Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X-quang và kết quả điều trị phẫu thuật vỡ mâm chày ngoài do chấn thương tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X-quang và kết quả điều trị phẫu thuật vỡ mâm chày ngoài do chấn thương tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Gãy mâm chày (MC) là gãy nội khớp, nếu điều trị không tốt sẽ ảnh hưởng đến chức năng vận động và để lại di chứng thoái hoá khớp gối sau này. Tuỳ theo cơ chế chấn thương mà có thể gặp: Gãy MC ngoài, gãy MC trong hoặc cả hai MC, trong đó gãy MC ngoài là phổ biến nhất. Theo Nguyễn Hữu Tuyên (1997) tỷ lệ gãy MC ngoài chiếm 64,2% [21].

Gãy MC ngoài còn hay phối hợp với các tổn thương dây chằng, sụn chêm, động mạch (ĐM) khoeo vv…

Trong những năm gần đây ở Việt Nam số lượng vỡ MC tăng lên rất nhiều do sự tăng lên của phương tiện giao thông và tai nạn giao thông. Theo nhiều tác giả vỡ MC do tai nạn giao thông chiếm đến 80% [7], [9], [20], [21].

Về chẩn đoán: Trước đây chủ yếu dựa vào lâm sàng và X-quang thẳng nghiêng. Hiện nay xu hướng chụp phim ở nhiều tư thế khác nhau: Phim thẳng

nghiêng, phim chéo, phim chụp góc 10°. Cùng với một số phương pháp chẩn đoán khác như siêu âm, doppler mạch, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ cho thấy rõ tổn thương phối hợp: Dây chằng, sụn chêm [17].

Ngoài ra còn phương pháp nội soi khớp để chẩn đoán và phối hợp điều trị [22], [36], [69].

Việc điều trị ngoại khoa còn rất phức tạp, vì ngoài vấn đề phục hồi hình thể giải phẫu, cần phải đảm bảo sự vững chắc cơ năng của khớp gối, đảm bảo cho người bệnh vận động sớm thì mới đạt kết quả về chức năng tốt, tránh cứng khớp gối.

Vỡ MC ngoài được điều trị bằng nhiều phương pháp

Điều trị bảo tồn: Kéo nắn bó bột.

Kéo liên tục, cố định ngoài, cố định trong.

Điều trị bằng phẫu thuật: Đang còn nhiều tranh luận.

Tất cả các phương pháp đều thống nhất đưa đến mục đích phục hồi lại giải phẫu của khớp, cố định vững chắc để tập vận động sớm.

Ở Việt Nam, với phương tiện, kỹ thuật và trang thiết bị ở các tuyến còn hạn chế, chưa đồng đều, nên tỷ lệ biến chứng còn cao.

Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X-quang và kết quả điều trị phẫu thuật vỡ mâm chày ngoài do chấn thương tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nhằm các mục tiêu sau:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, X-quang vỡ mâm chày ngoài.

2. Đánh giá kết quả phẫu thuật vỡ mâm chày ngoài.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Đặc điểm giải phẫu vùng gối 3

1.1.1. Đầu trên xương chày 3

1.1.2. Sụn chêm 5

1.1.3. Bao khớp 6

1.1.4. Dây chằng Khớp gối có 5 hệ thống dây chằng 6

1.1.5. Bao hoạt dịch 8

1.1.6. Động mạch khoeo 8

1.1.7. Tĩnh mạch khoeo 10

1.1.8. Thần kinh 10

1.2. Tầm vận động của khớp gối 10

1.3. Cơ chế gãy mâm chày 11

1.4. Phân loại 13

1.5. Phân loại gãy xương hở 14

1.5.1. Phân loại gãy xương hở theo Cauchoix 14

1.5.2. Theo Duparc và Hunte 14

1.5.3. Phân loại gãy xương hở theo Gustilo 15

1.6. Sinh lý liền xương 16

1.6.1. Liền xương kỳ đầu 17

1.6.2. Liền xương kỳ hai 17

1.6.3. Quá trình liền xương xốp 19

1.6.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình liền xương 20

1.7. Chẩn đoán 21

1.7.1. Lâm sàng 21

1.7.2. Chẩn đoán hình ảnh 22

1.8. Các thể lâm sàng 22

1.9. Về điều trị 23

1.9.1. Trên thế giới 24

1.9.2. Tại Việt nam 25

1.10. Vấn đề phục hồi chức năng 26

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.1. Đối tượng nghiên cứu 28

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn BN 28

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 28

2.2. Phương pháp nghiên cứu 28

2.2.1. Hồi cứu 29

2.2.2. Nghiên cứu tiến cứu 29

2.2.3. Chuẩn bị phẫu thuật và tiến hành phẫu thuật 29

2.2.4. Chăm sóc và tập luyện sau mổ 32

2.2.4. Đánh giá kết quả 34

2.3. Xử lý số liệu 37

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38

3.1. Đặc điểm chung 38

3.1.1. Phân bố theo giới tính 38

3.1.2. Phân bố theo nhóm tuổi 39

3.1.3. Phân bố theo nghề nghiệp 40

3.1.4. Nguyên nhân vỡ mâm chày 40

3.1.5. Phân loại tổn thương theo AO 41

3.1.6. Phương tiện sử dụng để kết hợp xương 41

3.1.7. Tổn thương phối hợp 42

3.2. Kết quả điều trị 43

3.2.3. Kết quả xa 44

Chương 4: BÀN LUẬN 56

4.1. Về tuổi, giới, nghề nghiệp và nguyên nhân tai nạn 56

4.2. Về kiểu gãy và tổn thương phối hợp 57

4.3. Phân loại kết quả theo tổn thương 62

4.4. Kết quả điều trị với gãy kín và gãy hở 63

4.5. Liên quan của kết quả với tổn thương phối hợp 64

4.6.Sử dụng phương tiện kết hợp xương 64

4.7. Biên độ vận động khớp gối 66

4.8. Vấn đề ghép xương 66

4.9. Kết quả liền xương 67

4.10. Vấn đề nhiễm trùng 68

4.11. Vấn đề phục hồi chức năng 70

4.12. Chỉ định phẫu thuật 70

KẾT LUẬN 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment