Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X quang bệnh viêm quanh răng ở lứa tuổi trên 45 và đánh giá kết quả điều trị không phẫu thuật

Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X quang bệnh viêm quanh răng ở lứa tuổi trên 45 và đánh giá kết quả điều trị không phẫu thuật

Bệnh răng miệng là một bệnh phổ biến, có tính chất xã hội. Nó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của con người ở mọi lứa tuổi. Tổ chức Y tế thế giới xếp bệnh này vào hàng tai họa thứ ba của loài người sau bệnh ung thư và tim mạch. Các bệnh răng miệng thường gặp chủ yếu là bệnh sâu răng và bệnh quanh răng. Với bệnh sâu răng, nhờ có sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, con người đã hiểu rõ căn nguyên. Từ đó, chúng ta đã có cách dự phòng, tỉ lệ bệnh sâu răng giảm đáng kể, nhất là ở lớp người trẻ. Nhưng với bệnh quanh răng, vẫn chưa có phương pháp phòng và chữa đặc hiệu nên vẫn là nỗi lo lớn của con người sau tuổi 35.
Bệnh viêm quanh răng (VQR) là loại bệnh phức tạp, về mặt bệnh lý nó bao gồm hai quá trình viêm và thoái hóa, có thể tổn thương khu trú ở lợi và tổn thương ở toàn bộ tổ chức quanh răng (lợi, dây chằng quanh răng, xương ổ răng và xương răng). Các tổn thương này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng như: áp xe quanh răng, viêm tủy ngược dòng, răng lung lay nhiều khi tự rụng hoặc do đau nhức phải nhổ. Đặc biệt có trường hợp viêm nhiễm có thể lan tỏa thành các viêm mô tế bào hay viêm xương hàm nặng. Ngoài các biến chứng tại chỗ bệnh còn có thể gây các biến chứng ở xa như viêm khớp, viêm nội tâm mạc. Như vậy bệnh không chỉ ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai, thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài tới sức khỏe người bệnh.
Theo các nghiên cứu trong và ngoài nước bệnh có xu hướng gia tăng ở mọi lứa tuổi,    mọi    quốc    gia trên toàn    thế    giới.    Một    công trình    điều    tra ở    Mỹ    năm 1962 [7], cho thấy kết quả bệnh viêm quanh răng ở lứa tuổi 20 (nam 12%; nữ 8%), tuổi 40(nam 40%; nữ 20%), tuổi 60(nam 60%; nữ 38%). Các nghiên cứu cơ bản về bệnh VQR ở nước ta [1,6,21]. Các tác giả đều cho thấy tỉ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi, cao ở lứa tuổi 40 và trên 60 tuổi (51,47%) [24,33]. Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2000 [31], tỷ lệ bệnh VQR ở lứa tuổi trên 45 chiếm 46,2%.
Qua các số liệu trên thì tỉ lệ mắc bệnh VQR là cao và tập trung ở lứa tuổi trên 40 tuổi. Trong đó, đáng chú ý là những người bệnh ở lứa tuổi trên 45. Đây là giai đoạn bắt đầu xuất hiện những biến đổi thoái hóa dần bởi quá trình lão hóa sinh lý xảy ra ở toàn bộ cơ thể, trong đó có vùng răng miệng. Những biến đổi này là nguyên nhân làm    tăng    tỉ    lệ    mắc    các    bệnh    răng    miệng, trong    đó    có các    tổn thương quanh răng.
Cho đến nay việc điều trị bệnh VQR còn gặp nhiều khó khăn vì bệnh căn, bệnh sinh rất phức tạp, chưa có một phương pháp đặc trị mà điều trị VQR bao gồm một phức hợp điều trị gồm nhiều phương pháp. Trong đó có hai phương pháp chính là điều trị bảo tồn và điều trị bằng phẫu thuật. Điều trị bảo tồn VQR hay điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật là một phức hợp điều trị, nó đem lại kết quả rất tốt đối với VQR ở giai đoạn sớm, thể nhẹ.
Ở Việt Nam, đã có những đề tài nghiên cứu về vấn đề răng miệng ở người cao tuổi hoặc có tuổi, nhưng chưa có tác giả nào nhận xét về đặc điểm bệnh VQR ở người trên 45 tuổi. Việc nghiên cứu và đưa ra những đặc điểm riêng của bệnh VQR ở lứa tuổi trên 45 là vô cùng cần thiết cho công tác chẩn đoán để có các biện pháp dự phòng và can thiệp sớm. Hơn nữa, do mối liên quan mật thiết giữa bộ phận quanh răng với các tổ chức răng miệng khác nên những thông tin này còn rất hữu ích đối với những nghiên cứu riêng biệt về các bệnh răng miệng và một nghiên cứu toàn diện về bệnh răng miệng ở người cao tuổi.
Xuất phát từ những nhận xét trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X quang bệnh viêm quanh răng ở lứa tuổi trên 45 và đánh giá kết quả điều trị không phẫu thuật”. với mục tiêu:
1.    Mô tả các đặc điểm lâm sàng, X quang bệnh VQR ở lứa tuổi 45 đến 64 tuổi.
2.    Đánh giá kết quả điều trị không phẫu thuật.
Đặt vấn đề:     1
Chương 1. Tổng quan tài liệu    3
1.    1 Giải phẫu sinh lý tổ chức quanh răng    3
1.2    Những vấn đề liên quan tới bệnh VQR    6
1.3    Một số đặc điểm sinh lý, bệnh lý răng miệng ở người cao tuổi    14
1.4    Tình hình nghiên cứu bệnh VQR ở người    cao tuổi trong    và ngoài nước    18
1.5    Một số kết quả nghiên cứu điều trị VQR bằng phương pháp không phẫu
thuật    20
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiện cứu    21
Chương 3. Kết quả nghiên cứu    29
3.1-    Đặc điểm chung    29
3.2-    Đặc điểm tổn thương    31
3.3-    Kết quả điều trị    38
Chương 4. Bàn luận    48
Kết luận    58
Tài liệu tham khảo    60
Phụ lục     

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment