Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy góc hàm xương hàm dưới bằng nẹp vít

Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy góc hàm xương hàm dưới bằng nẹp vít

Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy góc hàm xương hàm dưới bằng nẹp vít.Chấn thương hàm mặt là một cấp cứu hay gặp trong cuộc sống hằng ngày, gia tăng đáng kể trong những năm gần đây; nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông mà đặc biệt là tai nạn xe máy. Trong các loại chấn thương hàm mặt thì chấn thương gãy xương hàm dưới (XHD) chiếm tỷ lệ cao nhất, theo Balwant Rai và Cs (2007) gãy XHD chiếm 61% các gãy xương mặt và trong đó hay xảy ra gãy ở vùng góc hàm [1], Viện Răng Hàm Mặt Quốc Gia thống kê trong hai năm (2001 – 2002) có 1689 trường hợp gãy các xương mặt, trong đó gãy XHD chiếm 54,41%.

Trên thế giới, Seth R. Thaller, W. Scott McDonald (2004) cho rằng góc hàm là một điểm yếu của XHD vì xương phía trước và phía sau đều dày hơn vùng này, do đó đây là một trong những vị trí gãy thường gặp nhất của XHD [2]. Nhiều tác giả nhận định gãy góc hàm chiếm 20 – 40% gãy XHD, chẳng hạn như gần đây Mark W. Ochs, Myron R. Tucker (2008) đưa ra tỷ lệ này là: 24,5% [3]. Col GK Thapliyal, Col R Sinha (2008): 30,5% [4].
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Trần Văn Trường và Trương Mạnh Dũng tại Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội (1988 – 1998), có 2149 trường hợp chấn thương hàm mặt, trong đó gãy XHD là hay gặp nhất (63,66%) và riêng gãy góc hàm chiếm 25,22%, chủ yếu là do tai nạn giao thông (82,50%) [5]. Hoàng Nam Tiến và Cs (1994 – 2003) nghiên cứu tại Bệnh viện 87, gãy góc hàm chiếm 27,4% (37/135) trong các ca gãy XHD. 
Xương hàm dưới là một xương chính cấu tạo nên tầng mặt dưới, nó là thành phần quan trọng tham gia vào việc ăn nhai, phát âm… Đa số gãy góc hàm là gãy hở (qua ổ răng số 8), gãy phối hợp, gãy không thuận lợi dễ di lệch thứ phát, không có răng ở đoạn gãy phía sau nên thường gặp khó khăn trong xử trí ban đầu như không thể cố định hai đầu gãy bằng cố định một hàm với cung Tiguersted hay chỉ thép. Vì vậy gãy góc hàm XHD dễ gây chảy máu và nhiễm trùng, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời dễ để lại những biến chứng nặng nề về giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ. 
Chẩn đoán gãy góc hàm XHD chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và hình ảnh X quang. Điều trị gãy góc hàm XHD có 2 phương pháp: Điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật. Phương pháp điều trị bảo tồn có chỉ định hẹp và thường cho kết quả hạn chế. Phương pháp điều trị phẫu thuật phục hồi giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ tốt hơn, phương pháp này bao gồm nắn chỉnh xương trực tiếp hoặc gián tiếp và kết hợp xương bằng chỉ thép hoặc nẹp vít. 
Tại các trung tâm lớn về phẫu thuật hàm mặt trong cả nước như Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà nội, nhiều hệ thống nẹp vít kết hợp xương đặc biệt là loại nẹp vít nhỏ đã được sử dụng thường qui trong phẫu thuật gãy góc hàm XHD cho thấy kết quả khá tốt. Trong vài năm gần đây việc sử dụng nẹp vít để kết hợp xương hàm đã được tiến hành tại khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bắc Ninh, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào để chứng minh hiệu quả của phương pháp này.  
 Để góp phần tìm hiểu về đặc điểm tổn thương và hiệu quả của phương pháp điều trị phẫu thuật gãy góc hàm XHD bằng nẹp vít tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bắc Ninh với sự trợ giúp của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy góc hàm xương hàm dưới bằng nẹp vít” với các mục tiêu sau:
1.    Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X quang gãy góc hàm xương hàm dưới tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà nội và Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bắc ninh từ tháng 01/2015 đến tháng 10/2015.
2.    Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật kết hợp xương góc hàm xương hàm dưới bằng nẹp vít ở các bệnh nhân trên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy góc hàm xương hàm dưới bằng nẹp vít

1.    Balwant Rai (2007), “Road Traffic Accidents: Site Of Fracture Of The Mandible” The Internet Journal of Epidemiology, volume 4 (2), pp. 354 – 358.
2.    Edward Ellis III, Michael F. Zide (1995), “Transfacial approaches to the mandible”, Surgical approaches to the facial skeleton, Section V, pp.122 – 138.
3.    Mark W. Ochs, Myron R. Tucker (2008), “Management of facial fractures” Contemporary oral and maxillofacial surgery, pp.493 – 517.
4.    Col GK Thapliyal, Col R Sinha, Col PS Menon, Surg Lt Cdr A Chakranarayan (2008), “Management of Mandibular Fractures”, Medical Journal Armed Forces of India, vol. 64(3), pp.218 – 220.
5.    Trần Văn Trường, Trương Mạnh Dũng (1999), “Tình hình chấn thương hàm mặt tại Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội trong 11 năm từ 1988 – 1998”, Y học Việt Nam, số 10-11/1999, tr 71 – 73.
6.    Bộ môn Giải phẫu, Trường Đại học Y Hà Nội (2001) “Các cơ quan ở Đầu – mặt – cổ”, Giải phẫu người, Hà Nội, tr 531 – 547.
7.    Phạm Đăng Diệu (2001), “Giải phẫu đầu mặt cổ”, NXB Y học, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, tr 68 – 160.
8.    Nguyễn Tấn Phong (2001), “Xử trí chấn thương tầng dưới sọ mặt” Phẫu thuật điều trị chấn thương sọ mặt, NXB Y học Hà Nội, tr 168 – 222.
9.    Jeong JC, Kim HM, Jun CH, Song MS, Choi SH, Jang JH, Kim NH. (2004), “Treatment of mandibular angle fractures with single non-compression miniplate: Clinical study”, J Korean Assoc Maxillofac Plast Reconstr Surg, Korean, vol 26 (4), pp.391 – 395.
10.    Bộ môn Răng Hàm Mặt, Trường Đai học Y Hà Nội (1979), “ Chấn thương hàm mặt” Răng Hàm Mặt, tập II, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 239 – 272.
11.    Guillermo E. Chacon, Michael Miloro, Peter E. Larsen (2004), “Principles of management of mandibular fractures”, Peterson’s principles of oral and maxillofacial surgegy, second Edition, BC Decker Inc Hamilton – London, Chapter 22, pp.375 – 431.
12.    Karen Stierman, Byron J. Bailey (2002), “Mandible Fractures”, University of Miami School of Medicine, Miami, Florida, U.S.A.
13.    Robert W. Dolan, Robert E. Lincoln (2003), “Practical diagnosis and management of mandibular and Dentoalveolar fractures”, facial plastic reconstructive and trauma surgery, Boston Medical Center, Boston, Massachusetts, U.S.A , pp.597 – 617.
14.    Jose E Barrera, Stephen G Batuello (2007), “Mandibular Angle Fractures”, Department of Otolaryngology – Head and Neck Surgery, Stanford University,U.S.A.
15.    Bộ môn Phẫu thuật tạo hình, Trường Đại học Y Hà Nội (2000), “Chấn thương vùng hàm mặt”, Bài giảng phẫu thuật tạo hình, Hà Nội, tr 197 – 216.
16.    U.J. More (2001), “Mandibular fracture management of Maxillofacial trauma”, principles of oral and maxillofacture surgegy, fifth Edition, University of Newcastle – upon – Tyne, pp.207 – 213.
17.    Phạm Như Hải (1999), “Nhận xét tình hình răng khôn hàm dưới mọc lệch ngầm ở sinh viên lứa tuổi 18 – 25 và xử trí”, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr 1 – 67.
18.    Fragiskos D. Fragiskos (2007), “Surgical extraction of impacted teeth”, Oral Surgery, Oral and Maxillofacial Surgery, School of Dentistry, University of Athens, Greece, Chaper 5, pp.121 – 135.
19.    Lâm Ngọc Ấn (1985), Triệu chứng lâm sàng chấn thương hàm mặt, Lâm sàng chấn thương hàm mặt, Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Tr 14 -26.
20.    Hoàng Tử Hùng (2005), “Khám khớp cắn”, cắn khớp học, chương 7, 8, NXB Y học, trang 119 – 170.
21.    Boole, Jason R., Holtel, Michael, Amoroso, Paul, MPH, Yore, Michelle, (2001), “5196 Mandible Fractures Among 4381 Active Duty Army Soldiers, 1980 to 1998”, The Journal of the American Laryngological, Rhinological and Otological Society, vol 111(10), pp.1691 – 1696.
22.    Hoàng Tuấn Anh (2002), “Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy lồi cầu xương hàm dưới”, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
23.    Nguyễn Văn Hanh (2001), “Chụp X quang xương hàm dưới”, Kỹ thuật X quang, NXB Y học, tr 97 – 118.
24.    Seth R. Thaller, W.Scott McDonald, Anil P.Punjabi, Alan S. Herford (2004), “Angle fractures, Mandibular fractures”, Facial trauma, Loma Linda University School of Medicine and Riverside County Regional Medical Center, Loma Linda, California, U.S.A, pp.381 – 410.
25.    Allan G. Farman (2007), “Panoramic Radiology in Maxillofacial Trauma”, Panoramic Radiology, pp.155 – 166.
26.    U.S. Army Medical Department Center and School Fort Sam Houston (2002), “Fractures and dislocation of the jaw”, Oral and Maxillofacial pathology, Edition 100, Texas, pp.70 – 75.
27.    Barthelemy I., Boutault F., Paoli J.-R., Dodard L., Gasquet F., Fabie M (2003), “Traitement des fractures de l’angle mandibulaire par miniplaques vissées par voie transjugale”, Chirurgie maxillo-faciale et de stomatologie, 1, avenue Jean Pouilhès, Hôpital Rangueil, 31054 Toulouse, France.    
28.    Trần Văn Quả, Nguyễn Hồng Lợi (2003), “Gãy xương hàm dưới”, Bệnh lý miệng và phẫu thuật hàm mặt, Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y – Dược Huế, tr 11 – 14.
29.    David Wray, David Stenhouse, David Lee, Andrew J.E Clark (2003), “Mandibular fractures, fractures of the facial bones”, Texbook of general and oral surgery, Dental School University of Glasgow Honrary Consultant in oral medicine, North Glasgow University and Hospitals NHS Trust, pp.89 – 94.
30.    B. Sasikala, C. Kumaravelu, T.R. Sudarsan (2005), “Solitary Lag Screw fixation of mandibular angle fracture”, Master of dental surgery, The TamilNadu Dr.M.G.R Medical University, Chennai-3, pp.7 – 30.
31.    Satish Kumaran.P, Vinod Narayanan, M.R. Muthusekhar (2005), “Versaltility of a single superior border miniplate for treating mandibular angle fractures” – A clinical study, Master of dental surgery, Saveetha Dental College and Hospitals, Chennai, pp.10 – 42.
32.    Nguyễn Quốc Đức (2004), “Nhận xét lâm sàng 760 trường hợp chấn thương hàm mặt tại Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội”, Tạp chí Y học thực hành, Số 11 (494), Bộ Y tế xuất bản, tr 19 – 21.
33.    Lê Văn Hán (2004), “Nhận xét chấn thương hàm dưới do tai nạn giao thông”, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
34.    Khoa Răng Hàm Măt, Trường Đại học Y – Dược Huế (2005), “Chấn thương hàm mặt”, Bài giảng Răng hàm mặt, Huế, tr 48-59.
35.    Phạm Văn Liệu, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Văn Hợi, Nguyễn Thị Lý, Nguyễn Thị Loan, Trần Cao Bính (1998), “ Phẫu thuật KHX vùng hàm mặt bằng chỉ thép: Nhận xét 51 ca được phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng”, Hội nghị khoa học liên viện trường Hải Phòng – Rouen, Y học thực hành, số 348/1998, Bộ Y tế xuất bản, tr 80 – 82.
36.    Phạm Văn Liệu (2005), “Điều trị gãy góc hàm xương hàm dưới bằng phương pháp phẫu thuật tại Bệnh viện Việt -Tiệp, Hải Phòng”, Y học thực hành, Số 9 (519), 2005, năm thứ năm mươi, Bộ Y tế xuất bản, tr 12 – 14.
37.    Phạm Văn Liệu, Nguyễn Khắc Giảng (1998), “Nhận xét, ứng dụng phương pháp dùng nẹp có bắt vít để điều trị gãy XHD”, Tạp chí Y học thực hành, Hội nghị khoa học liên viện trường Hải Phòng – Rouen, Số 348 / 1998, tr 82 – 84.
38.    Trịnh Hồng Mỹ, Nguyễn Bắc Hùng (2004), “Tình hình chấn thương hàm mặt do tai nạn giao thông được điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Bạch Mai trong 2 năm 2002 – 2003”, Y học Việt Nam, Chuyên đề hội nghị khoa học chuyên nghành Răng hàm mặt, Số đặc biệt, Tổng hội Y dược học Việt Nam, Tập 303, tr. 47 – 55.
39.    Hoàng Ngọc Lan (2006), “Đánh giá kết quả điều trị chấn thương tầng giữa mặt về phương diện khớp cắn”, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
40.    Phùng Đức Oanh (2005), “Nhận xét chấn thương gãy cành lên XHD và kết quả điều trị”, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
41.    Nghiêm Chi Phương (2002), “Đánh giá hiệu quả phương pháp điều trị kết hợp xương hàm dưới bằng nẹp vít”, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Nội trú các Bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội.
42.    Võ Thế Quang (1973), “Điều trị gãy xương hàm dưới”, Phẫu thuật miệng và hàm mặt (tài liệu dịch), NXB Y học, tr 200 – 245.
43.    Vương Ngọc Thanh (2005), “Nhận xét lâm sàng, X quang và kết quả điều trị phẫu thuật gãy XHD tại Bệnh viện Việt Nam – Cu ba năm 2004 – 2005”, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
44.    Lý Hán Thành (2002), “Nhận xét đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bằng phẫu thuật gãy xương hàm dưới phức hợp nhiều đường tại Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội (2000 – 2002)”, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
45.    Nguyễn Văn Thụ (1994), “Gãy xương hàm dưới”, Lâm sàng hàm mặt, Viện Răng Hàm Mặt, TP. Hồ Chí Minh, tr 81 – 86.
46.    Albert J. Fox, Robert M. Kellman (2003), “Mandibular Angle fractures, two miniplate fixation and complications”, Arch facial plast surgery, New York, vol 5, pp.464 – 469.
47.    An TH, Park ES, Kang SG, Joung SG, Kim YB (2003), “Management of the Third Molar Tooth in Mandibular Angle Fracture”, Journal Korean Cleft Palate – Craniofac Assoc, vol 4 (1), pp.15-18.
48.    Andrew J.L. Gear, Elena Apasova, John P. Schmitz (2005), “Treatment modalities for mandibular angle fractures”, Journal of Oral and maxillofacial surgery, volume 63 (5), pp. 655 – 663.
49.    Atsushi Kasamatsu, Toshihide Watanabe, Harusachi Kanazawa (2003), “Presence of the Third Molar as a Risk Factor in Mandibular Angle Fractures”, Asian J Oral Maxillofac Surg, vol 15, pp.176 – 180.
50.    B.H. Choi, J.H. Yoo, K.N. Kim and H.S. Kang (2005), “Stability testing of a two miniplate fixation technique for mandibular angle fractures. An in vitro study’’, Journal of Cranio – Maxillofacial Surgery, vol 33 (3), pp.158 – 163.
51.    Baek JH, Lee DW, Lee WJ, Roh TS, Yoo WM. (2006), “Plate Platform Formation Technique in Mandible Angle Fracture”, J Korean Cleft Palate-Craniofac Assoc, Korean, vol 7(2), pp.91 – 93.
52.    Beate P. Hanson, Peter Cummings, Frederick P. Rivara, Mike T. John (2004), “The Association of Third Molars with Mandibular Angle Fracture: A Meta – Analysis’’, Journal of the Canadian Dental Association, vol 70 (1), pp.39 – 43.
53.    Bobby R. Alford, Michael G. Stewart, James V. Johnson (2005), “Mandibular fractures: symphysis, body, and angle”, Head, Face, and Neck Trauma, Department of Otolaryngology – Head and Neck Surgery, Baylor college of Medicine, Texas Medical Center, Houston, Texas, pp.105 – 115.
54.    C. Barry, G. Kearns (2003), “Isolated Mandibular Angle Fractures (MAF): A Five – year Retrospective Study”, the 81st General Session of the International Association for Dental Research, pp.25 – 28.
55.    Cho SP, Lee JH, Kim CH. (2006), “The influence of mandibular third molar on mandibular angle fracture”, Journal Korean Assoc Maxillofac Plast Reconstr Surg, vol 28(1), pp.49 – 57.
56.    Chung IH, Han KD, Suh JD, Hwang KG (2005), “Etiology and patterns of mandibular fractures”, J Korean Assoc Maxillofac Plast Reconstr Surg, Korean, vol 27 (5), pp.472 – 477.
57.    Cole, Patrick., Rottgers, Stephen A., Cameron, Hunter., Hollier, Larry H. (2008), “Improving the Minimally Invasive Approach to Mandible Angle Repair”, Journal of Craniofacial Surgery, vol 19(2), pp.525 – 527.
58.    Copcu, Eray, Sisman, Neildet, Oztan, Yucel (2004), “Trauma and Fracture of The Mandible’’, European journal of trauma, vol 30 (2), pp.110 – 115.
59.    D K Dhariwal, M C Gregory, A J Gibbons, M Murphy, J Llewelyn, (2002), “A two year review of the treatment and complications of mandibular angle fractures”, Journal R Army Med Corps, vol 148 (2), pp.115 – 117.
60.    Dainius Razukevicius, Gintautas Sabalys, Ricardas Kubilius (2005), “Comparative analysis of the effectiveness of the mandibular angle fracture treament methods”, Stomatologija, Baltic Dental and maxillofacial journal, Scientific Articles, Kaunas, Lithuania, vol 7 (2), pp.35 – 39. oral medicine, North Glasgow University and Hospitals NHS Trust, pp.89 – 94.
61.    Edward W Chang, Samuel M Lam, Edward Farrior (2005), “Mandible Fractures, General Principles and Occlusion”, Facial Plastic Surgery Education, Department of Otolaryngology – Head and Neck Surgery, Columbia University Medical Center, pp.599 – 620.
62.    Frank E. Lucente, Gady Har-El (2002), “Radiographic examination of mandible”, Essentials of Otolaryngology, fifth Editon, pp.423 – 425.
63.    G Dimitroulis (2002), “Management of fractured mandibles without the use of intermaxillary wire fixation”, Journal of oral and maxillofacial surgery : official journal of the American Association of Oral and Maxillofacial Surgeons, vol 60 (12), pp.1435 – 1439.
64.    Gear AJ, Apasova E, Schmitz JP, Schubert W. (2005), “Treatment modalities for mandibular angle fractures”, J Oral Maxillofac Surg, vol 63 (5), pp.655 – 663.
65.    H.P. Schierle, R. Schmelzeisen, B. Rahn, C. Pytlik (2003), “One or two plate fixation of mandibular angle fractures” Journal of Cranio-Maxillofacial Surgery, vol 31 (5), pp.290 – 295.
66.    Iida S, Hassfeld S, Reuther T, Nomura K, Mühling J (2005), “Relationship between the risk of mandibular angle fractures and the status of incompletely erupted mandibular third molars”, J Craniomaxillofac Surg, vol 33, pp.63 – 158.
67.    James C Fuselier, Edward E Ellis, Thomas B Dodson (2002), “ Do mandibular third molars alter the risk of angle fracture?”, J Oral Maxillofac Surg, vol 60(5), pp.514 – 518.
68.    Kay-Uwe Feller, Matthias Schneider, Matthias Hlawitschka (2003), “Analysis of complications in fractures of the mandibular angle – a study with finite element computation and evaluation of data of 277 patients” Department of Maxillofacial Surgery, Carl Gustav Carus Medical School of University, Dresden, Germany.
69.    Kurokawa Hideo, Waniishi Osamu, Miura Keiko (1997), “Wisdom teeth Surgical treatment in Mandibular angle fracture”, The Journal of the Kyushu Dental Society, vol 51 (4), pp.435 – 440.
70.    Kyosti Oikarinen, Lukman Thalib, George K.B. Sandor (2005), “Differences in the Location and Multiplicity of Mandibular Fractures in Kuwait, Canada and Finland during the 1990s”, medical principles and practice, vol 14, pp.10 – 15.
71.    MAJ Michael Hemker (2005), “Trauma to the mandible and maxilla”, Radiographic skull series, pp. 7 – 13.
72.    Masaita, Jasser, Alwrikat, Abdelwahhab (2000), “Is the mandibular third molar a risk factor for mandibular angle fracture?”, Oral Surgery, Oral Medicine, Oral Pathology, Oral Radiology, & Endodontics, volume 89 (2), pp.143 – 146.
73.    Oh SH. (1998), “The role of mandibular third molar in the mandibular angle fractures”, Journal Korean Assoc Maxillofac Plast Reconstr Surg, vol 20 (3), pp.207 – 213.
74.    Paza AO, Abuabara A, Passeri LA. (2008), “Analysis of 115 mandibular angle fractures”, Journal of Oral and maxillofacial surgery, vol 66 (1), pp.6 – 73.
75.    R. Bryan Bell, David M. Wilson (2008), “Is the Use of Arch Bars or Interdental Wire Fixation Necessary for Successful Outcomes in the Open Reduction and Internal Fixation of Mandibular Angle Fractures?”, Journal of oral and maxillofacial surgery, volume 66 (10), pp.2116 – 2122.
76.    Ralf Gutwald, Brian Alpert and Rainer Schmelzeisen (2002), “Principle and stability of locking plates”, Original article, Present at the 1267th Meeting of the Keio Medical Society in Tokyo.
77.    Robert W. Dolan, Robert E. Lincoln (2003), “Practical diagnosis and management of mandibular and Dentoalveolar fractures”, facial plastic reconstructive and trauma surgery, Boston Medical Center, Boston, Massachusetts, U.S.A , pp.597 – 617.
78.    Robin M. Rankow (1968), “Fracture of the mandibular”, An atlas of surgery of the face, mouth and neck”, Section one, Bronx Lebaon Hospital center, New York city, pp.2 – 12.
79.    Ryu CW, Lew OH, Park C, Park BY (1998), “ Simple open reduction of mandibular angle fracture using the champy’s osteosynthesis line”, J Korean Soc Plast Reconstr Surg, vol 25 (6), Korean, pp.1101 – 1107. 
80.    Seiji Iida, Tetsuo Kimura, Hideo Yoshioka, Ryuji Kitamura (2004), “The Influence of the Presence of Impacted Mandibular Third Molar on Mandibular Fractures”, First Department of Oral and Maxillofacial Surgery, Osaka University Graduate School of Dentistry, vol 25, pp.197 – 198.
81.    Sierra-Martinez E, Cienfuegos M R (2004), “Treatment of mandibular angle fractures with an AO system”, Cir Plast, vol 14 (3), pp.126 – 131.
82.    Suh CH, Bae JS, Chin BR. (2001), “Radiological Evaluation Of Fracture Line Stability During Functional Loading After Miniplate Fixation Of Mandibular Angle Fractures”, Journal Korean Assoc Oral Maxillofac Surg, vol 27 (5), pp.428 – 434.
83.    Turgut G, Kayali MU, Soydan AT, Salman S, Oktar F, Bas L., (2008), “Biomechanical comparison of a new technique of mandibular angle fractures: biplanar and bicortical superior proximal 3 holes and bicortical inferior plate fixation”, J Craniofac Surg, vol 19 (3), pp.871 – 879.
84.    V. Ugboko , F . Oginni , F . Owotade (2000), “An investigation into the relationship between mandibular third molars and angle fractures in Nigerians”, British Journal of Oral and Maxillofacial Surgery , Volume 38 (5), pp.427 – 429.
85.    Wang H, Chen MS, Tang W, Tian WD (2006), “Biomechanical study of rigid internal fixation for mandibular angle fracture”, Key Laboratory of Oral Biomedical Engineering, Ministry of Education, Sichuan University, Chengdu 610041, China, vol 24, pp.393 – 401.
86.    Wolf-Dieter Knoll, Andreas Gaida and Peter Maurer (2000), “Analysis of mechanical stress in reconstruction plates for bridging mandibular angle defects”, Journal of Cranio-Maxillofacial Surgery, vol 25 (3), pp.162 – 168.
87.    Christophe MEYER (2005), “Les fractures de la mandibule’’, Traumatologie de la Face, Stomatologie, Chirurgie Maxillo – Faciale et Chirurgie Plastique Reconstructrice, U. L.P. Faculté de Médecine Strasbourg et H.U.S., Hopital Civil, pp.3 – 5.

Leave a Comment