu y học, tập 50, số 4, 92-97.
5.    Lê Anh Tâm (2008), Nghiên cứu tình hình viêm loét giác mạc tại Bệnh viện Mắt Trung ương trong 10 năm 1998-2007, Luận văn thạc sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội.
6.    Stretton, S., U. Gopinathan, and M. D. Willcox (2002), Corneal ulceration in pediatric patients: a brief overview of progress in topical treatment, Paediatr Drugs, 4, 2, 95-110.
7.    Tôn Thị Kim Thanh và cộng sự (2005), Bài giảng nhãn khoa bán phần trước nhãn cầu, NXB Y học.
8.    Hoàng Thị Phúc và cộng sự (2005), Nhãn khoa, NXB Y học.
9.    Kunimoto, D. Y., et al. (1998), Microbial keratitis in children,
Ophthalmology, 105, 2, 252-7.
10.    Green M., Apel A., Stapleton F. (2008), Risk factors and causative organisms in microbial keratitis, Cornea, 27 (1), 22-27.
11.    Young, A. L., et al. (2013), Risk factors, microbiological profile, and treatment outcomes of pediatric microbial keratitis in a tertiary care hospital in Hong Kong, Am J Ophthalmol, 156, 5, 1040-1044 e2.
12.    Chirinos-Saldana, P., et al. (2013), Clinical and microbiological profile of infectious keratitis in children, BMC Ophthalmol, 13, 54.
13.    Al-Otaibi, A. G. (2012), Non-viral microbial keratitis in children, Saudi J Ophthalmol, 26, 2, 191-197.
14.    Vajpayee, R. B., et al. (1999), Risk factors for pediatric presumed microbial keratitis: a case-control study, Cornea, 18, 5, 565-9.
15.    Cruz, O. A., et al. (1993), Microbial keratitis in childhood, Ophthalmology, 100, 2, 192-196.
16.    Maidana, E., et al. (2005), Infectious keratitis in children: an epidemiological and microbiological study in a university hospital in Asuncion-Paraguay, Arq Bras Oftalmol, 68, 6, 828-32.
17.    Al Otaibi, A. G., et al. (2012), Childhood microbial keratitis, Oman J Ophthalmol, 5, 1, 28-31.
18.    Nguyễn Duy Hòa (1977), Nhãn khoa tập 1, NXB Y học. 202-203.
19.    Nguyễn Hiền (1977), Tình hình vi khuẩn ở mắt trong 20 năm 1957 – 1977, Nhãn khoa (Tài liệu nghiên cứu) 1977 số 1 – 2. 49-55.
20.    Lê Hồng Nga và cộng sự (1996), Kết quả nuôi cấy vi khuẩn và nấm tại viện Mắt từ năm 1991 – 1996, Nội san nhãn khoa, số 2, 39-43.
21.    Ashaye, A. and A. Aimola (2008), Keratitis in children as seen in a tertiary hospital in Africa, JNatl Med Assoc, 100, 4, 386-90.
22.    Đỗ Như Hơn và cộng sự (2011), Nhãn khoa, NXB Y học.
23.    Beigi, B., et al. (1994), Herpes simplex keratitis in children, Br J Ophthalmol, 78, 6, 458-60.
24.    Choi D. M., Goldstein M. H., Saliemo A., (2001), Fungal keratitis in a daily disposable soft contact lens wearer, CLAO J, 111-112.
25.    Chowdhary A., Singh K. (2005), Spectrum of fungal keratitis in North Indian, Cornea, 24 (1), 8-15.
26.    Sharma S., Srinivasan M., George C. (1993), The current status of fusarium species in mycotic keratitis in South Indian, J Med Microbial, 11, 140-147.
27.    Basak S. K., Mohanta A., Bhowmick A., (2004), Intracameral amphotericin B in deep keratomycosis with hypopyon: a randomized controlled clinical trial, American Academy of Ophthalmology, 176.
28.    Kaufman H. E., Barron B. A., McDonald M. B. (1998), Fungal keratitis, the Cornea, 2nd edition, 219-245.
29.    Nguyễn Duy Anh (1996), Nhiễm nấm giác mạc và tác dụng thuốc điều trị hiện nay, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
30.    Thái Lê Na (2006), Đánh giá hiệu quả điều trị viêm loét giác mạc do nấm bằng phối hợp amphotericin B tại chỗ và Itraconazole toàn thân, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
31.    Garcia M. L., Herreras J. M. (2002), Evaluation of lectin staining in the diagnosis of fungal keratitis in an experimental rabbit model, Mol Vis, 8, 10-16.
32.    Hong J, Chen J, Chun X (2012), Paediatric bacterial keratitis cases in Shanghai: microbiological profile, antibiotic susceptibility and visual outcomes, Eye (Lond), 26(12), 1571-1578.
33.    Đinh Thị Khánh (1985), Hiệu quả điều trị Dekamycin đối với bệnh nhân viêm kết mạc và loét giác mạc, Luận án Phó tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
34.    Đặng Thị Băng Tâm (2006), Đánh giá hiệu quả của thuốc tra mắt Moxifloxacin (Vigamox) trong điều trị viêm loét giác mạc do vi khuẩn, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
35.    Raymond L. M. Wong, R. A. Gangwani, Lester W. H. (2012), New Treatments for Bacterial Keratitis, Journal of Opthamology, 83, 1502.
36.    Forster R. K., Rebell G. (1975), The diagnosisand management of keratomycosis II: medical and surgical management, Arch Ophthalmol, 93, 1134-1136.
37.    Sridhar M. S., Sharma S., et al (2002), Anterior chamber tap: Diagnosis and therapeutic indications in the management of ocular infection, Cornea, 21(7), 718-722.
38.    Nguyễn Hữu Lê (2002), Nghiên cứu phương pháp ghép màng ối điều trị loét giác mạc khó hàn gắn, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
39.    Song, X., et al. (2012), Pediatric microbial keratitis: a tertiary hospital study, Eur J Ophthalmol, 22, 2, 136-41.
40.    Singh, G., et al. (2006), Multivariate analysis of childhood microbial keratitis in South India, Ann Acad Med Singapore, 35, 3, 185-9.
41.    Trần Thu Hương (2009), Nhận xét tình hình viêm loét giác mạc nhiễm trùng tại Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2008, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
42.    Hsiao, C. H., et al. (2007), Pediatric microbial keratitis in Taiwanese children: a review of hospital cases, Arch Ophthalmol, 125, 5, 603-609.
43.    Srinivasan M., Gonzales C. A. (1997), Epidermiology and aetiological diagnosis of corneal ulceration in Madurai, South India, Br J Ophthalmol, 81.
44.    Trần Thị Chu Quý, Nguyễn Mạnh Nghĩa, Hoàng Năng Trọng (2001), Nhận xét một số đặc điểm bệnh viêm loét giác mạc tại Bệnh viện tỉnh Thái Bình trong 2 năm 1998-1999, Nội san nhãn khoa, 5, 3-11.
45.    Forster R. K., Rebell G. (1975), The diagnosis and management of keratomycosis I: cause and diagnosis, Arch Ophthalmol, 93, 975-978.
46.    Ibrahim YW, Boase DL., Cree IA. (2009), Epidemiological characteristics, predisposing factors and microbiological profiles of infectious corneal ulcers: The Portsmouth corneal ulcer study, Br J Ophthalmol, 93 (10), 1319 – 1324.
47.    Vital M., (2007), Claasifying the severity of corneal ulcers by using the ”1 2 3” rule, Cornea, 26(1), 16-20.
48.    Hoàng Năng Trọng, Hoàng Thị Phúc, Hoàng Thị Minh Châu (1999), Bệnh viêm loét giác mạc do vi khuẩn tại khoa Mắt hột – giác mạc viện Mắt năm 1996, Nội san nhãn khoa tập 2, 44-48.
ĐẶT VẤN ĐỀ    1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1.    Giải phẫu, mô học và sinh lý giác mạc    3
1.1.1.    Cấu tạo giải phẫu    3
1.1.2.    Cấu trúc mô học    3
1.1.3.    Sinh lý    4
1.2.    Bệnh viêm loét giác mạc    5
1.2.1.    Yếu tố nguy cơ    5
1.2.2.    Đặc điểm lâm sàng    6
1.2.3.     Đặc điểm cận lâm sàng    11
1.2.4.    Các phương pháp điều trị viêm loét giác mạc    13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    19
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    19
2.1.1.    Tiêu chuẩn lựa chọn    19
2.1.2.    Tiêu chuẩn loại trừ    19
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    19
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    19
2.2.2.    Phương tiện nghiên cứu    20
2.2.3.    Cách thức tiến hành và đánh giá kết quả    20
2.2.4.    Xử lý số liệu    23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    24
3.1.    Đặc điểm lâm sàng nhóm bệnh nhân nghiên cứu    24
3.1.1.    Đặc điểm theo tuổi và giới    24
3.1.2.    Yếu tố nguy cơ    25
3.1.3.     Thời gian diễn biến bệnh trước khi vào viện    26
3.1.4.     Tiền sử điều trị trước khi vào viện    26
3.1.5.    Đặc điểm mắt bị bệnh    27 
3.1.6.    Tình trạng thị lực vào viện    28
3.1.7.    Tình trạng thực thể vào viện    28
3.1.8.    Nguyên nhân gây bệnh    30
3.1.9.    Một số yếu tố liên quan với đặc điểm lâm sàng    32
3.2.    Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan    34
3.2.1.    Phương pháp điều trị    34
3.2.2.    Các thuốc điều trị đã sử dụng    35
3.2.3.    Thời gian điều trị    36
3.2.4.    Tình trạng thị lực sau điều trị    36
3.2.5.    Tình trạng thực thể sau điều trị    37
3.2.6.    Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị    38
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    40
4.1.    Nhận xét về đặc điểm lâm sàng bệnh nhân nhóm nghiên cứu    40
4.1.1.    Đặc điểm về tuổi và giới    40
4.1.2.    Yếu tố nguy cơ    41
4.1.3.    Thời gian diễn biến bệnh và điều trị trước khi vào viện    42
4.1.4.    Tình trạng thị lực lúc vào viện    43
4.1.5.    Tình trạng thực thể lúc vào viện    44
4.1.6.    Nguyên nhân gây bệnh    46
4.2.    Nhận xét về kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan    48
4.2.1.    Phương pháp điều trị    48
4.2.2.    Thời gian điều trị    49
4.2.3.    Tình trạng thị lực sau điều trị    49
4.2.4.    Tình trạng thực thể sau điều trị    50
4.2.5.    Nhận xét về một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị    50
KẾT LUẬN    52
TÀI LIỆU THAM KHẢO    1
PHỤ LỤC 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BBT    Bóng bàn tay
BN    Bệnh nhân
ĐNT    Đếm ngón tay
GM    Giác mạc
TKMX    Trực khuẩn mủ xanh
VLGM    Viêm loét giác mạc
 
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới    24
Bảng 3.2: Phân bố yếu tố nguy cơ theo nhóm tuổi    25
Bảng 3.3: Phân bố thời gian diễn biến trước khi vào viện    26
Bảng 3.4: Phân bố các thuốc đã sử dụng trước vào viện    27
Bảng 3.5: Phân bố bệnh nhân theo mắt bị bệnh    27
Bảng 3.6: Phân bố kích thước ổ loét    29
Bảng 3.7: Phân bố tình trạng tiền phòng    29
Bảng 3.8: Phân bố mắt bị bệnh theo hình dạng đồng tử    30
Bảng 3.9: Phân bố bệnh nhân theo kết quả soi trực tiếp    30
Bảng 3.10: Liên quan giữa thị lực vào viện và vị trí ổ loét    32
Bảng 3.11: Liên quan giữa thị lực vào viện và kích thước ổ loét    32
Bảng 3.12: Liên quan giữa kích thước ổ loét và nguyên nhân gây bệnh    34
Bảng 3.13: Phân bố bệnh nhân theo các thuốc điều trị tại viện    35
Bảng 3.14: Sự thay đổi thị lực trước và sau điều trị    37
Bảng 3.15: Liên quan giữa thời gian điều trị và nguyên nhân gây bệnh    38
Bảng 3.16: Liên quan giữa thời gian điều trị và kích thước ổ loét    38
Bảng 3.17: Liên quan giữa thị lực ra viện và vị trí ổ loét    39 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tiền sử điều trị trước vào viện    26
Biểu đồ 3.2: Tình trạng thị lực khi vào viện    28
Biểu đồ 3.3: Phân bố vị trí ổ loét giác mạc    28
Biểu đồ 3.4: Phân bố theo nguyên nhân gây VLGM    31
Biểu đồ 3.5: Liên quan giữa kích thước ổ loét và thời gian diễn biến bệnh
trước vào viện      33
Biểu đồ 3.6: Phân bố bệnh nhân theo phương pháp điều trị    34
Biểu đồ 3.7: Phân bố bệnh nhân theo thời gian điều trị tại    bệnh viện    36
Biểu đồ 3.8: Phân bố bệnh nhân theo thị lực ra viện    36

Leave a Comment