Nhận xét đặc điếm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến chậm phát triển tâm thần ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung Ương
Luận văn Nhận xét đặc điếm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến chậm phát triển tâm thần ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung Ương.Chậm phát triển tâm thần (CPTTT) là một nhóm bệnh lý có bệnh cảnh lâm sàng giống nhau, biểu hiện tình trạng ngưng phát triển hoặc phát triển không hoàn thiện hoạt động trí tuệ, đặc trưng bởi khả năng nhận thức, ngôn ngữ, vận động và khả năng thích ứng xã hội [1].
Trẻ có trí tuệ dưới mức trung bình, khả năng tư duy chậm, khả năng học tập của trẻ chậm hơn so với bạn cùng lứa tuổi, chậm phát triển kỹ năng “thích ứng” như: giao tiếp, tự chăm sóc, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, kỹ năng xã hội, tham gia cộng đồng, tự định hướng, sức khoẻ và an toàn do đó trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong học tập, làm việc.
CPTTT được chia ra nhiều mức độ từ rất nặng đến nhẹ. Ở mức độ nặng, việc chẩn đoán không có gì khó khăn, bệnh cảnh lâm sàng khá rõ ràng, vấn đề can thiệp điều trị khó đạt được kết quả tốt. Trái lại, chẩn đoán CPTTT nhẹ khó khăn vì bệnh cảnh lâm sàng nhiều khi không rõ ràng, khó có thể phân biệt với bình thường hoặc CPTTT mức độ vừa.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) tỷ lệ CPTTT khoảng 4,6% dân số các nước đang phát triển và khoảng 0,5 – 2,5% dân số ở các nước có nền kinh tế ổn định [1]. Ở Việt Nam theo số liệu điều tra 10 bệnh tâm thần thường gặp, thì tỷ lệ CPTTT là 0,67% dân số [2].
CPTTT nhẹ chiếm tỷ lệ 0,8 – 2,4% trong dân số và chiểm 1,2 – 4% trong số trẻ tuổi học đường. Đây là dạng bệnh lý gặp phổ biến nhất trong tổng số những người CPTTT (khoảng 80%) [3].
Chậm phát trien tâm thần ngoài các biểu hiện đặc trưng của bệnh thường kèm theo nhiều rối loạn tâm thần khác như tự kỷ, tăng động giảm chú ý, rối loạn cảm xúc và rối loạn hành vi (RLHV) cao hơn rõ rệt so với trẻ bình thường. Đặc biệt là các RLHV làm tăng thêm khó khăn cho trẻ trong học tập và thích ứng xã hội. Theo Ram Lakhan (2013) tỷ lệ các RLHV ở trẻ 3-18 tuổi mắc CPTTT là 80,9%, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các rối loạn tâm thần đi kèm CPTTT [4]: Thu mình lại, phàn nàn về sức khoẻ, lo lắng, âu sầu, các vấn đề xã hội, ý nghĩ, sự tập trung, hành vi sai trái, hành vi thái quá, phá vỡ chống đối, hung tính và các hành vi khác.
Hiện nay tại phòng khám Tâm bệnh Bệnh viện Nhi Trung Ương tỷ lệ trẻ CPTTT đến khám khá cao và chủ yếu bởi các lý do kém tập trung và học kém. Do đó việc phát hiện sớm các dấu hiệu lâm sàng và các yếu tố liên quan đe có biện pháp giáo dục, can thiệp nhằm hạn chế các khó khăn của trẻ gặp phải, giúp trẻ phát triển tối đa các khả năng của mình để hòa nhập được với cuộc sống gia đình – xã hội, cần được quan tâm tích cực hơn.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét đặc điếm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến chậm phát triển tâm thần ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung Ương“.
Với 2 mục tiêu:
- Mô tả đặc điểm lâm sàng của trẻ chậm phát triển tâm thần đến khám và điều trị tại phòng khám Tâm bệnh Bệnh viện Nhi Trung Ương.
- Nhận xét một số yếu tố liên quan đến chậm phá t triển tâm thần ở trẻ em.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………….. 3
1.1. Khái niệm……………………………………………………………………………. . 3
1.2. Lịch sử nghiên cứu và phân loại bệnh ………………………………………… 3
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu ………………………………………………………………. 3
1.2.2. Phân loại trẻ CPTTT…………………………………………………………….. 4
1.3. Dịch tễ……………………………………………………………………………… …. 7
1.4. Bệnh nguyên – bệnh sinh…………………………………………………………. 8
1.4.1. Bệnh nguyên ………………………………………………………………………. 8
1.4.2. Bệnh sinh………………………………………………………………………….1 1
1.5. Lâm sàng – Cận lâm sàng……………………………………………………….12
1.5.1. Lâm sàng ………………………………………………………………………….12
1.5.2. ðánh giá tâm lý ………………………………………………………………….19
1.5.3. Cận lâm sàng……………………………………………………………………..19
1.6. Chẩn ñoán……………………………………………………………………………1 9
1.6.1. Chẩn đoán xác định …………………………………………………………….19
1.6.2. Chẩn ñoán mức ñộ………………………………………………………………20
1.6.3. Chẩn ñoán phân biệt……………………………………………………………22
1.7. ðiều trị…………………………………………………………………………….. ..23
1.7.1. Phòng ngừa cấp I………………………………………………………………..23
1.7.2. Phòng ngừa cấp II và III……………………………………………………….24
1.8. Tiến triển và tiên lượng ………………………………………………………….26
1.9. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam …………………………26
1.9.1. Nghiên cứu về bệnh CPTTT………………………………………………….26
1.9.2. Nghiên cứu về rối loạn hành vi của trẻ CPTTT …………………………27
Chương 2: ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………28
2.1. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu……………………………………………..28
2.1.1. ðịa ñiểm nghiên cứu……………………………………………………………28
2.1.2. Thời gian nghiên cứu…………………………………………………………..28
2.2. ðối tượng nghiên cứu…………………………………………………………….28
2.2.1. ðối tượng………………………………………………………………………….2 8
2.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn ñối tượng………………………………………………28
2.3. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………..29
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………….29
2.3.2. Tính cỡ mẫu………………………………………………………………………29
2.3.3. Chọn mẫu………………………………………………………………………….29
2.4. Phương pháp ñánh giá ……………………………………………………………30
2.4.1. Nội dung nghiên cứu và tiêu chuẩn ñánh giá, phân loại………………30
2.4.2. Các công cụ ñánh giá ñược sử dụng………………………………………..33
2.5. Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………………..37
2.6. Khống chế sai số …………………………………………………………………..37
2.7. Phương pháp xử lý số liệu ………………………………………………………38
2.8. ðạo ñức trong nghiên cứu……………………………………………………….38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………….40
3.1. ðặc ñiểm xã hội học của trẻ CPTTT …………………………………………40
3.2. ðặc ñiểm lâm sàng của trẻ CPTTT……………………………………………41
3.2.1. Lý do ñến khám………………………………………………………………….41
3.2.2. Dấu hiệu phát hiện sớm ……………………………………………………….42
3.2.3. Thời gian phát hiện bệnh trước khi ñến khám …………………………..42
3.2.4. Mức ñộ CPTTT………………………………………………………………….43
3.2.5. Tiền sử phát triển ngôn ngữ và vận ñộng của trẻ CPTTT…………….44
3.2.6. Các bệnh lý ñi kèm của trẻ CPTTT…………………………………………45
3.2.7. Khả năng học tập của trẻ CPTTT …………………………………………..45
3.2.8. Khả năng sinh hoạt – chăm sóc bản thân của trẻ CPTTT …………….46
3.2.9. Các biểu hiện về RLHV-CX của trẻ CPTTT…………………………….47
3.2.10. RLHV lượng giá bằng DBC-P của trẻ CPTTT ………………………..51
3.2.11. Các RL tâm thần ñi kèm của trẻ CPTTT………………………………..54
3.3. ðặc ñiểm cận lâm sàng của trẻ CPTTT ……………………………………..54
3.3.1. ðiện não ñồ……………………………………………………………………….54
3.3.2. Chụp cộng hưởng từ sọ não…………………………………………………..55
3.3.3. Xét nghiệm T4, FT4, TSH ……………………………………………………55
3.4. Quản lý và ñiều trị của trẻ CPTTT ……………………………………………55
3.5. Nhận xét các yếu tố liên quan ñến CPTTT của tr ẻ………………………..56
3.5.1. Tiền sử mang thai và bệnh lý của mẹ trẻ CPTT T……………………….56
3.5.2. Tiền sử sinh ñẻ của trẻ CPTTT………………………………………………56
3.5.3. Tình trạng bệnh tật và nghiện chất của bố trẻ CPTTT…………………57
3.5.4. Trình ñộ học vấn của người chăm sóc trẻ CPTT T ……………………..57
3.5.5. Thái ñộ người chăm sóc với trẻ CPTTT…………………………………..58
Chương 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………59
4.1. ðặc ñiểm xã hội học của trẻ CPTTT …………………………………………59
4.1.1.Tần suất CPTTT tuổi……………………………………………………………59
4.1.2. Tần suất CPTTT giới…………………………………………………………..59
4.1.3. ðặc ñiểm con thứ trong gia ñình…………………………………………….60
4.1.4. ðặc ñiểm về nơi sống của trẻ CPTTT……………………………………..60
4.2. ðặc ñiểm lâm sàng của trẻ CPTTT……………………………………………61
4.2.1. ðặc ñiểm lý do ñến khám……………………………………………………..61
4.2.2. Dấu hiệu sớm phát hiện bệnh ………………………………………………..61
4.2.3. Thời gian từ khi phát hiện bệnh ñến khi ñưa trẻ ñi khám …………….62
4.2.4. Mức ñộ CPTTT………………………………………………………………….62
4.2.5. Tiền sử phát triển ngôn ngữ và vận ñộng của trẻ CPTTT…………….63
4.2.6. Bệnh lý kèm theo của trẻ CPTTT…………………………………………..64
4.2.7. Khả năng học tập của trẻ CPTTT …………………………………………..65
4.2.8. Khả năng sinh hoạt, chăm sóc bản thân của trẻ CPTTT………………65
4.2.9. Các biểu hiện về RLHV-CX của trẻ CPTTT…………………………….66
4.2.10. RLHV lượng giá bằng DBC-P của trẻ CPTTT ………………………..69
4.2.11. Các RL tâm thần ñi kèm……………………………………………………..71
4.3. ðặc ñiểm cận lâm sàng của trẻ CPTTT ……………………………………..71
4.3.1. ðiện não ñồ……………………………………………………………………….71
4.3.2. Chụp cộng hưởng từ sọ não…………………………………………………..72
4.3.3. Xét nghiệm T4, FT4, TSH ……………………………………………………72
4.4. Quản lý và ñiều trị của trẻ CPTTT ……………………………………………72
4.5. Nhận xét các yếu tố liên quan ñến CPTTT của tr ẻ………………………..73
4.5.1. Tiền sử mang thai và bệnh lý của mẹ trẻ CPTT T……………………….73
4.5.2.Tiền sử sinh ñẻ của trẻ CPTTT……………………………………………….73
4.5.3. Tình trạng bệnh tật và nghiện chất của bố trẻ CPTTT…………………74
4.5.4. Trình ñộ học vấn của người chăm sóc trẻ…………………………………74
4.5.5. Thái ñộ của người chăm sóc với trẻ CPTTT……………………………..74
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………7 6
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………………..7 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tổ chức y tế thế giới (1992). Chậm phát triển tâm thần, Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi , 215-221.
- Bệnh viện Tâm thần Trung Ương (1997). Một số số liệu điều tra cơ bản của ngành tâm thần, Tạp chí Tâm thần học, 25-27.
- Lê Quang Sơn, Bài giảng tâm lý trẻ chậm phát triển trí tuệ,Khoa tâm lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng.
- Phạm Văn ðoàn (1995). Tâm bệnh lý trẻ em – Bản dịch từ tiếng Pháp của tác giả P. Aimard, Nhà xuất bản Thế giới, Tập 2 , 7-49.
- Trần Thị Cẩm (1991). Sổ tay chẩn đoán tâm lý trẻ em,Tập III – IV – Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý trẻ em.
- Nguyễn Đức Khoa (2007). Yếu tố nguy cơ chậm phát triển trí tuệ ở trẻ từ 6 ñến 16 tuổi tại thị xã Uông bí tỉnh Quảng Ninh. TCNCYH 50(4), 159-163.
- Phan Thị Hoan (2001), Nghiên cứu tần suất và tính chất di truyền của một số dị tật bẩm sinh ở một số nhóm dân cư miền Bắc Việt Nam,Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
- Đinh Đăng Hoè (1982). Nhận xét về những người bị thiệt thòi do bệnh tâm thần thiểu năng ở xã đông Mỹ ngoại thành Hà Nội , Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
- Đỗ Hạnh Nga (2010). Thực trạng trẻ chậm phát triển trí tuệ tại Tp. HCM hiện nay, Tạp chí Khoa học Trường ðại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Số 23 (57).
- Đinh Đăng Hòe (2005). Chẩn đoán và điều trị trẻ chậm phát triển tâm thần nhẹ. Luận án tiến sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội.
- Phạm Thị Quỳnh Diệp (2005). Chậm phát triển tâm thần. Tâm thần học, Bộ môn Tâm thần học, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.Nhà xuất bản Y học, 199-213.
- Cao Thúy Hằng (2013). Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề quản lý hành vi bất thường của trẻ CPTTT ở khối lớp 5 trường tiểu học Hải Vân, quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng, Khóa luận tốt nghiệp trường đại học sư phạm, 19-28.
- Ngô Công Hoàn (1997). Những trắc nghiệm tâm lý, Tập 1, Nhà xuất bản ðại học Quốc gia Hà Nội, 37 – 56.