Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả điều trị gãy tầng giữa mặt trung và cao có cố định bằng nẹp vít titan
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển xã hôi, việc gia tăng các phương tiện giao thông làm gia tăng các tai nạn trong đó chấn thương hàm mặt tăng với tính chất ngày càng đa dạng và phức tạp. Vì thế, việc giải quyết chấn thương nói chung và chấn thương hàm mặt nói riêng là môt nhu cầu thực tế’ và cấp thiết.
Gãy tầng giữa mặt trung và cao là các gãy xương tầng giữa mặt không bao gồm các đường gãy Lefort I và gãy dọc giữa xương hàm trên, đó là nơi liên quan trực tiếp với nền sọ và các xoang, hốc tự nhiên của vùng mặt vì thế’ thường để lại các di chứng nặng nề cả về chức năng và thẩm mỹ nếu không được điều trị sớm, đúng phương pháp. Do đó, việc chẩn đoán, đánh giá chính xác, đầy đủ mức đô tổn thương qua thăm khám lâm sàng và X quang từ đó lựa chọn phương pháp điều trị là rất cần thiết.
Có nhiều phương pháp điều trị gãy xương TGM, trong đó phương pháp phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít đã được sử dụng trong phẫu thuật hàm mặt từ năm 1886 bởi Hansmann và không ngừng được nghiên cứu, phát triển, được ứng dụng ngày môt rông rãi trong những thập niên gần đây. Năm 1973 Michelet đưa ra nhận xét: dùng nẹp vít cố định xương TGM tốt hơn nhiều so với chỉ thép [32]. Đặc biệt với sự ra đời của các hệ thống nẹp vít Titan đã đánh dấu môt bước tiến quan trọng trong lĩnh vực phẫu thuật chỉnh hình.
Ở nước ta đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu chấn thương gãy xương TGM và đề cập tới các vấn đề điều trị các chấn thương gãy TGM ở các thời kỳ khác nhau, qua đó đã có nhiều kinh nghiệm trong chẩn đoán cũng như điều trị. Để góp thêm phần vào việc chẩn đoán sớm dựa trên đặc điểm lâm sàng và hình ảnh X quang gãy xương TGM trung và cao ở nước ta trong giai đoạn hiên nay và điều trị ngày càng tốt hơn cho bênh nhân, chúng tôi tiên hành nghiên cứu đề tài:
“Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả điều trị gãy tầng giữa mặt trung và cao có cố định bằng nẹp vít titan, với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, X quang nhóm bệnh nhân gãy tầng giữa mặt trung và cao phẫu thuật cố định bằng nẹp vít titan.
2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nhóm bệnh nhân trên tại Viện Răng Hàm Mặt Quốc Gia.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan 3
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu gãy xương tầng giữa mặt 3
1.2. Giải phẫu đại cương xương tầng giữa mặt 4
1.2.1. Xương hàm trên 4
1.2.2. Xương gò má 7
1.2.3. Mũi, xương mũi 8
1.2.4. Các xương khác 9
1.2.5. Ổ mắt 9
1.2.6. Hê thống xoang 10
1.2.7. Mạch máu cung cấp 10
1.2.8. Cấu trúc xà- trụ của tầng giữa mặt 10
1.3. Triêu chứng gẫy xương tầng giữa mặt trung và cao 16
1.3.1. Triêu chứng lâm sàng 16
1.3.2. Hình ảnh Xquang 17
1.3.3. Chẩn đoán gẫy xương tầng giữa mặt trung và cao 18
1.4. Sinh lý quá trình liền xương 18
1.4.1. Liền xương thứ phát 18
1.4.2. Liền xương nguyên phát 19
1.5. Điều trị gẫy xương tầng giữa mặt trung và cao 20
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 25
2.1. Địa điểm nghiên cứu 25
2.2. Đối tượng nghiên cứu 25
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bênh nhân 25
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ bênh nhân 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 26
2.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu 26
2.3.3. Phương pháp thu thập số liêu 26
2.4. Xử lý số liêu 34
2.5. Biên pháp khắc phục sai số 34
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 34
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 35
3.1. Đặc điểm chung 35
3.2. Lâm sàng và X quang 39
3.3. Kết quả điều trị 43
Chương 4: Bàn luận 50
4.1. Tuổi và giới 50
4.2. Nguyên nhân của gãy TGM trung và cao 51
4.4. Nghề nghiệp và địa dư 53
4.5. Các dấu hiệu lâm sàng chính của gẫy TGM trung và cao 54
4.6. Hình ánh Xquang 56
4.7. Đánh giá về hình thái gãy xương 59
4.8. Những tổn thương kết họp trong gãy XTGM trung và cao 60
4.9. Điều trị 61
4.9.1. Vấn đề thời điểm xử lý các chấn thương hàm mặt 61
4.9.2 Về đường rạch 62
4.9.3. Bàn luân về vấn đề sử dụng nẹp vít titan trong phẫu thuật KHX.. 63
4.9.4. Bàn luận về kết quá điều trị 66
Kết luận 68
Kiến nghị 70
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích